Độ tuổi bổ nhiệm lãnh đạo cơ quan báo chí là bao nhiêu? Quá 70 tuổi có còn được bổ nhiệm không?
Độ tuổi bổ nhiệm lãnh đạo cơ quan báo chí là bao nhiêu? Quá 70 tuổi có còn được bổ nhiệm không?
Căn cứ Quy định 101-QĐ/TW năm 2023 về trách nhiệm, quyền hạn và bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ luật lãnh đạo cơ quan báo chí do Ban Chấp hành Trung ương ban hành ngày 28/02/2023.
Tại khoản 7 Điều 5 Quy định 101-QĐ/TW năm 2023 có quy định về độ tuổi bổ nhiệm lãnh đạo cơ quan báo chí như sau:
Tiêu chuẩn và điều kiện bổ nhiệm
...
7. Về độ tuổi bổ nhiệm
a) Lãnh đạo cơ quan báo chí thuộc diện Bộ Chính trị, Ban Bí thư quản lý thực hiện theo quy định của Bộ Chính trị, Ban Bí thư.
b) Lãnh đạo cơ quan báo chí thuộc cơ quan đảng, nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội phải còn đủ thời gian để công tác ít nhất trọn 1 nhiệm kỳ (60 tháng) trở lên.
c) Lãnh đạo cơ quan báo chí không thuộc Điểm a, Điểm b, Khoản 7 Điều này, phải còn đủ thời gian để công tác ít nhất trọn 1 nhiệm kỳ (60 tháng) trở lên và tuổi tối đa giữ chức vụ lãnh đạo không quá 65 tuổi đối với nữ và 67 tuổi đối với nam.
Trường hợp đặc biệt không quá 70 tuổi, do cơ quan chỉ đạo báo chí xem xét, quyết định.
Như vậy, độ tuổi bổ nhiệm lãnh đạo cơ quan báo chí được xác định như sau:
- Lãnh đạo cơ quan báo chí thuộc diện Bộ Chính trị, Ban Bí thư quản lý thực hiện theo quy định của Bộ Chính trị, Ban Bí thư.
- Lãnh đạo cơ quan báo chí thuộc cơ quan đảng, nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội phải còn đủ thời gian để công tác ít nhất trọn 1 nhiệm kỳ (60 tháng) trở lên.
- Lãnh đạo cơ quan báo chí không thuộc 02 trường hợp trên, phải còn đủ thời gian để công tác ít nhất trọn 1 nhiệm kỳ (60 tháng) trở lên và tuổi tối đa giữ chức vụ lãnh đạo không quá 65 tuổi đối với nữ và 67 tuổi đối với nam.
Trường hợp đặc biệt không quá 70 tuổi, do cơ quan chỉ đạo báo chí xem xét, quyết định.
Độ tuổi bổ nhiệm lãnh đạo cơ quan báo chí là bao nhiêu? Quá 70 tuổi có còn được bổ nhiệm không?
Lãnh đạo cơ quan báo chí được giữ chức vụ lãnh đạo trong mấy năm?
Căn cứ quy định tại Điều 8 Quy định 101-QĐ/TW năm 2023 như sau:
Thời hạn giữ chức vụ
1. Thời hạn bổ nhiệm giữ chức vụ là 5 năm (60 tháng) đối với lãnh đạo cơ quan báo chí.
2. Người đứng đầu cơ quan báo chí không đảm nhiệm chức vụ quá 2 nhiệm kỳ liên tiếp tại 1 cơ quan báo chí.
Như vậy, theo quy định thì lãnh đạo cơ quan báo chí được giữ chức vụ lãnh đạo trong 05 năm.
Sau 02 nhiệm kỳ liên tiếp tại cùng 1 cơ quan báo chí thì không được có cùng người đứng đầu.
Trách nhiệm và quyền hạn của các cơ quan báo chí hiện nay ra sao?
