Giáo viên, học sinh được nghỉ hè mấy tháng 2023? Giáo viên có được hưởng phụ cấp trong thời gian nghỉ hè?
Giáo viên, học sinh được nghỉ hè mấy tháng 2023?
Đối với giáo viên
Theo quy định tại khoản 1 Điều 3 Nghị định 84/2020/NĐ-CP thì
Thời gian nghỉ hè của nhà giáo
1. Thời gian nghỉ hè của nhà giáo:
a) Thời gian nghỉ hè hằng năm của giáo viên cơ sở giáo dục mầm non, cơ sở giáo dục phổ thông, trường chuyên biệt là 08 tuần, bao gồm cả nghỉ phép hằng năm;
b) Thời gian nghỉ hè hàng năm của giáo viên trường trung cấp và giảng viên trường cao đẳng là 06 tuần, bao gồm cả nghỉ phép hằng năm;
c) Thời gian nghỉ hè hàng năm của giảng viên cơ sở giáo dục đại học được thực hiện theo quy chế tổ chức và hoạt động của cơ sở giáo dục đại học;
d) Trong trường hợp đột xuất, khẩn cấp để phòng chống thiên tai, dịch bệnh hoặc trường hợp cấp bách, thời gian nghỉ hè của nhà giáo cơ sở giáo dục mầm non, cơ sở giáo dục phổ thông, trường chuyên biệt, trường trung cấp và trường cao đẳng do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quyết định theo thẩm quyền.
Như vậy, năm 2023, thời gian nghỉ hè của giáo viên là 08 tuần.
Đối với học sinh các cấp
Hiện nay, không có quy định cụ thể về việc học sinh được nghỉ hè bao lâu. Tuy nhiên, có thể tham khảo vào khung thời gian năm học để xác định rằng học sinh được nghỉ bao lâu.
Năm học 2020 – 2021 - Tựu trường sớm nhất vào ngày 01 tháng 9 năm 2020. - Tổ chức khai giảng vào ngày 05 tháng 9 năm 2020. - Kết thúc học kỳ I trước ngày 16 tháng 01 năm 2021, hoàn thành kế hoạch giáo dục học kỳ II trước ngày 25 tháng 5 năm 2021 và kết thúc năm học trước ngày 31 tháng 5 năm 2021. Năm học 2021 – 2022 - Tựu trường sớm nhất vào ngày 01 tháng 9 năm 2021. Riêng đối với lớp 1, tựu trường sớm nhất từ ngày 23 tháng 8 năm 2021. - Tổ chức khai giảng vào ngày 05 tháng 9 năm 2021. - Kết thúc học kỳ I trước ngày 16 tháng 01 năm 2022, hoàn thành kế hoạch giáo dục học kỳ II trước ngày 25 tháng 5 năm 2022 và kết thúc năm học trước ngày 31 tháng 5 năm 2022. Năm học 2022 – 2023 - Tựu trường sớm nhất trước 01 tuần so với ngày tổ chức khai giảng. Riêng đối với lớp 1, tựu trường sớm nhất trước 02 tuần so với ngày tổ chức khai giảng. - Tổ chức khai giảng vào ngày 05 tháng 9 năm 2022. - Kết thúc học kỳ I trước ngày 15 tháng 01 năm 2023, hoàn thành kế hoạch giáo dục học kỳ II trước ngày 25 tháng 5 năm 2023 và kết thúc năm học trước ngày 31 tháng 5 năm 2023. |
Như vậy, thông qua các năm, thì học sinh nghỉ hè chậm nhất là từ ngày 01/6 và thông thường tựu trường vào ngày 01/9 và khai giảng vào ngày 05/9.
Nên dự kiến năm 2023, học sinh cũng sẽ có thời gian nghỉ hè muộn nhất từ ngày 01/6/2023 và bắt đầu năm học vào đầu tháng 9/2023 và khai giảng ngày 05/9/2023. Đồng nghĩa với việc học sinh sẽ có thời gian nghỉ hè là 3 tháng.
