Đối tượng bảo hiểm bắt buộc trong hoạt động đầu tư xây dựng? Loại trừ trách nhiệm bảo hiểm trong những trường hợp nào?
- Đối tượng bảo hiểm bắt buộc trong hoạt động đầu tư xây dựng gồm những nội dung nào?
- Số tiền bảo hiểm tối thiểu đối với bảo hiểm bắt buộc công trình trong thời gian xây dựng được quy định như thế nào?
- Quy định về phạm vi bảo hiểm, loại trừ trách nhiệm bảo hiểm trong hoạt động đầu tư xây dựng như thế nào?
Đối tượng bảo hiểm bắt buộc trong hoạt động đầu tư xây dựng gồm những nội dung nào?
Theo quy định tại Điều 7 Thông tư 50/2022/TT-BTC quy định về đối tượng tham gia bảo hiểm bắt buộc trong hoạt động đầu tư xây dựng cụ thể như sau:
Đối tượng bảo hiểm và số tiền bảo hiểm tối thiểu
1. Đối tượng bảo hiểm bắt buộc công trình trong thời gian xây dựng là công trình, hạng mục công trình quy định tại khoản 1 Điều 4 Nghị định số 119/2015/NĐ-CP ngày 13 tháng 11 năm 2015 của Chính phủ quy định bảo hiểm bắt buộc trong hoạt động đầu tư xây dựng và khoản 2 Điều 1 Nghị định số 20/2022/NĐ-CP ngày 10 tháng 3 năm 2022 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 1 19/2015/NĐ-CP.
Theo đó, đối tượng bảo hiểm bắt buộc công trình trong thời gian xây dựng là:
- Công trình, hạng mục công trình có ảnh hưởng lớn đến an toàn, lợi ích cộng đồng;
- Công trình đầu tư xây dựng có ảnh hưởng lớn đến môi trường thuộc danh mục dự án phải thực hiện đánh giá tác động môi trường
- Công trình có yêu cầu kỹ thuật đặc thù, điều kiện thi công xây dựng phức tạp theo quy định của pháp luật về xây dựng và pháp luật khác có liên quan.
Đối tượng bảo hiểm bắt buộc trong hoạt động đầu tư xây dựng? Loại trừ trách nhiệm bảo hiểm trong những trường hợp nào? (Hình từ Internet)
Số tiền bảo hiểm tối thiểu đối với bảo hiểm bắt buộc công trình trong thời gian xây dựng được quy định như thế nào?
Đối với quy định về số tiền bảo hiểm tối thiểu đối với bảo hiểm bắt buộc công trình trong thời gian xây dựng thì tại khoản 2 Điều 7 Thông tư 50/2022/TT-BTC quy định cụ thể như sau:
Đối tượng bảo hiểm và số tiền bảo hiểm tối thiểu
...
2. Số tiền bảo hiểm tối thiểu đối với bảo hiểm bắt buộc công trình trong thời gian xây dựng theo quy định tại khoản 1 Điều này là giá trị đầy đủ của công trình khi hoàn thành, bao gồm toàn bộ vật liệu, chi phí nhân công, thiết bị lắp đặt vào công trình, cước phí vận chuyển, các loại thuế, phí khác và các hạng mục khác do chủ đầu tư hoặc nhà thầu cung cấp. số tiền bảo hiểm tối thiểu đối với công trình trong thời gian xây dựng không được thấp hơn tổng giá trị hợp đồng xây dựng, kể cả giá trị điều chỉnh, bổ sung (nếu có).
Theo đó, số tiền bảo hiểm tối thiểu đối với bảo hiểm bắt buộc công trình trong thời gian xây dựng là giá trị đầy đủ của công trình khi hoàn thành, bao gồm toàn bộ vật liệu, chi phí nhân công, thiết bị lắp đặt vào công trình, cước phí vận chuyển, các loại thuế, phí khác và các hạng mục khác do chủ đầu tư hoặc nhà thầu cung cấp.
Số tiền bảo hiểm tối thiểu đối với công trình trong thời gian xây dựng không được thấp hơn tổng giá trị hợp đồng xây dựng, kể cả giá trị điều chỉnh, bổ sung (nếu có).
