Đơn vị sự nghiệp công lập muốn chuyển đổi thành công ty cổ phần thì có được phép giữ lại vốn nhà nước không?
- Đơn vị sự nghiệp công lập cần đáp ứng những điều kiện nào để được chuyển đổi thành công ty cổ phần?
- Đơn vị sự nghiệp công lập muốn chuyển đổi thành công ty cổ phần thì có được phép giữ lại vốn nhà nước không?
- Đơn vị sự nghiệp công lập sau khi chuyển đổi thành công ty cổ phần có được ngừng cung cấp hoạt động kinh doanh trước đó không?
Đơn vị sự nghiệp công lập cần đáp ứng những điều kiện nào để được chuyển đổi thành công ty cổ phần?
Theo quy định tại Điều 4 Nghị định 150/2020/NĐ-CP về điều kiện để đơn vị sự nghiệp công lập cần đáp ứng để chuyển đổi thành công ty cổ phần:
Điều kiện chuyển đơn vị sự nghiệp công lập thành công ty cổ phần
Các đơn vị sự nghiệp công lập quy định tại khoản 1 Điều 2 Nghị định này thực hiện chuyển thành công ty cổ phần khi đáp ứng đồng thời các điều kiện sau:
1. Tự bảo đảm chi thường xuyên và đầu tư hoặc tự đảm bảo được chi thường xuyên trong năm gần nhất với thời điểm thực hiện chuyển đổi.
2. Còn vốn nhà nước sau khi đã được xử lý tài chính và xác định lại giá trị đơn vị sự nghiệp công lập.
3. Thuộc danh mục ngành, lĩnh vực thực hiện chuyển đơn vị sự nghiệp công lập thành công ty cổ phần do Thủ tướng Chính phủ quyết định trong từng thời kỳ. Danh mục này không bao gồm các ngành, các lĩnh vực mà pháp luật chuyên ngành quy định không thực hiện chuyển đổi đơn vị sự nghiệp công lập thành công ty cổ phần.
4. Có phương án sắp xếp lại, xử lý nhà, đất đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản công.
Theo đó, để được chuyển đổi thành công ty cổ phần thì đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định tại Điều 2 Nghị định 150/2020/NĐ-CP cần đáp ứng những điều kiện:
+ Tự bảo đảm chi thường xuyên và đầu tư
+ Còn vốn nhà nước sau khi đã được xử lý tài chính và xác định lại giá trị đơn vị sự nghiệp công lập.
+ Thuộc danh mục ngành, lĩnh vực thực hiện chuyển đơn vị sự nghiệp công lập thành công ty cổ phần do Thủ tướng Chính phủ quyết định.
+ Có phương án sắp xếp lại, xử lý nhà, đất đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.
Đơn vị sự nghiệp công lập muốn chuyển đổi thành công ty cổ phần thì có được phép giữ lại vốn nhà nước không?
Đơn vị sự nghiệp công lập muốn chuyển đổi thành công ty cổ phần thì có được phép giữ lại vốn nhà nước không?
Theo quy định tại Điều 5 Nghị định 150/2020/NĐ-CP ghi nhận như sau:
Hình thức chuyển đổi đơn vị sự nghiệp công lập
1. Giữ nguyên vốn nhà nước hiện có tại đơn vị sự nghiệp công lập, phát hành thêm cổ phiếu để tăng vốn điều lệ.
2. Bán một phần vốn nhà nước hiện có tại đơn vị sự nghiệp công lập hoặc vừa kết hợp bán một phần vốn nhà nước vừa phát hành thêm cổ phiếu để tăng vốn điều lệ.
Theo đó, dựa theo quy định tại khoản 1 Điều 4 Nghị định 150/2020/NĐ-CP về điều kiện chuyển đổi thì khi muốn chuyển đổi sang công ty cổ phần thì đơn vị sự nghiệp công lập phải còn vốn nhà nước sau khi đã được xử lý tài chính và xác định lại giá trị đơn vị sự nghiệp công lập.
Đồng thời dựa vào quy định tại Điều 5 nêu trên cả hai hình thức để đơn vị sự nghiệp công lập chuyển đổi thành công ty cổ phần đều phải giữ lại vốn nhà nước và được phép phát hành thêm cổ phiếu để tăng vốn điều lệ.
Đơn vị sự nghiệp công lập sau khi chuyển đổi thành công ty cổ phần có được ngừng cung cấp hoạt động kinh doanh trước đó không?
Theo quy định tại Điều 9 Nghị định 150/2020/NĐ-CP ghi nhận quyền và nghĩa vụ của đơn vị sự nghiệp công lập sau khi chuyển đổi thành công ty cổ phần như sau:
Quyền và nghĩa vụ của đơn vị sự nghiệp công lập sau khi chuyển thành công ty cổ phần
1. Sau khi chuyển thành công ty cổ phần, đơn vị hoạt động theo quy định của Luật Doanh nghiệp, Luật Quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp, các Luật chuyên ngành và các quy định của pháp luật hiện hành.
