Dự kiến quy trình dẫn độ đối tượng từ nước ngoài về Việt Nam theo Dự thảo mới như thế nào?
- Gửi yêu cầu dẫn độ được thực hiện như thế nào?
- Có phải áp dụng quy định của điều ước quốc tế về việc bắt khẩn cấp đối với người bị yêu cầu dẫn độ trước khi gửi yêu cầu dẫn độ chính thức?
- Việc theo dõi, đôn đốc, thúc đẩy quá trình xử lý yêu cầu dẫn độ của nước được yêu cầu được quy định ra sao?
- Việc tổ chức tiếp nhận người dẫn độ về Việt Nam được thực hiện như thế nào?
- Có bắt buộc phải cung cấp thông tin về kết quả xử lý đối với người bị dẫn độ từ nước ngoài về Việt Nam
Căn cứ Luật Tương trợ tư pháp 2007; Bộ luật Tố tụng hình sự 2015; Luật sửa đổi Bộ luật Tố tụng hình sự 2021; Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015; Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật sửa đổi 2020, Bộ trưởng Bộ Công an, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao, Bộ trưởng Bộ Tư pháp, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao ban hành Thông tư liên tịch quy định về quan hệ phối hợp thực hiện một số hoạt động hợp tác quốc tế trong tố tụng hình sự.
Gửi yêu cầu dẫn độ được thực hiện như thế nào?
Căn cứ Điều 20 Dự thảo Thông tư liên tịch quy định về quan hệ phối hợp thực hiện một số hoạt động hợp tác quốc tế trong tố tụng hình sự (Dự thảo 2), theo đó quy định như sau:
- Việc gửi yêu cầu dẫn độ được thực hiện theo quy định của điều ước quốc tế. Trong trường hợp không có điều ước quốc tế về dẫn độ, việc gửi yêu cầu dẫn độ sẽ được thực hiện qua kênh ngoại giao. Bộ Công an có văn bản đề nghị Bộ Ngoại giao hoặc Viện kiểm sát nhân dân tối cao gửi yêu cầu dẫn độ đến cơ quan Trung ương về dẫn độ của nước được yêu cầu dẫn độ hoặc có Công hàm gửi cơ quan đại diện ngoại giao của nước được yêu cầu tại Việt Nam đề nghị chuyển yêu cầu dẫn độ đó đến cơ quan Trung ương về dẫn độ của nước được yêu cầu dẫn độ.
- Trong thời hạn 05 ngày kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị của Bộ Công an được quy định tại khoản 1 của Điều này, Bộ Ngoại giao hoặc Viện kiểm sát nhân dân tối cao chuyển yêu cầu dẫn độ đến cơ quan Trung ương về dẫn độ của nước được yêu cầu dẫn độ và thông báo cho Bộ Công an biết.
Việc yêu cầu dẫn độ đối tượng từ nước ngoài về Việt Nam được quy định như thế nào theo dự thảo mới?
Có phải áp dụng quy định của điều ước quốc tế về việc bắt khẩn cấp đối với người bị yêu cầu dẫn độ trước khi gửi yêu cầu dẫn độ chính thức?
Căn cứ Điều 21 Dự thảo Thông tư liên tịch quy định về quan hệ phối hợp thực hiện một số hoạt động hợp tác quốc tế trong tố tụng hình sự (Dự thảo 2), theo đó quy định như sau:
"Điều 21. Đề nghị áp dụng quy định của điều ước quốc tế về việc bắt khẩn cấp đối với người bị yêu cầu dẫn độ trước khi gửi yêu cầu dẫn độ chính thức
1. Trên cơ sở quy định của điều ước quốc tế mà Việt Nam và nước được yêu cầu dẫn độ là thành viên, trước khi gửi yêu cầu dẫn độ chính thức, Bộ Công an có thể hướng dẫn cơ quan tiến hành tố tụng có thẩm quyền lập văn bản đề nghị cơ quan có thẩm quyền của nước được yêu cầu dẫn độ áp dụng quy định của điều ước quốc tế về việc bắt khẩn cấp đối với người bị yêu cầu dẫn độ. Thời hạn áp dụng biện pháp bắt khẩn cấp người để dẫn độ phải tuân thủ quy định của điều ước quốc tế mà Việt Nam và nước yêu cầu là thành viên.
