Hồ sơ đề nghị công nhận lại doanh nghiệp quốc phòng an ninh có cần đánh giá thực trạng hoạt động của doanh nghiệp không?
- Hồ sơ đề nghị công nhận lại doanh nghiệp quốc phòng an ninh có cần đánh giá thực trạng hoạt động của doanh nghiệp không?
- Việc ý kiến thẩm định đối với hồ sơ đề nghị công nhận lại doanh nghiệp quốc phòng an ninh thuộc thẩm quyền của ai?
- Việc quyết định công nhận lại doanh nghiệp quốc phòng an ninh được tiến hành trên cơ sở nào?
Hồ sơ đề nghị công nhận lại doanh nghiệp quốc phòng an ninh có cần đánh giá thực trạng hoạt động của doanh nghiệp không?
Căn cứ theo Điều 18 Nghị định 47/2021/NĐ-CP quy định về hồ sơ đề nghị công nhận, công nhận lại doanh nghiệp quốc phòng, an ninh như sau:
Hồ sơ đề nghị công nhận, công nhận lại doanh nghiệp quốc phòng, an ninh.
Hồ sơ đề nghị công nhận, công nhận lại doanh nghiệp quốc phòng, an ninh gồm những nội dung sau:
1. Tên doanh nghiệp; ngành, lĩnh vực, địa bàn hoạt động của doanh nghiệp; các sản phẩm, dịch vụ và nhiệm vụ quốc phòng, an ninh do doanh nghiệp thực hiện trong 05 năm gần nhất tính đến thời điểm đề nghị xét duyệt.
2. Đánh giá thực trạng hoạt động của doanh nghiệp trong 05 năm gần nhất tính đến thời điểm đề nghị xét duyệt (cung cấp số liệu về vốn điều lệ, vốn chủ sở hữu, lợi nhuận sau thuế, nộp ngân sách, tổng số nợ phải trả, tổng số lao động).
3. Báo cáo về tình hình sản xuất và cung ứng sản phẩm, dịch vụ quốc phòng, an ninh hoặc thực hiện nhiệm vụ quốc phòng, an ninh được Bộ Quốc phòng, Bộ Công an đặt hàng, giao kế hoạch trong 05 năm gần nhất tính đến thời điểm đề nghị xét duyệt.
4. Mục tiêu, kế hoạch phát triển của doanh nghiệp trong 05 năm tiếp theo kể từ thời điểm đề nghị xét duyệt.
5. Những nội dung khác liên quan đến việc công nhận, công nhận lại doanh nghiệp quốc phòng, an ninh (nếu có); các tài liệu, văn bản liên quan đến nhiệm vụ quốc phòng, an ninh do Bộ Quốc phòng, Bộ Công an giao nhiệm vụ hoặc đặt hàng doanh nghiệp thực hiện.
Theo đó, hồ sơ đề nghị công nhận lại doanh nghiệp quốc phòng an ninh gồm những nội dung cụ thể nêu trên. Trong đó có đánh giá thực trạng hoạt động của doanh nghiệp trong 05 năm gần nhất tính đến thời điểm đề nghị xét duyệt (cung cấp số liệu về vốn điều lệ, vốn chủ sở hữu, lợi nhuận sau thuế, nộp ngân sách, tổng số nợ phải trả, tổng số lao động).
Công nhận lại doanh nghiệp quốc phòng an ninh (Hình từ Internet)
Việc ý kiến thẩm định đối với hồ sơ đề nghị công nhận lại doanh nghiệp quốc phòng an ninh thuộc thẩm quyền của ai?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 17 Nghị định 47/2021/NĐ-CP quy định về công nhận, công nhận lại doanh nghiệp quốc phòng an ninh như sau:
Công nhận, công nhận lại doanh nghiệp quốc phòng, an ninh.
...
