Đối tượng sống tại cơ sở trợ giúp xã hội được hưởng chế độ chăm sóc, nuôi dưỡng như thế nào?
- Đối tượng bảo trợ xã hội nào được chăm sóc, nuôi dưỡng trong cơ sở trợ giúp xã hội?
- Đối tượng sống tại cơ sở trợ giúp xã hội được hưởng chế độ chăm sóc, nuôi dưỡng như thế nào?
- Đối tượng được chăm sóc, nuôi dưỡng tại cơ sở trợ giúp xã hội có chính sách hỗ trợ giáo dục, đào tạo và tạo việc làm như thế nào?
Đối tượng bảo trợ xã hội nào được chăm sóc, nuôi dưỡng trong cơ sở trợ giúp xã hội?
Căn cứ tại Điều 24 Nghị định 20/2021/NĐ-CP quy định những đối tượng sau được chăm sóc, nuôi dưỡng trong cơ sở trợ giúp xã hội:
- Đối tượng bảo trợ xã hội có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn bao gồm:
+ Đối tượng quy định tại các khoản 1 và khoản 3 Điều 5 Nghị định 20/2021/NĐ-CP này thuộc diện khó khăn không tự lo được cuộc sống và không có người nhận chăm sóc, nuôi dưỡng tại cộng đồng;
+ Người cao tuổi thuộc diện được chăm sóc, nuôi dưỡng trong cơ sở trợ giúp xã hội theo quy định của pháp luật về người cao tuổi;
+ Trẻ em khuyết tật, người khuyết tật thuộc diện được chăm sóc, nuôi dưỡng trong cơ sở trợ giúp xã hội theo quy định của pháp luật về người khuyết tật.
- Đối tượng cần bảo vệ khẩn cấp bao gồm:
+ Nạn nhân của bạo lực gia đình; nạn nhân bị xâm hại tình dục; nạn nhân bị buôn bán; nạn nhân bị cưỡng bức lao động;
+ Trẻ em, người lang thang xin ăn trong thời gian chờ đưa về nơi cư trú;
+ Đối tượng cần bảo vệ khẩn cấp khác theo quyết định của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
- Người chưa thành niên, người không còn khả năng lao động là đối tượng thuộc diện chăm sóc, nuôi dưỡng tại cơ sở trợ giúp xã hội theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.
- Thời gian chăm sóc, nuôi dưỡng đối tượng quy định tại khoản 2 Điều 24 Nghị định 20/2021/NĐ-CP tại cơ sở trợ giúp xã hội, nhà xã hội tối đa không quá 03 tháng. Trường hợp quá 3 tháng mà không thể đưa đối tượng trở về gia đình, cộng đồng thì cơ quan quản lý cấp trên của cơ sở trợ giúp xã hội xem xét, quyết định giải pháp phù hợp.
- Đối tượng tự nguyện sống tại cơ sở trợ giúp xã hội bao gồm:
+ Người cao tuổi thực hiện theo hợp đồng ủy nhiệm chăm sóc;
+ Người không thuộc diện trên, không có điều kiện sống tại gia đình, có nhu cầu vào sống tại cơ sở trợ giúp xã hội.
Đối tượng sống tại cơ sở trợ giúp xã hội được hưởng chế độ chăm sóc, nuôi dưỡng như thế nào?
Căn cứ tại Điều 25 Nghị định 20/2021/NĐ-CP quy định đối tượng sống tại cơ sở trợ giúp xã hội được hưởng chế độ chăm sóc, nuôi dưỡng như sau:
- Mức trợ cấp nuôi dưỡng hàng tháng thấp nhất cho mỗi đối tượng bằng mức chuẩn trợ giúp xã hội quy định tại khoản 2 Điều 4 Nghị định 20/2021/NĐ-CP nhân với hệ số tương ứng theo quy định sau đây:
+ Hệ số 5,0 đối với trẻ em dưới 04 tuổi;
+ Hệ số 4,0 đối với các đối tượng từ đủ 4 tuổi trở lên.
- Cấp thẻ bảo hiểm y tế theo quy định pháp luật về bảo hiểm y tế.
- Hỗ trợ chi phí mai táng khi chết với mức tối thiểu bằng 50 lần mức chuẩn trợ giúp xã hội quy định tại khoản 2 Điều 4 Nghị định 20/2021/NĐ-CP.
