Người thực hiện hành vi tra tấn có thể bị dẫn độ khi giữa hai quốc gia không ký kết điều ước quốc tế về dẫn độ không?
Tra tấn theo Công ước của Liên Hợp quốc có nghĩa là gì?
Căn cứ Điều 1 Công ước Chống tra tấn và các hình thức trừng phạt hay đối xử tàn ác, vô nhân đạo hoặc hạ thấp nhân phẩm, 1984 quy định về tra tấn như sau:
1. Theo mục đích của Công ước này, thuật ngữ "tra tấn" có nghĩa là bất kỳ hành vi nào cố ý gây đau đớn hoặc đau khổ nghiêm trọng về thể xác hay tinh thần cho một người, vì những mục đích như lấy thông tin hoặc lời thú tội từ người đó hay một người thứ ba, hoặc để trừng phạt người đó vì một hành vi mà người đó hay người thứ ba thực hiện hay bị nghi ngờ đã thực hiện, hoặc để đe doạ hay ép buộc người đó hay người thứ ba, hoặc vì bất kỳ một lý do nào khác dựa trên sự phân biệt đối xử dưới mọi hình thức, khi nỗi đau đớn và đau khổ đó do một công chức hay người nào khác hành động với tư cách chính thức gây ra, hay với sự xúi giục, đồng tình hay ưng thuận của một công chức. Khái niệm tra tấn không bao gồm những đau đớn hoặc đau khổ xuất phát từ, gắn liền với hoặc có liên quan đến các biện pháp trừng phạt hợp pháp.
2. Quy định trong điều này không làm phương hại tới bất kỳ văn kiện quốc tế hay pháp luật quốc gia nào có hay có thể có các điều khoản có mức độ áp dụng rộng rãi hơn.
Theo quy định trên, tra tấn theo Công ước của Liên Hợp quốc có nghĩa là bất kỳ hành vi nào cố ý gây đau đớn hoặc đau khổ nghiêm trọng về thể xác hay tinh thần cho một người.
Hành vi này vì những mục đích như lấy thông tin hoặc lời thú tội từ người đó hay một người thứ ba, hoặc để trừng phạt người đó vì một hành vi mà người đó hay người thứ ba thực hiện hay bị nghi ngờ đã thực hiện, hoặc để đe doạ hay ép buộc người đó hay người thứ ba, hoặc vì bất kỳ một lý do nào khác dựa trên sự phân biệt đối xử dưới mọi hình thức.
Và khái niệm tra tấn này không bao gồm những đau đớn hoặc đau khổ xuất phát từ, gắn liền với hoặc có liên quan đến các biện pháp trừng phạt hợp pháp.
Người thực hiện hành vi tra tấn có thể bị dẫn độ khi giữa các quốc gia không ký kết điều ước quốc tế về dẫn độ không? (Hình từ Internet)
Hành vi tra tấn có cấu thành tội phạm theo luật hình sự của các quốc gia thành viên tham gia Công ước không?
Theo Điều 4 Công ước Chống tra tấn và các hình thức trừng phạt hay đối xử tàn ác, vô nhân đạo hoặc hạ thấp nhân phẩm, 1984 như sau:
1. Mỗi quốc gia thành viên phải bảo đảm rằng mọi hành vi tra tấn đều cấu thành tội phạm theo luật hình sự của nước mình. Điều này cũng áp dụng với những hành vi cố gắng thực hiện việc tra tấn hoặc hành vi của bất kỳ người nào đồng loã hoặc tham gia việc tra tấn.
2. Mỗi quốc gia thành viên phải trừng trị những tội phạm này bằng những hình phạt thích đáng tương ứng với tính chất nghiêm trọng của chúng.
Theo đó, mỗi quốc gia thành viên tham gia Công ước sẽ phải đảm đảm rằng mọi hành vi tra tấn đều cấu thành tội phạm theo luật hình sự của nước mình.
Người thực hiện hành vi tra tấn có thể bị dẫn độ khi giữa hai quốc gia không ký kết điều ước quốc tế về dẫn độ không?
Theo quy định tại Điều 8 Công ước Chống tra tấn và các hình thức trừng phạt hay đối xử tàn ác, vô nhân đạo hoặc hạ thấp nhân phẩm, 1984 như sau:
1. Những hành vi phạm tội nói tại điều 4 phải được coi là các tội có thể dẫn độ theo bất kỳ điều ước quốc tế về dẫn độ nào nếu có giữa các quốc gia thành viên. Các quốc gia thành viên cam kết đưa những hành vi phạm tội này vào danh mục các tội có thể dẫn độ trong các điều ước quốc tế về dẫn độ sẽ được ký kết giữa họ với nhau.
2. Nếu một quốc gia thành viên chỉ cho phép dẫn độ khi có điều ước quốc tế về dẫn độ mà nhận được yêu cầu dẫn độ của một quốc gia thành viên khác không có điều ước quốc tế về dẫn độ với mình thì quốc gia đó có thể coi Công ước này là cơ sở pháp lý cho việc dẫn độ đối với những hành vi phạm tội này. Việc dẫn độ sẽ phải tuân thủ những điều kiện khác do pháp luật của quốc gia được yêu cầu dẫn độ quy định.
3. Các quốc gia thành viên không đặt điều kiện dẫn độ bằng việc có điều ước quốc tế về dẫn độ phải công nhận những hành vi phạm tội này là tội có thể dẫn độ giữa họ với nhau, theo những điều kiện do pháp luật của quốc gia được yêu cầu dẫn độ quy định.
4. Những hành vi phạm tội này phải được xử lý, vì mục đích dẫn độ giữa các quốc gia thành viên, như thể chúng được thực hiện không chỉ tại nơi xảy ra tội phạm, mà cả trên lãnh thổ của các quốc gia được yêu cầu xác lập quyền tài phán của mình theo khoản 1 điều 5.
Như vậy, người thực hiện hành vi tra tấn có thể bị dẫn độ khi giữa các quốc gia không ký kết điều ước quốc tế về dẫn độ khi các quốc gia thành viên của Công ước này, và có yêu cầu dẫn độ.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu bản nhận xét đánh giá cán bộ của cấp ủy mới nhất? Hướng dẫn viết bản nhận xét đánh giá cán bộ của cấp ủy chi tiết?
- Có thể xét nâng bậc lương trước thời hạn đối với cán bộ, công chức, viên chức và người lao động đã có thông báo nghỉ hưu?
- Phê bình người có hành vi bạo lực gia đình có phải là một biện pháp ngăn chặn hành vi bạo lực gia đình?
- Mẫu biên bản họp hội đồng thi đua khen thưởng? Cách viết mẫu biên bản hội đồng thi đua khen thưởng?
- Người nước ngoài được sở hữu bao nhiêu nhà ở tại Việt Nam? Người nước ngoài được sở hữu nhà ở tại Việt Nam tối đa bao nhiêu năm?