Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận điều kiện vệ sinh thú y mới nhất hiện nay là mẫu nào? Giấy chứng nhận điều kiện vệ sinh thú y có hiệu lực bao lâu?
Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận điều kiện vệ sinh thú y mới nhất hiện nay là mẫu nào?
Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận điều kiện vệ sinh thú y theo Mẫu 01 quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư 09/2016/TT-BNNPTNT. Dưới đây là hình ảnh Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận điều kiện vệ sinh thú y:
Tải Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận điều kiện vệ sinh thú y: Tại đây.
Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận điều kiện vệ sinh thú y mới nhất hiện nay là mẫu nào? Giấy chứng nhận điều kiện vệ sinh thú y có hiệu lực bao lâu? (Hình từ Internet)
Hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận điều kiện vệ sinh thú y có những tài liệu nào?
Căn cứ tại khoản 3 Điều 37 Thông tư 09/2016/TT-BNNPTNT (được sửa đổi bởi khoản 10 Điều 1 Thông tư 10/2022/TT-BNNPTNT) quy định như sau:
Trình tự, thủ tục cấp, cấp lại, thu hồi Giấy chứng nhận điều kiện vệ sinh thú y (sau đây gọi là Giấy chứng nhận VSTY)
1. Cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận VSTY:
a) Cục Thú y đối với các cơ sở xuất khẩu; cơ sở hỗn hợp xuất khẩu và tiêu dùng trong nước; cơ sở hỗn hợp xuất, nhập khẩu;
b) Chi cục Thú y vùng, Chi cục Kiểm dịch động vật vùng thuộc Cục Thú y đối với các cơ sở nhập khẩu; cơ sở hỗn hợp nhập khẩu và tiêu dùng trong nước tại các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, cụ thể như sau:
Chi cục Thú y vùng I: Hà Nội, Hòa Bình, Hà Nam, Nam Định, Ninh Bình, Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Sơn La, Lai Châu, Điện Biên, Yên Bái.
Chi cục Thú y vùng II: Hải Phòng, Thái Bình, Cao Bằng, Hà Giang, Tuyên Quang, Bắc Kạn, Thái Nguyên, Bắc Giang, Bắc Ninh, Hải Dương, Hưng Yên.
Chi cục Thú y vùng III: Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế.
Chi cục Thú y vùng IV: Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Phú Yên, Khánh Hòa, Bình Định.
Chi cục Thú y vùng V: Gia Lai, Kon Tum, Đắk Lắk, Lâm Đồng, Đắk Nông.
Chi cục Thú y vùng VI: Thành phố Hồ Chí Minh, Ninh Thuận, Bình Thuận, Đồng Nai, Bà Rịa-Vũng Tàu, Bình Dương, Bình Phước, Tây Ninh, Long An, Tiền Giang, Bến Tre.
Chi cục Thú y vùng VII: Cần Thơ, Hậu Giang, Vĩnh Long, Trà Vinh, Đồng Tháp, An Giang, Sóc Trăng, Kiên Giang, Bạc Liêu, Cà Mau.
Chi cục Kiểm dịch động vật vùng Quảng Ninh: Quảng Ninh.
Chi cục Kiểm dịch động vật vùng Lạng Sơn: Lạng Sơn. Chi cục Kiểm dịch động vật vùng Lào Cai: Lào Cai.
c) Cơ quan quản lý chuyên ngành Thú y cấp tỉnh đối với cơ sở không thuộc điểm a, điểm b khoản này và phục vụ tiêu dùng trong nước.
2. Giấy chứng nhận VSTY có hiệu lực trong thời gian 03 (ba) năm. Mẫu Giấy chứng nhận VSTY quy định theo Mẫu số 06 của Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này.
3. Hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận VSTY bao gồm:
a) Đơn đề nghị cấp/cấp lại Giấy chứng nhận điều kiện vệ sinh thú y theo Mẫu 01 của Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này;
b) Bản chính Mô tả tóm tắt về cơ sở theo Mẫu số 02 của Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này.