2. Đơn vị sự nghiệp công lập sau khi chuyển thành công ty cổ phần có nghĩa vụ tiếp tục thực hiện việc cung cấp các loại dịch vụ sự nghiệp công trong thời gian tối thiểu 05 năm kể từ thời điểm chính thức chuyển thành công ty cổ phần.
3. Đơn vị sự nghiệp công lập chuyển đổi có trách nhiệm sắp xếp, sử dụng tối đa người quản lý và người lao động của đơn vị sự nghiệp công lập tại thời điểm quyết định chuyển đổi và giải quyết chế độ cho người lao động nghỉ việc, thôi việc theo quy định của pháp luật.
Công ty cổ phần có nghĩa vụ kế thừa mọi trách nhiệm đối với người lao động từ đơn vị sự nghiệp công lập chuyển sang; có quyền tuyển chọn, bố trí sử dụng lao động và phối hợp với các cơ quan liên quan giải quyết chế độ cho người lao động theo quy định của pháp luật.
4. Đơn vị sự nghiệp công lập sau khi chuyển thành công ty cổ phần được sử dụng toàn bộ tài sản, nguồn vốn đã nhận bàn giao để tổ chức hoạt động có hiệu quả; kế thừa toàn bộ các quyền và lợi ích hợp pháp, chịu trách nhiệm về các khoản nợ (gồm cả nợ thuế, nợ vay lại vốn vay ODA), hợp đồng lao động và các nghĩa vụ khác của đơn vị sự nghiệp công lập.
5. Đơn vị sự nghiệp công lập có trách nhiệm phối hợp với các cơ quan có liên quan kiểm tra, xử lý những vấn đề về tài chính để xác định giá trị phần vốn nhà nước của đơn vị tại thời điểm chính thức chuyển thành công ty cổ phần.
6. Tài sản thừa hoặc thiếu phát hiện sau khi đơn vị sự nghiệp công lập chuyển thành công ty cổ phần so với giá trị đơn vị sự nghiệp công lập đã công bố được xử lý như sau:
a) Đối với tài sản thừa:
- Xử lý tăng vốn nhà nước tại công ty cổ phần đối với trường hợp công ty cổ phần có nhu cầu sử dụng và được Nghị quyết của Đại hội đồng cổ đông thông qua; đồng thời thực hiện điều chỉnh quy mô vốn điều lệ và tỷ lệ vốn nhà nước tại công ty cổ phần;
- Trường hợp công ty cổ phần không có nhu cầu sử dụng: Thực hiện bàn giao tài sản cho bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, UBND cấp tỉnh, Đại học Quốc gia Hà Nội, Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh để xử lý theo quy định của pháp luật về quản lý sử dụng tài sản công. Đối với công ty cổ phần chuyển đổi từ đơn vị sự nghiệp công lập thuộc doanh nghiệp do nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ thì thực hiện bàn giao các tài sản này cho doanh nghiệp do nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ để quản lý, xử lý theo quy định.
b) Đối với tài sản thiếu sau khi trừ khoản bồi thường của tổ chức, cá nhân (nếu có) được xử lý như sau:
Công ty cổ phần thực hiện giảm vốn nhà nước tại công ty cổ phần nếu có Nghị quyết của Đại hội đồng cổ đông thông qua hoặc hạch toán vào chi phí sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần trong trường hợp Nghị quyết của Đại hội đồng cổ đông không thông qua việc giảm vốn nhà nước tại công ty cổ phần.
Theo quy định tại khoản 2 Điều 9 Nghị định 150/2020/NĐ-CP thì đơn vị sự nghiệp công lập kể từ khi chuyển đổi thành công ty cổ phần phải tiếp tục thực hiện việc cung cấp các loại dịch vụ sự nghiệp công trong thời gian tối thiểu 05 năm.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Đại lý thuế có cung cấp dịch vụ thực hiện thủ tục đăng ký thuế, khai thuế, nộp thuế thay người nộp thuế?
- Tiêu chuẩn để xét tặng Kỷ niệm chương Vì sự nghiệp vũ trang quần chúng theo Thông tư 93 như thế nào?
- Người thuê nhà ở công vụ có được đề nghị đơn vị quản lý vận hành nhà ở sửa chữa kịp thời hư hỏng của nhà ở công vụ không?
- Giám đốc quản lý dự án hạng 2 của Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng một dự án phải đáp ứng điều kiện năng lực như thế nào?
- Tổ chức, cá nhân không niêm yết giá hàng hóa, dịch vụ trong kinh doanh bị xử phạt bao nhiêu tiền từ 12/7/2024?