Đơn vị quốc gia về chuyển giao công nghệ vắc xin sẽ được hình thành tại Hà Nội vào thời gian nào?
Đơn vị quốc gia về chuyển giao công nghệ vắc xin sẽ được hình thành tại Hà Nội vào thời gian nào?
Theo tiểu mục 1 Mục III Quyết định 201/QĐ-TTg 2024 về việc phân bổ mạng lưới cơ sở y tế đến năm 2030 trong lĩnh vực kiểm nghiệm, kiểm định, kiểm chuẩn có nội dung như sau:
PHƯƠNG ÁN PHÁT TRIỂN MẠNG LƯỚI CƠ SỞ Y TẾ
1. Phân bổ mạng lưới cơ sở y tế đến năm 2030
c) Lĩnh vực kiểm nghiệm, kiểm định, kiểm chuẩn
...
Hình thành đơn vị quốc gia về chuyển giao công nghệ vắc xin tại Hà Nội nhằm thúc đẩy hoạt động chuyển giao công nghệ trong sản xuất vắc xin và sinh phẩm y tế trên phạm vi toàn quốc.
Đồng thời, theo Phụ lục II ban hành kèm theo Quyết định 201/QĐ-TTg 2024 cũng liệt kê việc đầu tư xây dựng đơn vị quốc gia về chuyển giao công nghệ vắc xin thuộc dự án ưu tiên đầu tư trong thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.
Như vậy, đơn vị quốc gia về chuyển giao công nghệ vắc xin sẽ được hình thành tại Hà Nội vào giai đoạn 2025 - 2030, được Bộ Y tế chủ trì và phối hợp với các Bộ, ngành liên quan thực hiện.
Đơn vị quốc gia về chuyển giao công nghệ vắc xin sẽ được hình thành tại Hà Nội vào thời gian nào?
Mục tiêu của việc quy hoạch mạng lưới cơ sở y tế thời kỳ 2021-2030 là gì?
Theo tiểu mục 2 Mục II Quyết định 201/QĐ-TTg 2024 nêu rõ mục tiêu Quy hoạch mạng lưới cơ sở y tế thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 như sau:
(1) Mục tiêu tổng quát:
- Xây dựng và phát triển mạng lưới cơ sở y tế quốc gia phù hợp với yêu cầu bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân, hướng tới mục tiêu công bằng, chất lượng, hiệu quả và hội nhập quốc tế;
- Bảo đảm tính kế thừa, tính khả thi và phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội của đất nước từng thời kỳ;
- Nâng cao chất lượng dịch vụ y tế ngang tầm các nước tiên tiến trong khu vực và trên thế giới.
(2) Mục tiêu, chỉ tiêu cụ thể:
- Phát triển mạng lưới cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đủ năng lực cung ứng dịch vụ y tế có chất lượng đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe nhân dân.
Bảo đảm mỗi vùng đều có bệnh viện đa khoa đảm nhận chức năng vùng; phát triển các trung tâm chuyên khoa trong các bệnh viện đa khoa; nâng cấp một số bệnh viện chuyên khoa cấp tỉnh có khả năng cung cấp các dịch vụ kỹ thuật chuyên sâu đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe cho người dân trong vùng.
Phát triển một số bệnh viện chuyên sâu kỹ thuật cao, hiện đại ngang tầm các nước tiên tiến trong khu vực và quốc tế.
Củng cố, phát triển hệ thống cấp cứu ngoại viện.
Phát triển các bệnh viện tư nhân chuyên sâu và chuyên sâu kỹ thuật cao cung ứng các dịch vụ chất lượng cao, kỹ thuật tiên tiến, trong đó một số bệnh viện ngang tầm quốc tế.
- Hình thành trung tâm kiểm soát bệnh tật trung ương và các trung tâm kiểm soát bệnh tật khu vực, nâng cấp các trung tâm kiểm soát bệnh tật cấp tỉnh bảo đảm đủ năng lực dự báo, giám sát và phát hiện sớm, khống chế kịp thời, có hiệu quả các dịch bệnh và kiểm soát các yếu tố nguy cơ ảnh hưởng tới sức khỏe cộng đồng.
