Điều kiện về trình độ đào tạo của chuyên viên chính về quản lý rủi ro an ninh hàng không được quy định như thế nào?

Tôi muốn hỏi để trở thành chuyên viên chính về quản lý rủi ro an ninh hàng không phải đáp ứng điều kiện như thế nào? - câu hỏi của anh Phúc (Hà Giang)

Để trở thành chuyên viên chính về quản lý rủi ro an ninh hàng không phải đáp ứng trình độ đào tạo như thế nào?

Căn cứ theo quy định tại khoản 2.5 tiểu mục 2 Mục 2 Phụ lục 1 ban hành kèm theo Quyết định 777/QĐ-CHK năm 2023 quy đình trình độ đào tạo của chuyên viên chính về quản lý rủi ro an ninh hàng không như sau:

Có bằng tốt nghiệp đại học trở lên một trong các ngành, chuyên ngành: Quân sự, an ninh, quốc phòng; an ninh và trật tự xã hội, pháp luật, luật, quản lý nhà nước, khoa học chính trị; hoặc có bằng tốt nghiệp đại học trở lên và có bằng Quản lý chuyên ngành ANHK của ICAO hoặc chứng chỉ quản lý rủi ro ANHK của ICAO/IATA

Để trở thành chuyên viên chính về quản lý rủi ro an ninh hàng không phải đáp ứng điều kiện như thế nào?

Để trở thành chuyên viên chính về quản lý rủi ro an ninh hàng không phải đáp ứng điều kiện như thế nào?

Để trở thành chuyên viên chính về quản lý rủi ro an ninh hàng không phải có yêu cầu điều kiện nào khác?

Căn cứ theo quy định tại khoản 2.5 tiểu mục 2 Mục 2 Phụ lục 1 ban hành kèm theo Quyết định 777/QĐ-CHK năm 2023 quy định yêu cầu điều kiều kiện khác như sau:

- Đảm bảo các yêu cầu, điều kiện của ngạch chuyên viên chính theo quy định.

- Có kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản.

- Có kỹ năng sử dụng được ngoại ngữ tương đương bậc 3 khung năng lực ngoại ngữ Việt Nam.

Để trở thành chuyên viên chính về quản lý rủi ro an ninh hàng không phải có khung năng lực như thế nào?

Căn cứ theo quy định tại khoản 2.5 tiểu mục 2 Mục 2 Phụ lục 1 ban hành kèm theo Quyết định 777/QĐ-CHK năm 2023 quy định khung năng lực của chuyên viên chính về quản lý rủi ro an ninh hàng không như sau:

- Nắm vững chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước về chuyên ngành thuộc chức năng, nhiệm vụ của cơ quan.

- Có chuyên môn, nghiệp vụ cao trong ngành, lĩnh vực công tác; có hiểu biết về vị trí, vai trò của chuyên môn, nghiệp vụ chuyên ngành giao thông vận tải.

- Có kinh nghiệm tham mưu xử lý các vấn đề về chuyên môn, nghiệp vụ.

- Có năng lực chủ trì hoặc tham gia nghiên cứu, xây dựng, đề xuất: Các quy định, quy chế, quy trình quản lý nghiệp vụ của ngành, lĩnh vực; đề án, dự án, đề tài, nhiệm vụ khoa học và công nghệ, chương trình, quy hoạch, kế hoạch thuộc chuyên môn, nghiệp vụ hoặc lĩnh vực hoạt động về chuyên ngành giao thông vận tải; có năng lực tổng hợp, nhận diện, phát hiện các vấn đề về chuyên môn, nghiệp vụ chuyên ngành giao thông vận tải;

- Có khả năng đề xuất giải pháp về chuyên môn, nghiệp vụ để đảm bảo chất lượng, tiến độ công việc; có kỹ năng giao tiếp và các mối quan hệ với các tổ chức, cá nhân trong lĩnh vực chuyên môn, nghiệp vụ chuyên ngành giao thông vận tải; có khả năng giúp đỡ, hỗ trợ, bồi dưỡng những công chức có chuyên môn, nghiệp vụ thấp hơn.

- Có đạo đức, bản lĩnh và trách nhiệm với công việc và cơ quan. công tác.

Chuyên viên chính về quản lý rủi ro an ninh hàng không phải làm những công việc nào?

Căn cứ theo quy định tại khoản 2.5 tiểu mục 2 Mục 2 Phụ lục 1 ban hành kèm theo Quyết định 777/QĐ-CHK năm 2023 quy định các công việc của chuyên viên chính về quản lý rủi ro an ninh hàng không như sau:

- Chủ trì hoặc tham gia nghiên cứu, xây dựng, đề xuất: Các văn bản quy phạm pháp luật, đề tài, đề án, dự án, kế hoạch, chương trình nghiên cứu khoa học về quản lý rủi ro an ninh hàng không theo chức năng, nhiệm vụ của cơ quan.

- Chủ trì hoặc tham gia tổ chức thực hiện, kiểm tra, giám sát: Các nhiệm vụ chuyên môn, nghiệp vụ chuyên ngành về quản lý rủi ro an ninh hàng không; tổng hợp chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, thể chế, chính sách về quản lý rủi ro an ninh hàng không.

- Chỉ đạo đánh giá, xử lý tình huống can thiệp bất hợp pháp và sự cố an ninh mặt đất; các văn bản hướng dẫn công tác diễn tập cấp cơ sở và cấp ngành; triển khai hướng dẫn thực hiện cho các cơ quan, đơn vị, trung tâm khẩn nguy hàng không.

- Chỉ đạo thiết lập hệ thống báo cáo, thu thập thông tin, phân tích và đánh giá nguy cơ đe dọa đến an ninh hàng không; quyết định áp dụng các biện pháp, quy trình, thủ tục phòng ngừa an ninh hàng không phù hợp với nguy cơ đe dọa.

- Chỉ đạo xây dựng kế hoạch, kịch bản, phương án diễn tập; theo dõi chỉ đạo công tác huấn luyện, hợp luyện; đề xuất thành lập các ban chỉ đạo, chỉ huy các tổ chuyên môn phục vụ diễn tập.

- Lập, cập nhật và quản lý hồ sơ, tài liệu liên quan đến công tác đối phó với hành vi can thiệp bất hợp pháp, diễn tập ANHK tại cảng hàng không, sân bay.

- Chỉ đạo hoặc trực tiếp điều tra, xử lý các sự cố, vi phạm ANHK xảy ra tại địa bàn cảng hàng không, sân bay. Tổ chức giảng bình, rút kinh nghiệm sau sự cố vi phạm.

- Thực hiện các nhiệm vụ được giao khác.

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Nguyễn Hạnh Phương Trâm Lưu bài viết
0 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào