Doanh nghiệp kết hợp kinh tế với quốc phòng an ninh là gì? Điều kiện xác định doanh nghiệp kết hợp kinh tế ra sao?
- Doanh nghiệp kết hợp kinh tế với quốc phòng an ninh là gì? Điều kiện xác định doanh nghiệp kết hợp kinh tế ra sao?
- Chính sách đối với doanh nghiệp kết hợp kinh tế với quốc phòng, an ninh và người lao động tại doanh nghiệp là gì?
- Ai có thẩm quyền công nhận doanh nghiệp kết hợp kinh tế với quốc phòng an ninh?
Doanh nghiệp kết hợp kinh tế với quốc phòng an ninh là gì? Điều kiện xác định doanh nghiệp kết hợp kinh tế ra sao?
Căn cứ Nghị định 16/2023/NĐ-CP về tổ chức quản lý và hoạt động của doanh nghiệp trực tiếp phục vụ quốc phòng, an ninh và doanh nghiệp kết hợp kinh tế với quốc phòng, an ninh; sửa đổi quy định tại điểm g khoản 1 Điều 23 Nghị định 47/2021/NĐ-CP hướng dẫn Luật Doanh nghiệp.
Theo Điều 4 Nghị định 16/2023/NĐ-CP, doanh nghiệp kết hợp kinh tế với quốc phòng an ninh là doanh nghiệp đáp ứng những điều kiện nhất định. Cụ thể như sau:
Doanh nghiệp kết hợp kinh tế với quốc phòng, an ninh
Doanh nghiệp được xác định là doanh nghiệp kết hợp kinh tế với quốc phòng, an ninh đảm bảo đồng thời các điều kiện sau:
1. Là doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ hoặc tổng số cổ phần có quyền biểu quyết được Bộ Quốc phòng, Bộ Công an thực hiện quyền đại diện chủ sở hữu nhà nước tại doanh nghiệp.
2. Được Bộ Quốc phòng, Bộ Công an trực tiếp hoặc thông qua cơ quan chức năng, đơn vị đầu mối thuộc Bộ Quốc phòng, Bộ Công an giao nhiệm vụ sản xuất, cung ứng sản phẩm, dịch vụ quốc phòng, an ninh; thực hiện nhiệm vụ quốc phòng, an ninh để đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ quốc phòng, an ninh thường xuyên hoặc đột xuất; thực hiện các dự án đầu tư có liên quan đến bí mật quốc phòng, nhiệm vụ quan trọng của quốc phòng, dự án đầu tư trên các địa bàn có vị trí trọng yếu về quốc phòng, an ninh.
Như vậy, doanh nghiệp được xác định là doanh nghiệp kết hợp kinh tế với quốc phòng, an ninh đảm bảo đồng thời các điều kiện như:
- Là doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ hoặc tổng số cổ phần có quyền biểu quyết được Bộ Quốc phòng, Bộ Công an thực hiện quyền đại diện chủ sở hữu nhà nước tại doanh nghiệp.
- Được Bộ Quốc phòng, Bộ Công an trực tiếp hoặc thông qua cơ quan chức năng, đơn vị đầu mối thuộc Bộ Quốc phòng, Bộ Công an giao nhiệm vụ sản xuất, cung ứng sản phẩm, dịch vụ quốc phòng, an ninh;
Thực hiện nhiệm vụ quốc phòng, an ninh để đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ quốc phòng, an ninh thường xuyên hoặc đột xuất; thực hiện các dự án đầu tư có liên quan đến bí mật quốc phòng, nhiệm vụ quan trọng của quốc phòng, dự án đầu tư trên các địa bàn có vị trí trọng yếu về quốc phòng, an ninh.
Doanh nghiệp kết hợp kinh tế với quốc phòng an ninh là gì? Điều kiện xác định doanh nghiệp kết hợp kinh tế ra sao? (Hình từ Internet)
Chính sách đối với doanh nghiệp kết hợp kinh tế với quốc phòng, an ninh và người lao động tại doanh nghiệp là gì?
Căn cứ quy định tại Điều 8 Nghị định 16/2023/NĐ-CP như sau:
Chính sách đối với doanh nghiệp kết hợp kinh tế với quốc phòng, an ninh và người lao động tại doanh nghiệp kết hợp kinh tế với quốc phòng, an ninh
1. Được hưởng ưu đãi về tiền thuê đất, tiền sử dụng đất và thuế sử dụng đất đối với diện tích đất được giao quản lý, sử dụng phục vụ nhiệm vụ quốc phòng, an ninh theo quy định pháp luật về đất đai, thuế và pháp luật có liên quan.
2. Được Nhà nước bố trí ngân sách và nguồn lực khác để đảm bảo khoản chi theo định mức quy định gồm: chi quân trang hằng năm, chi xuất ngũ, phục viên, thôi việc theo chế độ hiện hành cho sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng, viên chức quốc phòng, hạ sĩ quan, công nhân công an, người làm công tác cơ yếu; các khoản chi trả lương, đóng bảo hiểm xã hội trong thời gian chuẩn bị nghỉ hưu theo chế độ hiện hành cho sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng, viên chức quốc phòng, công nhân công an, người làm công tác cơ yếu.
Doanh nghiệp thực hiện tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp theo quy định của Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp và văn bản hướng dẫn đối với các khoản chi phí hoạt động của doanh nghiệp, các khoản chi phục vụ quân sự quốc phòng, an ninh, quan hệ quân dân theo kế hoạch, nhiệm vụ do Bộ Quốc phòng, Bộ Công an trực tiếp hoặc thông qua cơ quan chuyên môn, đơn vị đầu mối trực thuộc giao nhiệm vụ.
3. Tiền lương của lao động là sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng, viên chức quốc phòng, hạ sĩ quan, công nhân công an, người làm công tác cơ yếu được tính phù hợp với quy định về chế độ, chính sách của pháp luật đối với sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng, viên chức quốc phòng, hạ sĩ quan, công nhân công an, người làm công tác cơ yếu và căn cứ vào năng suất lao động và kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh hàng năm của doanh nghiệp.
4. Khi thực hiện nhiệm vụ quốc phòng, an ninh, người lao động nếu bị thương hoặc bị chết mà đủ điều kiện, tiêu chuẩn thì được xem xét, xác nhận là người có công với cách mạng theo quy định của pháp luật ưu đãi về người có công với cách mạng; người lao động bị tai nạn lao động thì xét hưởng chế độ tai nạn lao động theo quy định của pháp luật về lao động.
Như vậy, theo quy định thì doanh nghiệp và người lao động tại doanh nghiệp kết hợp kinh tế với quốc phòng an ninh được hưởng các chính sách nêu trên.
Ai có thẩm quyền công nhận doanh nghiệp kết hợp kinh tế với quốc phòng an ninh?
Căn cứ quy định tại khoản 1 Điều 10 Nghị định 16/2023/NĐ-CP như sau:
Công nhận, công nhận lại doanh nghiệp kết hợp kinh tế với quốc phòng, an ninh
1. Bộ trưởng: Bộ Quốc phòng, Bộ Công an quyết định công nhận, công nhận lại đối với doanh nghiệp kết hợp kinh tế với quốc phòng, an ninh trên cơ sở ý kiến của Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư định kỳ 05 năm.
Thẩm quyền công nhận doanh nghiệp kết hợp kinh tế với quốc phòng an ninh được xác định là Bộ trưởng Bộ Quốc phòng và Bộ trưởng Bộ Công an.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Kế hoạch ứng dụng công nghệ thông tin trên môi trường điện tử của cơ quan nhà nước được xây dựng bao nhiêu năm?
- Phân loại hàng hóa trong hải quan được giải thích thế nào? Quy định về việc phân loại hàng hóa?
- Từ chối chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa trong trường hợp nào? Từ chối chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa trong Hiệp định CPTPP ra sao?
- Trọng tài quy chế là gì? Nguyên đơn làm đơn khởi kiện có được áp dụng giải quyết tranh chấp bằng trọng tài quy chế không?
- Kiểm tra chứng từ đối với chứng từ tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa nhập khẩu được thực hiện thế nào?