2. Tổ chức thực hiện công nhận, công nhận lại doanh nghiệp quốc phòng an ninh theo các quy định sau:
a) Trong thời hạn 01 năm kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành và 06 tháng trước kỳ phải công nhận lại doanh nghiệp quốc phòng, an ninh, Bộ Quốc phòng, Bộ Công an rà soát các doanh nghiệp đáp ứng điều kiện quy định tại Điều 13 Nghị định này để xây dựng Hồ sơ đề nghị công nhận, công nhận lại doanh nghiệp quốc phòng, an ninh; gửi 03 bộ Hồ sơ đề nghị công nhận, công nhận lại doanh nghiệp quốc phòng, an ninh quy định tại Điều 18 Nghị định này đến Bộ Kế hoạch và Đầu tư để thẩm định.
b) Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, lấy ý kiến Bộ Tài chính và Bộ quản lý ngành (trong trường hợp cần thiết) kể từ ngày nhận đủ Hồ sơ. Bộ Tài chính, Bộ quản lý ngành có ý kiến đối với các nội dung thuộc phạm vi chức năng, nhiệm vụ của mình trong vòng 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đề nghị của Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
c) Bộ Kế hoạch và Đầu tư có ý kiến thẩm định đối với Hồ sơ đề nghị công nhận, công nhận lại doanh nghiệp quốc phòng, an ninh để gửi Bộ Quốc phòng, Bộ Công an trong vòng 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận được ý kiến của các cơ quan liên quan. Trường hợp có ý kiến khác nhau về Hồ sơ đề nghị công nhận, công nhận lại doanh nghiệp quốc phòng, an ninh, Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổ chức hợp với các cơ quan liên quan để thống nhất các nội dung thẩm định.
d) Bộ Quốc phòng, Bộ Công an tiếp thu, giải trình ý kiến thẩm định của Bộ Kế hoạch và Đầu tư; hoàn thiện Hồ sơ, trình Thủ tướng Chính phủ quyết định công nhận, công nhận lại doanh nghiệp quốc phòng, an ninh.
3. Doanh nghiệp thành lập mới theo quy định của pháp luật đáp ứng điều kiện quy định tại Điều 13 Nghị định này là doanh nghiệp quốc phòng an ninh và không phải thực hiện công nhận doanh nghiệp quốc phòng an ninh. Văn bản phê duyệt chủ trương hoặc quyết định thành lập mới doanh nghiệp của Thủ tướng Chính phủ có giá trị thay thế quyết định công nhận doanh nghiệp quốc phòng, an ninh.
...
Theo quy định về tổ chức thực hiện công nhận lại doanh nghiệp quốc phòng an ninh cụ thể trên, Bộ Kế hoạch và Đầu tư có ý kiến thẩm định đối với hồ sơ đề nghị công nhận lại doanh nghiệp quốc phòng an ninh để gửi Bộ Quốc phòng, Bộ Công an trong vòng 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận được ý kiến của các cơ quan liên quan.
Trường hợp có ý kiến khác nhau về hồ sơ đề nghị công nhận lại doanh nghiệp quốc phòng an ninh, Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổ chức hợp với các cơ quan liên quan để thống nhất các nội dung thẩm định.
Việc quyết định công nhận lại doanh nghiệp quốc phòng an ninh được tiến hành trên cơ sở nào?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 17 Nghị định 47/2021/NĐ-CP quy định về công nhận, công nhận lại doanh nghiệp quốc phòng, an ninh như sau:
Công nhận, công nhận lại doanh nghiệp quốc phòng, an ninh.
1. Thủ tướng Chính phủ quyết định công nhận, công nhận lại doanh nghiệp quốc phòng, an ninh trên cơ sở đề nghị của Bộ Quốc phòng, Bộ Công an và thẩm định của Bộ Kế hoạch và Đầu tư định kỳ 05 năm.
...
Theo đó, Thủ tướng Chính phủ quyết định công nhận lại doanh nghiệp quốc phòng an ninh trên cơ sở đề nghị của Bộ Quốc phòng, Bộ Công an và thẩm định của Bộ Kế hoạch và Đầu tư định kỳ 05 năm.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Người nước ngoài được sở hữu bao nhiêu nhà ở tại Việt Nam? Người nước ngoài được sở hữu nhà ở tại Việt Nam tối đa bao nhiêu năm?
- Công dân được tham gia lực lượng tham gia bảo vệ an ninh trật tự ở cơ sở khi từ đủ 18 tuổi đến đủ 70 tuổi đúng không?
- Phải nộp tờ khai hải quan đối với hàng hóa nhập khẩu trước ngày hàng hóa đến cửa khẩu trong vòng bao nhiêu ngày?
- Chức năng của công tác xã hội là gì? Công tác xã hội có góp phần thúc đẩy công bằng xã hội hay không?
- Khi xảy ra tai nạn trong phạm vi giới hạn trách nhiệm bảo hiểm thì doanh nghiệp bảo hiểm có phải bồi thường thiệt hại không?