Quy định về phạm vi bảo hiểm, loại trừ trách nhiệm bảo hiểm trong hoạt động đầu tư xây dựng như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 8 Thông tư 50/2022/TT-BTC quy định cụ thể như sau:
Phạm vi bảo hiểm, loại trừ trách nhiệm bảo hiểm
1. Phạm vi bảo hiểm
Doanh nghiệp bảo hiểm thực hiện trách nhiệm bồi thường cho các tổn thất của công trình trong thời gian xây dựng phát sinh từ mọi rủi ro, trừ các loại trừ trách nhiệm bảo hiểm theo quy định tại khoản 2 Điều này.
2. Loại trừ trách nhiệm bảo hiểm
Các trường hợp loại trừ trách nhiệm bảo hiểm đối với bảo hiểm bắt buộc công trình trong thời gian xây dựng bao gồm:
a) Loại trừ trách nhiệm bảo hiểm chung theo quy định tại Điều 5 Thông tư này.
b) Tổn thất phát sinh do lỗi thiết kế của nhà thầu tư vấn đối với công trình xây dựng.
c) Tổn thất do hiện tượng ăn mòn, mài mòn, oxy hóa.
d) Tổn thất do hiện tượng mục rữa và diễn ra trong điều kiện áp suất, nhiệt độ bình thường (quy định này chỉ áp dụng đối với các công trình xây dựng quy định tại điểm a khoản 1 Điều 10 Thông tư này).
đ) Tổn thất do hiện tượng kết tạo vẩy cứng như han gỉ, đóng cặn hoặc các hiện tượng tương tự khác (quy định này chỉ áp dụng đối với các công trình xây dựng quy định tại điểm b khoản 1 Điều 10 Thông tư này).
e) Chi phí sửa chữa, thay thế, chỉnh sửa khuyết tật của nguyên vật liệu hoặc lỗi tay nghề. Loại trừ này chỉ áp dụng đối với tổn thất của các hạng mục bị ảnh hưởng trực tiếp, không áp dụng đối với tổn thất của các hạng mục khác là hậu quả gián tiếp do khuyết tật của nguyên vật liệu hoặc lỗi tay nghề.
g) Tổn thất hay thiệt hại chỉ phát hiện được vào thời điểm kiểm kê.
Theo đó, loại trừ trách nhiệm bảo hiểm trong những trường hợp cụ thể như sau:
- Loại trừ trách nhiệm bảo hiểm chung theo quy định tại Điều 5 Thông tư này
- Tổn thất phát sinh do lỗi thiết kế của nhà thầu tư vấn đối với công trình xây dựng
- Tổn thất do hiện tượng ăn mòn, mài mòn, oxy hóa
- Tổn thất do hiện tượng mục rữa và diễn ra trong điều kiện áp suất, nhiệt độ bình thường
- Tổn thất do hiện tượng kết tạo vẩy cứng như han gỉ, đóng cặn hoặc các hiện tượng tương tự khác
- Chi phí sửa chữa, thay thế, chỉnh sửa khuyết tật của nguyên vật liệu hoặc lỗi tay nghề. Loại trừ này chỉ áp dụng đối với tổn thất của các hạng mục bị ảnh hưởng trực tiếp, không áp dụng đối với tổn thất của các hạng mục khác là hậu quả gián tiếp do khuyết tật của nguyên vật liệu hoặc lỗi tay nghề.
- Tổn thất hay thiệt hại chỉ phát hiện được vào thời điểm kiểm kê
Thông tư 50/2022/TT-BTC có hiệu lực thi hành từ ngày 01/10/2022.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Viết đoạn văn 200 chữ về điều bản thân cần làm để tuổi trẻ có ý nghĩa? Đặc điểm môn Văn chương trình GDPT là gì?
- Lệnh giới nghiêm có phải được công bố liên tục trên các phương tiện thông tin đại chúng khi được ban bố không?
- Mẫu báo cáo công tác bảo vệ môi trường mới nhất? Báo cáo công tác bảo vệ môi trường có bắt buộc không?
- Chương trình hội nghị kiểm điểm Đảng viên cuối năm 2024 ngắn gọn, ý nghĩa? Chương trình kiểm điểm Đảng viên năm 2024?
- Báo cáo tự kiểm tra Đảng viên chấp hành năm 2024? Cách viết báo cáo tự kiểm tra Đảng viên chấp hành năm 2024 như thế nào?