Doanh nghiệp kinh doanh cảng, kho, bãi không bố trí khu vực lưu giữ riêng cho hàng xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh thì bị xử phạt thế nào?
- Trách nhiệm của các doanh nghiệp kinh doanh cảng, kho, bãi?
- Xử phạt đối với các trường hợp vi phạm về quản lý hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu tại cảng, kho, bãi, địa điểm làm thủ tục hải quan, tập kết, kiểm tra, giám sát hải quan (trừ kho ngoại quan, kho bảo thuế)?
- Doanh nghiệp kinh doanh cảng, kho, bãi không bố trí khu vực lưu giữ riêng hàng xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh và hàng tồn đọng thì bị xử phạt như thế nào?
Trách nhiệm của các doanh nghiệp kinh doanh cảng, kho, bãi?
Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 34 Nghị định 08/2015/NĐ-CP quy định về gỉám sát hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh theo đó trách nhiệm của các doanh nghiệp kinh doanh cảng, kho, bãi được quy định như sau:
“Điều 34. Gỉám sát hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh
1. Giám sát hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh thực hiện theo quy định tại các Điều 38, 39, 40, 41 Luật Hải quan.
2. Để thực hiện các quy định về giám sát hải quan tại Luật Hải quan, doanh nghiệp kinh doanh cảng, kho, bãi có trách nhiệm:
a) Bố trí khu vực lưu giữ riêng hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh và hàng hóa nhập khẩu quá 90 ngày kể từ ngày đến cửa khẩu nhưng không có người đến nhận;
b) Sử dụng hệ thống công nghệ thông tin đảm bảo tiêu chuẩn theo quy định để quản lý, giám sát hàng hóa xuất khẩu; nhập khẩu đang chịu sự giám sát hải quan đưa vào lưu giữ, đưa ra khỏi khu vực cảng, kho, bãi và thực hiện kết nối với cơ quan quản lý nhà nước tại cửa khẩu;
c) Kiểm tra các chứng từ đã được cơ quan hải quan xác nhận hàng hóa đã thông quan, giải phóng hàng, được đưa hàng về bảo quản, đưa về địa điểm kiểm tra trước khi cho phép hàng hóa được xếp lên phương tiện vận tải để xuất khẩu hoặc hàng hóa nhập khẩu được đưa ra khỏi khu vực cảng, kho, bãi;
d) Bảo mật thông tin trên hệ thống theo quy định của pháp luật;
đ) Thực hiện quyết định của cơ quan có thẩm quyền về xử lý hàng hóa vi phạm thời gian lưu giữ, hàng hóa tồn đọng theo quy định tại Điều 58 Luật Hải quan.
…”
Theo đó, doanh nghiệp kinh doanh cảng, kho, bãi có trách nhiệm bố trí khu vực lưu giữ riêng hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh và hàng hóa nhập khẩu quá 90 ngày kể từ ngày đến cửa khẩu nhưng không có người đến nhận.
Xử phạt đối với các trường hợp vi phạm về quản lý hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu tại cảng, kho, bãi, địa điểm làm thủ tục hải quan, tập kết, kiểm tra, giám sát hải quan (trừ kho ngoại quan, kho bảo thuế)?
Căn cứ theo quy định tại Điều 24 Nghị định 128/2020/NĐ-CP quy định về xử phạt đối với các trường hợp Vi phạm quy định về quản lý hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu tại cảng, kho, bãi, địa điểm làm thủ tục hải quan, tập kết, kiểm tra, giám sát hải quan (trừ kho ngoại quan, kho bảo thuế) như sau:
“Điều 24. Vi phạm quy định về quản lý hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu tại cảng, kho, bãi, địa điểm làm thủ tục hải quan, tập kết, kiểm tra, giám sát hải quan (trừ kho ngoại quan, kho bảo thuế)
1. Phạt tiền từ 1.000.000 đến 3.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Không thông báo đúng thời hạn tình hình hàng hóa tồn đọng tại cảng, kho, bãi thuộc địa bàn hoạt động hải quan;
b) Không sắp xếp hàng hóa trong khu vực cảng, kho, bãi theo yêu cầu giám sát, quản lý của cơ quan hải quan.
2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau:
a) Không thực hiện đầy đủ chế độ quản lý, thống kê, lưu giữ chứng từ, sổ sách, số liệu hàng hóa đưa vào lưu giữ, đưa ra khỏi khu vực cảng, kho, bãi theo quy định của pháp luật và xuất trình, cung cấp cho cơ quan hải quan khi có yêu cầu;
b) Không thực hiện việc cung cấp thông tin và phối hợp với cơ quan hải quan trong việc theo dõi, kiểm tra, giám sát hàng hóa ra, vào, lưu giữ tại khu vực cảng, kho, bãi, địa điểm làm thủ tục hải quan, tập kết, kiểm tra, giám sát hải quan.
3. Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng đối với hành vi cho phép đưa hàng hóa ra khỏi khu vực cảng, kho, bãi khi chưa nhận được thông tin hàng hóa đủ điều kiện qua khu vực giám sát hoặc đã nhận được thông tin tạm dừng đưa hàng hóa qua khu vực giám sát hải quan.”
