Đối tượng nào được hưởng nhuận bút đối với tác phẩm báo điện tử, báo in? Nguồn quỹ nhuận bút của cơ quan báo in, báo điện tử từ đâu?
Đối tượng nào được hưởng nhuận bút đối với tác phẩm báo in, báo điện tử?
Căn cứ tại Điều 6 Nghị định 18/2014/NĐ-CP quy định các đối tượng sau đây được hưởng nhuận bút đối với tác phẩm báo in, báo điện tử:
- Tác giả hoặc chủ sở hữu quyền tác giả có tác phẩm được cơ quan báo chí sử dụng.
- Lãnh đạo cơ quan báo chí, biên tập viên và những người tham gia thực hiện các công việc có liên quan đến tác phẩm báo chí.
- Người sưu tầm tài liệu, cung cấp thông tin phục vụ cho việc sáng tạo tác phẩm báo chí.
Đối tượng nào được hưởng nhuận bút đối với tác phẩm báo điện tử, báo in? Nguồn quỹ nhuận bút của cơ quan báo in, báo điện tử từ đâu? (Hình từ Internet)
Nguồn quỹ nhuận bút của cơ quan báo in, báo điện tử từ đâu?
Căn cứ tại khoản 1 Điều 8 Nghị định 18/2014/NĐ-CP quy định nguồn quỹ nhuận bút của cơ quan báo in, báo điện tử như sau:
Quỹ nhuận bút
1. Quỹ nhuận bút của cơ quan báo in, báo điện tử được hình thành từ các nguồn sau:
a) Nguồn thu từ hoạt động báo chí;
b) Nguồn thu từ các hoạt động kinh tế của cơ quan báo chí;
c) Nguồn hỗ trợ, tài trợ của các tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài;
d) Nguồn hỗ trợ từ ngân sách nhà nước (nếu có).
2. Đối với cơ quan báo chí chưa bảo đảm chi phí hoạt động, cơ quan chủ quản có trách nhiệm cấp kinh phí cho cơ quan báo chí trích lập quỹ nhuận bút trên cơ sở dự toán xây dựng theo quy định như sau:
Quỹ nhuận bút hàng năm = Tổng số nhuận bút phải trả cho các kỳ báo, tạp chí xuất bản trong năm + Nhuận bút tăng thêm nhằm khuyến khích sáng tạo tác phẩm + Thù lao.
- Tổng số nhuận bút phải trả cho các kỳ báo, tạp chí trong năm = Tổng hệ số nhuận bút bình quân trong một kỳ báo, tạp chí x Giá trị một đơn vị hệ số nhuận bút x số kỳ báo, tạp chí trong năm.
- Nhuận bút tăng thêm nhằm khuyến khích sáng tạo tác phẩm tối đa không quá 30% tổng số nhuận bút phải trả cho các kỳ báo, tạp chí xuất bản trong năm.
- Tổng số thù lao tối đa không quá 50% tổng số nhuận bút phải trả cho các kỳ báo, tạp chí xuất bản trong năm.
3. Đối với cơ quan báo chí tự bảo đảm chi phí hoạt động, quỹ nhuận bút do cơ quan báo chí quyết định trên cơ sở cân đối tài chính của đơn vị.
Như vậy theo quy định trên quỹ nhuận bút của cơ quan báo in, báo điện tử được hình thành từ các nguồn sau:
- Nguồn thu từ hoạt động báo chí;
- Nguồn thu từ các hoạt động kinh tế của cơ quan báo chí;
- Nguồn hỗ trợ, tài trợ của các tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài;
- Nguồn hỗ trợ từ ngân sách nhà nước (nếu có).
Cách tính quỹ nhuận bút hàng năm của báo nói, báo hình như thế nào?
Căn cứ tại khoản 2 Điều 11 Nghị định 18/2014/NĐ-CP quy định quy định cách tính Quỹ nhuận bút hàng năm của báo nói, báo hình như sau:
Quỹ nhuận bút hàng năm = Tổng số nhuận bút phải trả trong năm + Nhuận bút tăng thêm nhằm, khuyến khích sáng tạo tác phẩm + Thù lao.
- Tổng số nhuận bút phải trả trong năm = Số lượng bình quân nhuận bút cho một chương trình phát thanh, truyền hình x Tổng thời lượng chương trình phát thanh, truyền hình trong năm.
- Nhuận bút tăng thêm nhằm khuyến khích sáng tạo tác phẩm tối đa không quá 30% tổng số nhuận bút phải trả trong năm.
- Tổng số thù lao tối đa không quá 70% tổng số nhuận bút phải trả trong năm.
Đối với đài phát thanh, đài truyền hình tự bảo đảm chi phí hoạt động hoặc hoạt động theo cơ chế tài chính đặc thù, quỹ nhuận bút do đài phát thanh, đài truyền hình quyết định trên cơ sở cân đối tài chính của đơn vị.
Đối tượng nào được hưởng nhuận bút, thù lao đối với tác phẩm báo nói, báo hình?
Căn cứ tại Điều 9 Nghị định 18/2014/NĐ-CP quy định đối tượng được hưởng nhuận bút, thù lao đối với tác phẩm báo nói, báo hình bao gồm:
- Tác giả hoặc chủ sở hữu quyền tác giả có tác phẩm được cơ quan báo nói, báo hình sử dụng.
- Biên kịch, đạo diễn, nhạc sĩ (không kể phần nhạc qua băng tư liệu) - đối với báo nói.
- Biên kịch, đạo diễn, quay phim, người dựng phim, nhạc sĩ (không kể phần nhạc qua băng tư liệu), họa sĩ - đối với báo hình.
- Lãnh đạo cơ quan báo nói và báo hình, phát thanh viên, biên tập viên, diễn viên sân khấu, điện ảnh và các loại hình nghệ thuật khác, đạo diễn chương trình, người chỉ huy dàn dựng âm nhạc, người thiết kế ánh sáng, trợ lý nghệ thuật, đạo diễn và chuyên viên kỹ thuật âm thanh, quay phim kỹ xảo được trả thù lao.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Dấu dưới hình thức chữ ký số có phải là dấu của doanh nghiệp? Làm giả con dấu của doanh nghiệp bị phạt bao nhiêu tiền?
- Chủ hàng hóa quá cảnh có phải nộp lệ phí hải quan và các loại phí khác cho hàng hóa quá cảnh của mình không?
- Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13929:2024 về Bê tông - Phương pháp thử tăng tốc Cacbonat hóa thế nào?
- Mức ưu đãi trong lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư có sử dụng đất? Quy định về việc quản lý nguồn thu lựa chọn nhà đầu tư?
- Không chấp hành quyết định thanh tra, kiểm tra trong quản lý giá từ ngày 12/7/2024 bị xử phạt bao nhiêu tiền?