Tuy nhiên, thời gian bắt đầu năm học mới còn phụ thuộc vào khung thời gian năm học 2023-2024 của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Học sinh được nghỉ hè mấy tháng 2023? (Hình từ Internet)
Giáo viên có được hưởng phụ cấp trong thời gian nghỉ hè?
Theo quy định tại khoản 3 Điều 5 Thông tư 28/2009/TT-BGDĐT (được sửa đổi bởi khoản 4 Điều 1 Thông tư 15/2017/TT-BGDĐT) thì thời gian nghỉ hè hằng năm của giáo viên là 02 tháng (bao gồm cả nghỉ hằng năm theo quy định của Bộ Luật lao động), được hưởng nguyên lương và các phụ cấp (nếu có)
Thời gian làm việc, thời gian nghỉ hằng năm của giáo viên thế nào?
Thời gian làm việc, thời gian nghỉ hằng năm của giáo viên theo Điều 5 Quy định ban hành kèm theo Thông tư 28/2009/TT-BGDĐT (sửa đổi tại Thông tư 15/2017/TT-BGDĐT) như sau:
- Thời gian làm việc của giáo viên tiểu học trong năm học là 42 tuần, trong đó:
+ 35 tuần dành cho việc giảng dạy và các hoạt động giáo dục theo quy định về kế hoạch thời gian năm học.
+ 05 tuần dành cho học tập, bồi dưỡng nâng cao trình độ.
+ 01 tuần dành cho việc chuẩn bị năm học mới.
+ 01 tuần dành cho việc tổng kết năm học.
- Thời gian làm việc của giáo viên trung học cơ sở và trung học phổ thông trong năm học là 42 tuần, trong đó:
+ 37 tuần dành cho việc giảng dạy và hoạt động giáo dục theo quy định về kế hoạch thời gian năm học.
+ 03 tuần dành cho học tập, bồi dưỡng nâng cao trình độ.
+ 01 tuần dành cho việc chuẩn bị năm học mới.
+ 01 tuần dành cho việc tổng kết năm học.
- Thời gian làm việc của giáo viên trường dự bị đại học là 42 tuần, trong đó:
+ 28 tuần dành cho việc giảng dạy và hoạt động giáo dục theo quy định về kế hoạch năm học;
+ 12 tuần dành cho học tập, bồi dưỡng nâng cao trình độ, xây dựng tài liệu, nghiên cứu khoa học và một số hoạt động khác theo kế hoạch năm học;
+ 01 tuần dành cho việc chuẩn bị năm học mới;
+ 01 tuần dành cho việc tổng kết năm học.
- Thời gian nghỉ hằng năm của giáo viên gồm: nghỉ hè, nghỉ tết âm lịch, nghỉ học kỳ và các ngày nghỉ khác, cụ thể như sau:
+ Thời gian nghỉ hè hằng năm của giáo viên là 02 tháng (bao gồm cả nghỉ hằng năm theo quy định của Bộ Luật lao động), được hưởng nguyên lương và các phụ cấp (nếu có).
+ Thời gian nghỉ tết âm lịch, nghỉ học kỳ theo quy định của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo;
+ Các ngày nghỉ khác theo quy định của Bộ Luật lao động.
Căn cứ kế hoạch năm học, quy mô, đặc điểm, điều kiện cụ thể của từng trường, Hiệu trưởng bố trí thời gian nghỉ hằng năm cho giáo viên một cách hợp lý theo đúng quy định.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hiệu trưởng trường đại học cần đáp ứng các tiêu chuẩn nào? Hiệu trưởng trường đại học có phải là người cấp bằng đại học?
- Địa chỉ Website Cổng thông tin doanh nghiệp là gì? Báo cáo công bố thông tin được duy trì trên Cổng thông tin doanh nghiệp mấy năm?
- Tranh chấp đất đai mà các bên có Giấy chứng nhận quyền sở hữu công trình xây dựng thì do cơ quan nào giải quyết?
- Giám sát hải quan được thực hiện trên cơ sở nào? Thời gian giám sát hải quan của hàng hóa nhập khẩu là bao lâu?
- Điểm tiêu chí người nộp thuế đánh giá hài lòng trong giải quyết hồ sơ TTHC theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông tại cơ quan thuế?