Giá trị tài sản ròng là gì? Xác định giá trị tài sản ròng của quỹ đầu tư chứng khoán phải tuân thủ nguyên tắc gì?
Giá trị tài sản ròng là gì?
Để làm có thể biết được giá trị tài sản ròng là gì thì trước hết cần hiểu thế nào là tài sản ròng?
Tài sản ròng là giá trị có ý nghĩa rất quan trọng. Đây là một trong những giá trị đánh giá một cách chính xác tình hình tài chính của mỗi chủ thể. Vậy tài sản ròng là gì?
Tài sản ròng là là tất cả tài sản tài chính và phi tài chính đang sở hữu trừ đi tất cả các khoản nợ chưa thanh toán. Trong đó tài sản có thể là tiền mặt và các khoản đầu tư, bất động sản, xe ô tô hoặc bất kỳ thứ gì khác có giá trị mà bạn sở hữu. Nợ chưa thanh toán hay nợ phải trả là những gì bạn nợ trên các tài sản đó – bao gồm các khoản vay mua xe, thế chấp của bạn và nợ vay bạn bè, người thân.
Công thức tính giá trị tài sản ròng khá đơn giản:
Giá trị tài sản ròng = Tổng tài sản - Nợ phải trả. |
Ví dụ: Nếu một công ty có tổng các nghĩa vụ nợ phải trả 2 tỷ đồng và tổng tài sản có trị giá là 10 tỷ thì giá trị tài sản ròng của công ty sẽ là 8 tỷ đồng.
Trong đó:
- Tổng tài sản:
Giá trị tổng tài sản bao gồm: các loại tài sản ngắn hạn và dài hạn, các khoản phải thu ngắn hạn và dài hạn, các khoản đầu tư ngắn hạn và dài hạn, các loại tài sản cố định,...
- Tổng nợ phải trả:
Giá trị tổng nợ phải trả bao gồm:
Nợ ngắn hạn: các khoản phải trả có chu kỳ thanh toán ngắn dưới một năm như lương, thuế, nợ vay ngân hàng ngắn hạn, các khoản nợ phải trả ngắn hạn khác,...
Nợ dài hạn: Các khoản phải trả có chu kỳ thanh toán trên một năm như: nợ đối tác dài hạn, nợ vay ngân hàng dài hạn,...
Tài sản ròng là giá trị có ý nghĩa rất quan trọng. Đây là một trong những giá trị đánh giá một cách chính xác tình hình tài chính của mỗi chủ thể. Vậy giá trị tài sản ròng là gì?
Theo như nội dung nêu trên, giá trị tài sản ròng là giá trị tất cả các tài sản thuộc sở hữu của một tổ chức, cá nhân hoặc chính phủ sau khi đã trừ đi các khoản nợ phải trả tại một thời điểm xác định. Giá trị tài sản ròng cho chúng ta thấy được thực trạng tài sản của một tổ chức hay một cá nhân nào đó tại một thời điểm. Giá trị tài sản ròng có thể âm hoặc dương.
Giá trị tài sản ròng là gì? Xác định giá trị tài sản ròng của quỹ đầu tư chứng khoán phải tuân thủ nguyên tắc gì? (Hình từ internet)
Xác định giá trị tài sản ròng của quỹ đầu tư chứng khoán phải tuân thủ nguyên tắc gì?