Căn cứ quy định tại Điều 4 Quy định 101-QĐ/TW năm 2023, trách nhiệm, quyền hạn của các cơ quan báo chí được xác định như sau:
Cơ quan báo chí | Trách nhiệm, quyền hạn |
Cơ quan chỉ đạo báo chí | - Thẩm định việc bổ nhiệm, bổ nhiệm lại lãnh đạo cơ quan báo chí. - Kiểm tra, giám sát việc thực hiện quy trình bổ nhiệm, bổ nhiệm lại lãnh đạo cơ quan báo chí. - Khen thưởng và cho ý kiến (nếu có) về khen thưởng đối với tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong hoạt động báo chí. - Yêu cầu cơ quan chủ quản xem xét, xử lý kỷ luật đối với lãnh đạo cơ quan báo chí do để cơ quan báo chí vi phạm quy định của Đảng và pháp luật của Nhà nước về hoạt động báo chí. - Đề nghị cấp thẩm quyền xem xét, xử lý kỷ luật đối với cấp ủy, lãnh đạo cơ quan chủ quản báo chí không thực hiện đúng chức trách, nhiệm vụ chủ quản. - Phối hợp với cơ quan thẩm quyền xem xét, xử lý kỷ luật đối với đảng viên, cấp ủy, tổ chức đảng cơ quan chủ quản báo chí, cơ quan báo chí vi phạm quy định. |
Cơ quan quản lý báo chí | - Có ý kiến về việc bổ nhiệm, bổ nhiệm lại lãnh đạo cơ quan báo chí theo quy định. - Thanh tra, kiểm tra việc bổ nhiệm, bổ nhiệm lại lãnh đạo cơ quan báo chí. - Khen thưởng và đề nghị cấp thẩm quyền khen thưởng; có ý kiến về khen thưởng đối với cơ quan báo chí, lãnh đạo cơ quan báo chí. - Yêu cầu cơ quan chủ quản xem xét, xử lý kỷ luật lãnh đạo cơ quan báo chí do để cơ quan báo chí vi phạm pháp luật của Nhà nước về hoạt động báo chí. - Đề nghị cấp thẩm quyền xem xét, xử lý kỷ luật đối với lãnh đạo cơ quan chủ quản báo chí không thực hiện đúng chức trách, nhiệm vụ chủ quản, để cơ quan báo chí sai phạm nghiêm trọng kéo dài, có hệ thống. - Phối hợp với cơ quan chỉ đạo báo chí và các cơ quan liên quan xem xét, xử lý kỷ luật đối với lãnh đạo cơ quan chủ quản báo chí, cơ quan báo chí vi phạm quy định. |
Cơ quan chủ quản báo chí | - Thực hiện chức trách, quyền hạn của cơ quan chủ quản báo chí. - Lãnh đạo, chỉ đạo, đánh giá, quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng lãnh đạo cơ quan báo chí. - Bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, phân công phụ trách lãnh đạo cơ quan báo chí sau khi có ý kiến bằng văn bản của Ban Tuyên giáo Trung ương, Bộ Thông tin và Truyền thông. - Khen thưởng và đề nghị cấp thẩm quyền khen thưởng đối với cơ quan báo chí, lãnh đạo cơ quan báo chí. - Kỷ luật, tạm đình chỉ chức vụ, cho từ chức, miễn nhiệm lãnh đạo cơ quan báo chí. Xem xét, thay thế kịp thời, không chờ hết thời hạn giữ chức vụ đối với lãnh đạo cơ quan báo chí để cơ quan báo chí bị xử lý vi phạm từ hình thức cảnh cáo trở lên. Chịu trách nhiệm trong phạm vi, quyền hạn đối với sai phạm của cơ quan báo chí. - Thực hiện chế độ, chính sách đối với lãnh đạo cơ quan báo chí. - Thanh tra, kiểm tra, giám sát và giải quyết khiếu nại, tố cáo đối với tập thể, cá nhân cơ quan báo chí thuộc thẩm quyền quản lý theo quy định. - Lãnh đạo, chỉ đạo xử lý kỷ luật cơ quan báo chí, lãnh đạo cơ quan báo chí. Báo cáo bằng văn bản với cơ quan chỉ đạo báo chí, cơ quan quản lý báo chí về việc chấn chỉnh, xử lý kỷ luật tập thể, cá nhân lãnh đạo cơ quan báo chí vi phạm. - Phối hợp chặt chẽ với cơ quan chỉ đạo, cơ quan quản lý báo chí chỉ đạo, định hướng hoạt động của cơ quan báo chí. |
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu văn bản đề nghị điều chỉnh và bồi hoàn hỗ trợ chi phí/chi phí đầu tư ban đầu theo Nghị định 182?
- Mục đích thành lập đoàn thanh tra Kiểm toán Nhà nước là gì? Thành phần Đoàn thanh tra Kiểm toán Nhà nước bao gồm những ai?
- Chế độ họp, giao ban của Đoàn thanh tra Kiểm toán nhà nước được quy định như thế nào theo Quyết định 1962?
- Mẫu giấy phép xây dựng đối với công trình không theo tuyến mới nhất theo Nghị định 175 là mẫu nào?
- Chế độ ăn ở, đi lại của Đoàn thanh tra Kiểm toán Nhà nước được quy định như thế nào theo Quyết định 1962?