4. Trình tự, thủ tục cấp Giấy chứng nhận VSTY:
a) Chủ cơ sở nộp 01 (một) bộ hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận VSTY cho cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận VSTY quy định tại khoản 1 Điều này theo một trong các hình thức: trực tiếp; gửi qua: dịch vụ công trực tuyến; gửi theo đường dịch vụ bưu chính; thư điện tử, fax (sau đó gửi hồ sơ bản chính);
b) Trong thời hạn 01 (một) ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận VSTY của cơ sở, cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận VSTY phải xem xét tính đầy đủ của hồ sơ và thông báo bằng văn bản cho cơ sở nếu hồ sơ không đầy đủ; trường hợp Chủ cơ sở nộp trực tiếp, cán bộ tiếp nhận hồ sơ hướng dẫn và trả lời ngay cho người nộp về tính đầy đủ và hợp lệ của hồ sơ;
c) Trong thời hạn 15 (mười lăm) ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ đầy đủ, hợp lệ, cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận VSTY thực hiện kiểm tra hồ sơ và tổ chức đi kiểm tra thực tế điều kiện VSTY tại cơ sở, cấp Giấy chứng nhận VSTY nếu đủ điều kiện. Trường hợp không cấp Giấy chứng nhận VSTY, phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Đối với cơ sở đã được Cơ quan có thẩm quyền quy định tại điểm b, điểm c khoản 1 Điều 37 cấp Giấy chứng nhận VSTY có nhu cầu hoạt động xuất khẩu; hỗn hợp xuất khẩu và tiêu dùng trong nước; hỗn hợp xuất, nhập khẩu: Cục Thú y kiểm tra, thừa nhận các chỉ tiêu trùng lặp đã được đánh giá đạt yêu cầu và cấp Giấy chứng nhận VSTY theo quy định.
...
Như vậy theo quy định trên hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận điều kiện vệ sinh thú y có những tài liệu sau đây:
- Đơn đề nghị cấp/cấp lại Giấy chứng nhận điều kiện vệ sinh thú y theo Mẫu 01 của Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư 09/2016/TT-BNNPTNT.
- Bản chính Mô tả tóm tắt về cơ sở theo Mẫu số 02 của Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư 09/2016/TT-BNNPTNT.
Giấy chứng nhận điều kiện vệ sinh thú y có hiệu lực bao lâu?
Căn cứ tại khoản 2 Điều 37 Thông tư 09/2016/TT-BNNPTNT (được sửa đổi bởi khoản 10 Điều 1 Thông tư 10/2022/TT-BNNPTNT) quy định như sau:
Trình tự, thủ tục cấp, cấp lại, thu hồi Giấy chứng nhận điều kiện vệ sinh thú y (sau đây gọi là Giấy chứng nhận VSTY)
...
2. Giấy chứng nhận VSTY có hiệu lực trong thời gian 03 (ba) năm. Mẫu Giấy chứng nhận VSTY quy định theo Mẫu số 06 của Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này.
...
Như vậy theo quy định trên Giấy chứng nhận điều kiện vệ sinh thú y có hiệu lực trong thời gian 03 (ba) năm.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Bài phát biểu tất niên xóm, tổ dân phố hay và ý nghĩa 2025? Bài phát biểu tất niên xóm ngắn gọn?
- Lỗi không cài quai mũ bảo hiểm phạt bao nhiêu đối với người điều khiển xe máy? Bị trừ mấy điểm giấy phép lái xe?
- Mẫu Phiếu khám thai là mẫu nào? Nguyên tắc trong khám chữa bệnh được quy định như thế nào? 21 hành vi bị nghiêm cấm trong khám chữa bệnh?
- Điều kiện kinh nghiệm nghề nghiệp để được cấp chứng chỉ hành nghề thiết kế xây dựng hạng I, II, III là gì?
- Toàn văn Pháp lệnh Chi phí tố tụng 2024? Pháp lệnh Chi phí tố tụng 2024 áp dụng từ khi nào?