Căn cứ tại khoản 2 Điều 106 Luật Chứng khoán 2019 quy định việc xác định giá trị tài sản:
- Đối với chứng khoán niêm yết, đăng ký giao dịch, giá của các chứng khoán được xác định là giá đóng cửa hoặc giá trung bình của ngày giao dịch gần nhất trước ngày định giá;
- Đối với các tài sản là chứng khoán quy định tại điểm a khoản này nhưng không có giao dịch nhiều hơn 15 ngày tính đến ngày định giá hoặc không phải là chứng khoán quy định tại điểm a khoản này, việc xác định giá trị tài sản phải dựa trên quy trình và phương pháp xác định giá trị tài sản được nêu rõ trong Điều lệ quỹ đầu tư chứng khoán. Quy trình và phương pháp định giá phải được ngân hàng giám sát xác nhận và Ban đại diện quỹ đầu tư chứng khoán, Đại hội nhà đầu tư quỹ đầu tư chứng khoán phê chuẩn. Các bên tham gia định giá tài sản phải độc lập với công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán và ngân hàng giám sát hoặc ngân hàng lưu ký;
- Các tài sản bằng tiền bao gồm cổ tức, trái tức, tiền lãi được tính theo giá trị ghi trên sổ kế toán tại thời điểm xác định.
Xác định giá trị tài sản ròng trên một lô chứng chỉ quỹ ETF thế nào?
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 20 Thông tư 98/2020/TT-BTC quy định như sau:
Giá trị tài sản ròng của quỹ
1. Công ty quản lý quỹ có trách nhiệm xác định giá trị tài sản ròng của quỹ, giá trị tài sản ròng trên một lô chứng chỉ quỹ ETF và giá trị tài sản ròng trên một chứng chỉ quỹ, trong đó:
a) Giá trị tài sản ròng của quỹ được xác định bằng tổng giá trị tài sản trừ đi tổng nợ phải trả của quỹ. Tổng giá trị tài sản của quỹ được xác định theo giá thị trường hoặc giá trị hợp lý của tài sản (trong trường hợp không xác định được giá thị trường). Tổng nợ phải trả của quỹ là các khoản nợ hoặc nghĩa vụ thanh toán của quỹ tính đến ngày gần nhất trước ngày định giá. Giá trị tài sản ròng được làm tròn theo quy định trong lĩnh vực kế toán, kiểm toán. Phần dư phát sinh từ việc làm tròn giá trị tài sản ròng của quỹ được hạch toán vào quỹ. Phương pháp xác định giá thị trường, giá trị hợp lý các tài sản có trong danh mục, giá trị các khoản nợ và nghĩa vụ thanh toán thực hiện theo nguyên tắc quy định tại Phụ lục XIV ban hành kèm theo Thông tư này và quy định nội bộ tại sổ tay định giá hoặc được Ban đại diện quỹ chấp thuận bằng văn bản. Bất động sản phải được định giá tối thiểu một lần trong năm;
b) Giá trị tài sản ròng trên một chứng chỉ quỹ bằng giá trị tài sản ròng của quỹ chia cho tổng số chứng chỉ quỹ đang lưu hành;
c) Giá trị tài sản ròng trên một lô chứng chỉ quỹ ETF bằng giá trị tài sản ròng của quỹ chia cho tổng số lô chứng chỉ quỹ.
...
Như vậy, căn cứ theo quy định nêu trên thì giá trị tài sản ròng trên một lô chứng chỉ quỹ ETF được xác định như sau:
Giá trị tài sản ròng trên một lô chứng chỉ quỹ ETF = giá trị tài sản ròng của quỹ : tổng số lô chứng chỉ quỹ. |
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Bên bán điện dư là gì? Bên bán điện dư ký kết hợp đồng mua bán điện đối với điện mặt trời mái nhà tự sản xuất với ai?
- Mùng 1 tháng 12 âm là ngày bao nhiêu dương 2024, thứ mấy? Lịch âm Tháng 12 2024 có bao nhiêu ngày?
- Ngày 26 tháng 1 năm 2025 là ngày bao nhiêu âm? Ngày 26 tháng 1 năm 2025 là thứ mấy? Tết Âm lịch 2025 ngày mấy?
- Thời hạn kê khai thuế đầu năm 2025 cần biết và nắm rõ? Lưu ý về thời gian kê khai thuế đầu năm 2025?
- Công thức điều chỉnh giá hợp đồng xây dựng theo phương pháp bù trừ trực tiếp mới nhất hiện nay?