- Cấp vật dụng phục vụ cho sinh hoạt thường ngày, chăn, màn, chiếu, quần áo mùa hè, quần áo mùa đông, quần áo lót, khăn mặt, giày, dép, bàn chải đánh răng, thuốc chữa bệnh thông thường, vệ sinh cá nhân hàng tháng đối với đối tượng nữ trong độ tuổi sinh đẻ, sách, vở, đồ dùng học tập đối với đối tượng đang đi học và các chi phí khác theo quy định.
- Trường hợp đối tượng đã được hưởng chế độ trợ cấp nuôi dưỡng hàng tháng quy định tại khoản 1 Điều 25 Nghị định 20/2021/NĐ-CP thì không được hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng quy định tại Điều 6 Nghị định 20/2021/NĐ-CP.
Đối tượng sống tại cơ sở trợ giúp xã hội được hưởng chế độ chăm sóc, nuôi dưỡng như thế nào? (Hình từ Internet)
Đối tượng được chăm sóc, nuôi dưỡng tại cơ sở trợ giúp xã hội có chính sách hỗ trợ giáo dục, đào tạo và tạo việc làm như thế nào?
Căn cứ tại Điều 26 Nghị định 20/2021/NĐ-CP quy định đối tượng được chăm sóc, nuôi dưỡng tại cơ sở trợ giúp xã hội có chính sách hỗ trợ giáo dục, đào tạo và tạo việc làm như sau:
- Đối tượng được chăm sóc, nuôi dưỡng tại cơ sở trợ giúp xã hội được hưởng chính sách hỗ trợ học mầm non, giáo dục phổ thông, học nghề, trung học chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học văn bằng thứ nhất theo quy định của pháp luật.
- Đối tượng trẻ em quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều 24 Nghị định 20/2021/NĐ-CP từ 16 tuổi trở lên đang học các cấp học phổ thông, học nghề, trung học chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học văn bằng thứ nhất thì tiếp tục được chăm sóc, nuôi dưỡng tại cơ sở trợ giúp xã hội cho đến khi kết thúc học, nhưng không quá 22 tuổi.
- Trẻ em từ 13 tuổi trở lên được chăm sóc, nuôi dưỡng tại cơ sở trợ giúp xã hội không còn học phổ thông thì được giới thiệu học nghề.
- Đối tượng quy định tại các khoản 1, 2 và khoản 3 Điều 24 Nghị định 20/2021/NĐ-CP từ 16 tuổi trở lên không tiếp tục học phổ thông, học nghề, trung học chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học được đưa trở về nơi ở trước khi vào cơ sở trợ giúp xã hội. Ủy ban nhân dân cấp xã nơi ở trước đây của đối tượng có trách nhiệm tiếp nhận, tạo điều kiện để có việc làm, ổn định cuộc sống.
- Đối tượng quy định tại khoản 1 và khoản 3 Điều 24 Nghị định 20/2021/NĐ-CP từ 16 tuổi trở lên không tiếp tục học phổ thông, học nghề, trung học chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học thì cơ sở trợ giúp xã hội và địa phương xem xét hỗ trợ để có nơi ở, tạo việc làm và cơ sở trợ giúp xã hội tiếp tục giải quyết trợ cấp nuôi dưỡng hàng tháng cho đến khi tự lập được cuộc sống, nhưng không quá 24 tháng.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Đất nghĩa trang có thuộc nhóm đất chưa sử dụng? Đất nghĩa trang được nhà nước giao cho tổ chức kinh tế bằng hình thức nào?
- Mẫu Nhận xét của chi ủy đối với đảng viên cuối năm? Nhận xét của chi ủy đối với đảng viên được thông báo đến ai?
- Tam tai là gì? Cúng sao giải hạn tam tai có phải mê tín dị đoan không? Hành vi mê tín dị đoan bị xử lý thế nào?
- Nhóm kín, nhóm tele, nhóm zalo chia sẻ link 18+, link quay lén trong group kín thì có bị phạt tù không?
- Chủ đầu tư có phải mua bảo hiểm bắt buộc cho người lao động thi công trên công trường hay không?