Hình thành phòng xét nghiệm an toàn sinh học cấp 4 cho trung tâm kiểm soát bệnh tật trung ương, phòng xét nghiệm an toàn sinh học cấp 3 cho các trung tâm kiểm soát bệnh tật khu vực.
- Nâng cấp viện quốc gia trong lĩnh vực kiểm nghiệm, kiểm định, kiểm chuẩn về thuốc, vắc xin, sinh phẩm và thiết bị y tế đạt tiêu chuẩn quốc tế.
Phát triển các trung tâm kiểm nghiệm vùng đạt chuẩn quốc gia; phát triển trung tâm kiểm định, hiệu chuẩn thiết bị y tế quốc gia và các trung tâm kiểm chuẩn chất lượng xét nghiệm y học nhằm đáp ứng nhu cầu kiểm nghiệm, kiểm định, kiểm chuẩn về thuốc, mỹ phẩm, thực phẩm, thiết bị y tế của các tỉnh, thành phố trong vùng.
Phát triển các trung tâm nghiên cứu, các khu sản xuất tập trung về dược, vắc xin, sinh phẩm và thiết bị y tế công nghệ cao nhằm tăng cường năng lực sản xuất trong nước, gia tăng giá trị xuất khẩu. Xây dựng đơn vị quốc gia nghiên cứu chuyển giao công nghệ về vắc xin.
- Nâng cao năng lực chuyên môn cho các cơ sở giám định y khoa, giám định pháp y và giám định pháp y tâm thần để đáp ứng các yêu cầu về giám định.
- Phát triển mạng lưới cơ sở y tế cung ứng dịch vụ sức khỏe sinh sản; đáp ứng nhu cầu chăm sóc dài hạn cho người cao tuổi.
- Phấn đấu đến năm 2025 đạt 33 giường bệnh trên 10.000 dân, 15 bác sĩ trên 10.000 dân, 3,4 dược sĩ trên 10.000 dân và 25 điều dưỡng trên 10.000 dân;
Đến năm 2030 đạt 35 giường bệnh trên 10.000 dân, 19 bác sĩ trên 10.000 dân, 4,0 dược sĩ trên 10.000 dân, 33 điều dưỡng trên 10.000 dân, tỉ lệ giường bệnh tư nhân đạt 15% tổng số giường bệnh.
Các bệnh truyền nhiễm bắt buộc và có vắc xin trong chương trình tiêm chủng mở rộng là gì?
Căn cứ theo Điều 1 Thông tư 38/2017/TT-BYT quy định các bệnh truyền nhiễm có vắc xin tại Việt Nam như sau:
- Bệnh viêm gan vi rút B
- Bệnh lao
- Bệnh bạch hầu
- Bệnh ho gà
- Bệnh uốn ván
- Bệnh bại liệt
- Bệnh do Haemophilus influenzae týp b
- Bệnh sởi
- Bệnh viêm não Nhật Bản B
- Bệnh rubella
Như vậy, các bệnh truyền nhiễm bắt buộc và có vắc xin trong chương trình tiêm chủng mở rộng gồm 10 loại nêu trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tranh chấp hợp đồng dân sự là gì? Những tranh chấp về dân sự thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án bao gồm tranh chấp hợp đồng dân sự?
- Quy chế tổ chức và hoạt động của trường cao đẳng sư phạm phải được lấy ý kiến rộng rãi từ những ai?
- Caption giáng sinh ngắn? Caption noel ý nghĩa? Lễ Giáng sinh người lao động nước ngoài có được nghỉ làm không?
- Đại hội Hội công chứng viên được triệu tập lần thứ 2 khi nào? Cơ quan chấp hành của Đại hội Hội công chứng viên là cơ quan nào?
- Ban Chấp hành Hội công chứng viên làm việc theo nguyên tắc gì? Hình thức bầu Ban Chấp hành Hội công chứng viên là gì?