Mức lương cơ bản của công nhân hiện nay không được thấp hơn bao nhiêu tiền 1 tháng theo quy định?
Mức lương cơ bản của công nhân làm việc theo hợp đồng lao động không được thấp hơn bao nhiêu tiền 1 tháng?
Mức lương cơ bản của công nhân có thể hiểu là mức lương tối thiểu mà người lao động nhận được theo quy định của pháp luật hoặc theo thỏa thuận với doanh nghiệp, chưa bao gồm các khoản phụ cấp, thưởng hay làm thêm giờ.
Theo quy định tại Điều 91 Bộ luật Lao động 2019 thì mức lương tối thiểu là mức lương thấp nhất được trả cho người lao động làm công việc giản đơn nhất trong điều kiện lao động bình thường nhằm bảo đảm mức sống tối thiểu của người lao động và gia đình họ, phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội.
Và mức lương tối thiểu được xác lập theo vùng, ấn định theo tháng, giờ.
Theo quy định tại khoản 1 Điều 3 Nghị định 74/2024/NĐ-CP thì mức lương tối thiểu tháng và mức lương tối thiểu giờ đối với người lao động làm việc cho người sử dụng lao động theo vùng được quy định như sau:
Như vậy, có thể thấy mức lương cơ bản của công nhân làm việc theo hợp đồng lao động được xác định theo từng vùng khác nhau.
+ Đối với công nhân làm việc cho người sử dụng lao động theo hợp đồng lao động tại Vùng 1 thì mức lương cơ bản không được thấp hơn 4.960.000 đồng/tháng.
+ Đối với công nhân làm việc cho người sử dụng lao động theo hợp đồng lao động tại Vùng 2 thì mức lương cơ bản không được thấp hơn 4.410.000 đồng/tháng.
+ Đối với công nhân làm việc cho người sử dụng lao động theo hợp đồng lao động tại Vùng 3 thì mức lương cơ bản không được thấp hơn 3.860.000 đồng/tháng.
+ Đối với công nhân làm việc cho người sử dụng lao động theo hợp đồng lao động tại Vùng 4 thì mức lương cơ bản không được thấp hơn 3.450.000 đồng/tháng.
*Lưu ý: Để biết công nhân đang làm việc tại khu vực thuộc vùng nào nêu trên thì người đọc có thể xem chi tiết Danh mục địa bàn áp dụng mức lương tối thiểu <TẠI ĐÂY>
Mức lương cơ bản của công nhân hiện nay không được thấp hơn bao nhiêu tiền 1 tháng theo quy định? (Hình từ Internet)
Trả lương cơ bản cho công nhân làm việc theo hợp đồng lao động thấp hơn mức lương tối thiểu bị phạt bao nhiêu?
Căn cứ theo quy định tại Điều 17 Nghị định 12/2022/NĐ-CP thì phạt tiền đối với người sử dụng lao động khi có hành vi trả lương cho người lao động thấp hơn mức lương tối thiểu do Chính phủ quy định theo các mức sau đây:
- Từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với vi phạm từ 01 người đến 10 người lao động;
- Từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với vi phạm từ 11 người đến 50 người lao động;
- Từ 50.000.000 đồng đến 75.000.000 đồng đối với vi phạm từ 51 người lao động trở lên.
Ngoài mức phạt tiền nêu trên, người sử đụng lao động có hành vi trả lương cho người lao động thấp hơn mức lương tối thiểu do Chính phủ quy định còn phải trả đủ tiền lương cộng với khoản tiền lãi của số tiền lương chậm trả, trả thiếu cho người lao động tính theo mức lãi suất tiền gửi không kỳ hạn cao nhất của các ngân hàng thương mại nhà nước công bố tại thời điểm xử phạt.
Lưu ý: Mức phạt hành chính nêu trên là mức phạt tiền áp dụng đối với người sử dụng lao động là cá nhân. Đối với người sử dụng lao động là tổ chức có cùng hành vi vi phạm thì mức phạt tiền gấp đôi mức phạt tiền đối với cá nhân (khoản 1 Điều 6 Nghị định 12/2022/NĐ-CP).
Việc áp dụng mức lương tối thiểu được quy định thế nào theo Nghị định 74?
Việc áp dụng mức lương tối thiểu được quy định tại Điều 4 Nghị định 74/2024/NĐ-CP, cụ thể như sau:
(1) Mức lương tối thiểu tháng là mức lương thấp nhất làm cơ sở để thỏa thuận và trả lương đối với người lao động áp dụng hình thức trả lương theo tháng, bảo đảm mức lương theo công việc hoặc chức danh của người lao động làm việc đủ thời giờ làm việc bình thường trong tháng và hoàn thành định mức lao động hoặc công việc đã thỏa thuận không được thấp hơn mức lương tối thiểu tháng.
(2) Mức lương tối thiểu giờ là mức lương thấp nhất làm cơ sở để thỏa thuận và trả lương đối với người lao động áp dụng hình thức trả lương theo giờ, bảo đảm mức lương theo công việc hoặc chức danh của người lao động làm việc trong một giờ và hoàn thành định mức lao động hoặc công việc đã thỏa thuận không được thấp hơn mức lương tối thiểu giờ.
(3) Đối với người lao động áp dụng hình thức trả lương theo tuần hoặc theo ngày hoặc theo sản phẩm hoặc lương khoán thì mức lương của các hình thức trả lương này nếu quy đổi theo tháng hoặc theo giờ không được thấp hơn mức lương tối thiểu tháng hoặc mức lương tối thiểu giờ. Mức lương quy đổi theo tháng hoặc theo giờ trên cơ sở thời giờ làm việc bình thường do người sử dụng lao động lựa chọn theo quy định của pháp luật lao động như sau:
- Mức lương quy đổi theo tháng bằng mức lương theo tuần nhân với 52 tuần chia cho 12 tháng; hoặc mức lương theo ngày nhân với số ngày làm việc bình thường trong tháng; hoặc mức lương theo sản phẩm, lương khoán thực hiện trong thời giờ làm việc bình thường trong tháng.
- Mức lương quy đổi theo giờ bằng mức lương theo tuần, theo ngày chia cho số giờ làm việc bình thường trong tuần, trong ngày; hoặc mức lương theo sản phẩm, lương khoán chia cho số giờ làm việc trong thời giờ làm việc bình thường để sản xuất sản phẩm, thực hiện nhiệm vụ khoán.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thành viên sáng lập của ngân hàng liên doanh là ai? Thành viên sáng lập là tổ chức tín dụng nước ngoài phải đáp ứng điều kiện gì?
- Ứng dụng trên mạng là gì? Doanh nghiệp viễn thông có trách nhiệm như thế nào khi ứng dụng trên mạng vi phạm pháp luật?
- Ủy ban nhân dân phường Thành phố Hà Nội có được quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật không?
- Cuộc họp Đại hội đồng cổ đông đầu tiên của ngân hàng thương mại cổ phần có nhiệm vụ gì theo quy định?
- Những lời chúc ngày đầu năm đi làm sau Tết Ất Tỵ cho nhân viên, đồng nghiệp, sếp? Sẽ bị đuổi việc nếu tự ý nghỉ quá số ngày so với lịch nghỉ Tết?