Theo đó, trong trường hợp không thông báo đúng thời hạn tình hình hàng hóa tồn đọng tại cảng, kho, bãi thuộc địa bàn hoạt động hải quan sẽ bị phạt tiền từ 1.000.000 đến 3.000.000 đồng.
Doanh nghiệp kinh doanh cảng, kho, bãi không bố trí khu vực lưu giữ riêng cho hàng xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh và hàng tồn đọng thì bị xử phạt thế nào? (Hình từ internet)
Doanh nghiệp kinh doanh cảng, kho, bãi không bố trí khu vực lưu giữ riêng hàng xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh và hàng tồn đọng thì bị xử phạt như thế nào?
Căn cứ theo hướng dẫn tại Công văn 2875/TCHQ-PC năm 2022 hướng dẫn về xử phạt trong trường hợp doanh nghiệp kinh doanh cảng, kho, bãi không bố trí khu vực lưu giữ riêng hàng xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh và hàng tồn đọng như sau:
“Trong thời gian triển khai áp dụng Hệ thống trao đổi thông tin về hàng hóa nhập khẩu giữa cơ quan hải quan và doanh nghiệp kinh doanh kho, bãi, cảng (VASSCM). Tổng cục Hải quan đã nhận được kiến nghị của Cục Hải quan địa phương về một số nội dung xác định có dấu hiệu vi phạm và phải xem xét áp dụng hình thức xử phạt vi phạm hành chính. Bao gồm những hành vi sau:
a) Không bố trí khu vực lưu giữ riêng hàng xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh và hàng tồn đọng theo quy định tại khoản 2 Điều 34 Nghị định 08/2015/NĐ-CP .
b) Không cập nhật thông tin sai khác và gửi đến Hệ thống Vasscm theo quy định.
c) Không cập nhật thông tin thay đổi nguyên trạng hàng hóa và gửi đến Hệ thống Vasscm.
d) Không thực hiện gửi thông tin hàng hóa qua khu vực giám sát (thông tin get out).
đ) Không thực hiện đúng việc cập nhật và gửi đến Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan thông tin hàng hóa đưa vào, lưu trữ, đưa ra theo quy định.
Căn cứ quy định của Luật Hải quan; Nghị định số 08/2015/NĐ-CP (được sửa đổi, bổ sung tại Nghị định 59/2018/NĐ-CP); Thông tư số 38/2015/TT-BTC (được sửa đổi, bổ sung tại Thông tư 39/2018/TT-BTC); Nghị định 128/2020/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan; quyền và nghĩa vụ của người khai hải quan, người nộp thuế trong việc khai báo và làm thủ tục hải quan:
- Đối với hành vi nêu tại điểm (a): Căn cứ quy định tại khoản 5 Điều 41 Luật Hải quan; Điểm a khoản 2 Điều 34 Nghị định 08/2015/NĐ-CP (được sửa đổi, bổ sung tại Nghị định 59/2018/NĐ-CP), trường hợp này sẽ bị xem xét xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 24 Nghị định 128/2020/NĐ-CP .
- Đối với hành vi nêu tại các điểm (b), (c), (d), (đ): Căn cứ quy định tại Khoản 4 Điều 41 Luật Hải quan; Điểm c, d, đ khoản 1 Điều 52đ; Điểm d.3.3 khoản 1 Điều 52; điểm c.3.2 khoản 5 Điều 52a, Thông tư 38/2015/TT-BTC (được sửa đổi, bổ sung tại Thông tư 39/2018/TT-BTC), trường hợp này sẽ bị xem xét xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại điểm b khoản 2 Nghị định 128/2020/NĐ-CP .
Để có cơ sở xem xét quá trình thực tiễn thi hành quy định này theo đó có đánh giá cụ thể đảm bảo đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước và phù hợp với thực tế áp dụng. Tổng cục Hải quan yêu cầu các đơn vị căn cứ tình hình thực tiễn, tổ chức nghiên cứu; trao đổi và tiếp nhận ý kiến tham gia của doanh nghiệp kinh doanh cảng, kho, bãi; tổng hợp và báo cáo vướng mắc phát sinh thực tế nêu trên và xử lý của cơ quan hải quan (qua Vụ Pháp chế) trước ngày 01/08/2022.”
Như vậy, trong trường hợp doanh nghiệp kinh doanh cảng, kho, bãi không bố trí khu vực lưu giữ riêng hàng xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh và hàng tồn đọng thì doanh nghiệp sẽ bị xử phạt từ 1.000.000 đến 3.000.000 đồng.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Lời chúc giáng sinh dành cho người yêu ý nghĩa? Lễ Giáng sinh Noel người lao động có được tạm ứng tiền lương không?
- Đảng viên, tổ chức đảng thiếu trách nhiệm là gì? Trường hợp nào chưa kỷ luật, không hoặc miễn kỷ luật Đảng?
- Lời chúc giáng sinh dành cho bạn bè? Lễ giáng sinh Noel có phải là ngày lễ lớn trong năm không?
- Cách điền phiếu biểu quyết thi hành kỷ luật/ đề nghị thi hành kỷ luật đối với Đảng viên chuẩn Hướng dẫn 05?
- Ở giai đoạn chuẩn bị dự án đầu tư xây dựng, dự án đầu tư được thể hiện thông qua những gì? Có bao nhiêu giai đoạn đầu tư xây dựng?