Hành vi phá chùa, cơ sở tôn giáo, đập tượng có thể bị xử lý hình sự với mức phạt tù lên đến 20 năm đúng không?
Chùa là cơ sở tôn giáo hay cơ sở tín ngưỡng?
Căn cứ quy định cụ thể tại khoản 4 và khoản 14 Điều 2 Luật Tín ngưỡng, tôn giáo 2016 như sau:
- Cơ sở tín ngưỡng là nơi thực hiện hoạt động tín ngưỡng của cộng đồng như đình, đền, miếu, nhà thờ dòng họ và những cơ sở tương tự khác.
- Còn cơ sở tôn giáo gồm chùa, nhà thờ, nhà nguyện, thánh thất, thánh đường, trụ sở của tổ chức tôn giáo, cơ sở hợp pháp khác của tổ chức tôn giáo.
Cụ thể, khoản 1 và khoản 5 Điều 2 Luật Tín ngưỡng, tôn giáo 2016 cũng có quy định cụ thể về tín ngưỡng và tôn giáo như sau:
- Tín ngưỡng là niềm tin của con người được thể hiện thông qua những lễ nghi gắn liền với phong tục, tập quán truyền thống để mang lại sự bình an về tinh thần cho cá nhân và cộng đồng.
- Tôn giáo là niềm tin của con người tồn tại với hệ thống quan niệm và hoạt động bao gồm đối tượng tôn thờ, giáo lý, giáo luật, lễ nghi và tổ chức.
Như vậy, dựa trên quy định trên, có thể hiểu rằng chùa là cơ sở tôn giáo, không phải cơ sở tín ngưỡng.
Theo đó, Chùa, nhà thờ,...các cơ sở đào tạo của tổ chức tôn giáo, những cơ sở tín ngưỡng, tôn giáo hợp pháp khác, kinh bổn sách và các đồ dùng thờ cúng được pháp luật bảo hộ.
Như vậy, bất kỳ hành vi nào cố ý phá hoại tài sản là đình, chùa, miếu, đền thờ thì sẽ bị xử phạt theo quy định của pháp luật.
Năm 2023, hành vi phá chùa (cơ sở tôn giáo), đập tượng (phá hoại tài sản) có thể bị xử lý hình sự với mức phạt tù 20 năm? (Hình từ internet)
Năm 2023, hành vi phá chùa, cơ sở tôn giáo, đập tượng thì bị xử phạt hành chính như thế nào?
Trong trường hợp hành vi không đủ mức độ để truy cứu trách nhiệm hình sự thì người thực hiện hành vi này vẫn bị xử phạt hành chính theo quy định tại Nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy, chữa cháy; cứu nạn, cứu hộ; phòng, chống bạo lực gia đình.
Căn cứ tại khoản 3 Điều 15 Nghị định 144/2021/NĐ-CP có quy định về hành vi phá hoại tài sản là đình, chùa, miếu, đền thờ sẽ bị phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng.
Ngoài ra, người thực hiện hành vi này còn bị áp dụng những hình phạt bổ sung như tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, người nước ngoài có hành vi vi phạm thì tùy theo mức độ vi phạm có thể bị áp dụng hình thức xử phạt trục xuất khỏi nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Năm 2023, hành vi phá chùa, cơ sở tôn giáo, đập tượng thì bị xử lý hình sự như thế nào?
Căn cứ tại Điều 178 Bộ luật hình sự năm 2015 được sửa đổi bởi khoản 36 Điều 1 Luật Sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017 tội hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản quy định như sau:
- Người nào hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản của người khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
+ Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về một trong các hành vi quy định tại Điều này mà còn vi phạm
+ Đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm
+ Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội
+ Tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ
+ Tài sản là di vật, cổ vật.
*Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:
- Có tổ chức
- Gây thiệt hại cho tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng
- Tài sản là bảo vật quốc gia
- Dùng chất nguy hiểm về cháy, nổ hoặc thủ đoạn nguy hiểm khác
- Để che giấu tội phạm khác
- Vì lý do công vụ của người bị hại
- Tái phạm nguy hiểm.
*Phạm tội gây thiệt hại cho tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm.
- Gây thiệt hại cho tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng
- Gây thiệt hại cho tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 1 Điều 178 Bộ luật hình sự năm 2015
*Phạm tội gây thiệt hại cho tài sản trị giá 500.000.000 đồng trở lên, thì bị phạt tù từ 10 năm đến 20 năm.
- Gây thiệt hại cho tài sản trị giá 500.000.000 đồng trở lên
- Gây thiệt hại cho tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 1 Điều 178 Bộ luật hình sự năm 2015.
Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ mười triệu đồng đến một trăm triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.
Theo đó, căn cứ vào tính chất, mức độ của hành vi vi phạm để xem xét áp dụng khung hình phạt phù hợp đối với người có hành vi phá chùa, cơ sở tôn giáo, đập tượng theo quy định trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Có xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai đối với người nước ngoài không? Có mấy hình thức xử phạt hành chính trong lĩnh vực đất đai?
- Thuế suất thuế GTGT hoạt động xây dựng từ 1/7/2025 là bao nhiêu? Thuế VAT tháng 7 2025 là bao nhiêu?
- Mua hàng Chợ Tết công đoàn từ ngày mấy đến ngày mấy? Ai được mua hàng Chợ Tết công đoàn? Công đoàn Việt Nam là tổ chức thế nào?
- Cuộc họp hội đồng trường cao đẳng sư phạm được xem là hợp lệ khi nào? Tỷ lệ thành viên ngoài trường của Hội đồng?
- Các ngày lập xuân hạ thu đông năm 2025? Bốn mùa xuân hạ thu đông rơi vào tháng mấy 2025? Các mùa trong năm 2025?