2. Việc gửi yêu cầu về việc bắt khẩn cấp đối với người bị yêu cầu dẫn độquy định tại khoản 1 Điều này được thực hiện theo quy định của điều ước quốc tế mà Việt Nam và nước được yêu cầu dẫn độ là thành viên."
Việc theo dõi, đôn đốc, thúc đẩy quá trình xử lý yêu cầu dẫn độ của nước được yêu cầu được quy định ra sao?
Căn cứ Điều 23 Dự thảo Thông tư liên tịch quy định về quan hệ phối hợp thực hiện một số hoạt động hợp tác quốc tế trong tố tụng hình sự (Dự thảo 2), theo đó quy định như sau:
- Sau khi yêu cầu dẫn độ chuyển đến cơ quan Trung ương về dẫn độ của nước được yêu cầu, Bộ Công an phối hợp với Bộ Ngoại giao, cơ quan đại diện nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tại nước được yêu cầu áp dụng các biện pháp cần thiết để thu thập thông tin, theo dõi tình hình xem xét, giải quyết yêu cầu dẫn độ, tình hình của người bị yêu cầu dẫn độ; đôn đốc, thúc đẩy cơ quan có thẩm quyền của nước được yêu cầu dẫn độ xử lý, giải quyết hồ sơ yêu cầu dẫn độ của Việt Nam và trao đổi thông tin kịp thời với Bộ Công an.
- Sau khi nhận được thông tin về thời gian và địa điểm mở phiên xem xét yêu cầu dẫn độ, Bộ Ngoại giao chỉ đạo cơ quan đại diện Việt Nam ở nước được yêu cầu cử đại diện tham dự phiên xem xét yêu cầu dẫn độ và cung cấp thông tin về kết quả phiên xem xét yêu cầu dẫn độ đến Bộ Công an.
Việc tổ chức tiếp nhận người dẫn độ về Việt Nam được thực hiện như thế nào?
Căn cứ Điều 24 Dự thảo Thông tư liên tịch quy định về quan hệ phối hợp thực hiện một số hoạt động hợp tác quốc tế trong tố tụng hình sự (Dự thảo 2), theo đó quy định:
"Điều 24. Tổ chức tiếp nhận người bị dẫn độ về Việt Nam
Ngay sau khi nhận được thông báo chính thức về việc đồng ý dẫn độ của nước được yêu cầu, Bộ Công an phối hợp với cơ quan đại diện nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tại nước được yêu cầu tổ chức tiếp nhận người bị yêu cầu dẫn độ về Việt Nam."
Có bắt buộc phải cung cấp thông tin về kết quả xử lý đối với người bị dẫn độ từ nước ngoài về Việt Nam
Căn cứ Điều 25 Dự thảo Thông tư liên tịch quy định về quan hệ phối hợp thực hiện một số hoạt động hợp tác quốc tế trong tố tụng hình sự (Dự thảo 2), theo đó quy định:
Sau khi tiếp nhận người bị dẫn độ về Việt Nam, theo đề nghị của nước được yêu cầu, Bộ Công an phối hợp với cơ quan lập yêu cầu dẫn độ và các cơ quan có liên quan thông báo cho cơ quan có thẩm quyền của nước được yêu cầu về kết quả truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc thi hành án hình sự đối với người bị dẫn độ. Việc cung cấp thông tin về kết quả truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc thi hành án đối với người bị dẫn độ được gửi cùng kênh với gửi yêu cầu dẫn độ.
Chi tiết Dự thảo Thông tư liên tịch quy định về quan hệ phối hợp thực hiện một số hoạt động hợp tác quốc tế trong tố tụng hình sự (Dự thảo 2): tại đây.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 3 đã quyết nghị lấy ngày 3 2 làm ngày kỷ niệm thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam?
- Mừng thọ 70 tuổi gọi là gì? Cách tổ chức lễ mừng thọ 70 tuổi theo Thông tư 06 chi tiết, cụ thể?
- Mẫu Đơn đề nghị hoàn tiền trúng đấu giá biển số xe mới nhất hiện nay? Trường hợp nào hoàn tiền trúng đấu giá biển số xe?
- Mẫu Quy chế làm việc của chi ủy chi bộ cơ sở mới nhất là mẫu nào? Chi ủy, chi bộ cơ sở họp thường lệ mấy tháng một lần?
- Mẫu sơ yếu lý lịch cá nhân của sáng lập viên thành lập quỹ từ thiện, quỹ xã hội? Điều kiện đối với sáng lập viên thành lập quỹ?