Điều kiện trở thành thành viên mới của công ty hợp danh là gì? Thành viên góp vốn và thành viên hợp danh khác nhau như thế nào?
Điều kiện trở thành thành viên mới của công ty hợp danh là gì?
Theo quy định tại Điều 186 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định về tiếp nhận thành viên mới của công ty hợp danh như sau:
Tiếp nhận thành viên mới
1. Công ty có thể tiếp nhận thêm thành viên hợp danh hoặc thành viên góp vốn; việc tiếp nhận thành viên mới của công ty phải được Hội đồng thành viên chấp thuận.
2. Thành viên hợp danh hoặc thành viên góp vốn phải nộp đủ số vốn cam kết góp vào công ty trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày được chấp thuận, trừ trường hợp Hội đồng thành viên quyết định thời hạn khác.
3. Thành viên hợp danh mới phải cùng liên đới chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty, trừ trường hợp thành viên đó và các thành viên còn lại có thỏa thuận khác.
Như vây, khi đáp ứng được các điều kiện trên, nhà đầu tư có thể trở thành viên mới của công ty hợp danh.
Tuy nhiên, để trở thành thành viên hợp danh của công ty hợp danh ngoài điều kiện trên thì thành viên hợp danh của công ty hợp danh là người điều hành hoạt động kinh doanh hàng ngày của công ty vì vậy cần có yêu cầu về bằng cấp, chứng chỉ hành nghề (đối với công ty hợp danh kinh doanh ngành nghề có điều kiện) cũng như trình độ chuyên môn.
Điều kiện trở thành thành viên mới của công ty hợp danh là gì? Thành viên góp vốn và thành viên hợp danh khác nhau như thế nào? (Hình từ internet)
Quyền và nghĩa vụ của thành viên hợp danh và thành viên góp vốn là gì?
Theo quy định tại Điều 181 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định về quyền của thành viên hợp danh như sau:
Quyền và nghĩa vụ của thành viên hợp danh
1. Thành viên hợp danh có quyền sau đây:
a) Tham gia họp, thảo luận và biểu quyết về các vấn đề của công ty; mỗi thành viên hợp danh có một phiếu biểu quyết hoặc có số phiếu biểu quyết khác quy định tại Điều lệ công ty;
b) Nhân danh công ty kinh doanh các ngành, nghề kinh doanh của công ty; đàm phán và ký kết hợp đồng, giao dịch hoặc giao ước với những điều kiện mà thành viên hợp danh đó cho là có lợi nhất cho công ty;
c) Sử dụng tài sản của công ty để kinh doanh các ngành, nghề kinh doanh của công ty; trường hợp ứng trước tiền của mình để kinh doanh cho công ty thì có quyền yêu cầu công ty hoàn trả lại cả số tiền gốc và lãi theo lãi suất thị trường trên số tiền gốc đã ứng trước;
...
Theo quy định tại Điều 181 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định về nghĩa vụ của thành viên hợp danh như sau:
2. Thành viên hợp danh có nghĩa vụ sau đây:
a) Tiến hành quản lý và thực hiện hoạt động kinh doanh một cách trung thực, cẩn trọng và tốt nhất nhằm bảo đảm lợi ích hợp pháp tối đa cho công ty;
b) Tiến hành quản lý và thực hiện hoạt động kinh doanh theo đúng quy định của pháp luật, Điều lệ công ty và nghị quyết, quyết định của Hội đồng thành viên; nếu làm trái quy định tại điểm này, gây thiệt hại cho công ty thì phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại;
c) Không được sử dụng tài sản của công ty để tư lợi hoặc phục vụ lợi ích của tổ chức, cá nhân khác;
...
Theo quy định tại Điều 187 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định về quyền của thành viên góp vốn công ty hợp danh như sau:
1. Thành viên góp vốn có quyền sau đây:
a) Tham gia họp, thảo luận và biểu quyết tại Hội đồng thành viên về việc sửa đổi, bổ sung Điều lệ công ty, sửa đổi, bổ sung các quyền và nghĩa vụ của thành viên góp vốn, về tổ chức lại, giải thể công ty và nội dung khác của Điều lệ công ty có liên quan trực tiếp đến quyền và nghĩa vụ của họ;
b) Được chia lợi nhuận hằng năm tương ứng với tỷ lệ phần vốn góp trong vốn điều lệ của công ty;
c) Được cung cấp báo cáo tài chính hằng năm của công ty; có quyền yêu cầu Chủ tịch Hội đồng thành viên, thành viên hợp danh cung cấp đầy đủ và trung thực thông tin về tình hình và kết quả kinh doanh của công ty; xem xét sổ kế toán, biên bản, hợp đồng, giao dịch, hồ sơ và tài liệu khác của công ty;
...
Theo quy định tại Điều 187 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định về nghĩa vụ của thành viên góp vốn công ty hợp danh như sau:
2. Thành viên góp vốn có nghĩa vụ sau đây:
a) Chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi số vốn đã cam kết góp;
b) Không được tham gia quản lý công ty, không được tiến hành công việc kinh doanh nhân danh công ty;
c) Tuân thủ Điều lệ công ty, nghị quyết và quyết định của Hội đồng thành viên;
d) Nghĩa vụ khác theo quy định của Luật này và Điều lệ công ty.
Thành viên hợp danh và thành viên góp vốn có sự khác biệt như thế nào?
Căn cứ vào những quy định về thành viên hợp danh và thành viên góp vốn có thể thấy sự khác nhau giữa thành viên hợp danh và thành viên góp vốn như sau:
- Thành viên hợp danh là cá nhân bắt buộc có khi thành lập công ty hợp danh còn thành viên góp vốn không bắt buộc là cá nhân và có thể tham gia sau khi thành lập công ty hợp danh.
- Thành viên hợp danh chịu trách nhiệm vô hạn về tài sản, thành viên góp vốn chỉ chịu trách nhiệm hữu hạn trong phạm vi vốn góp.
- Thành viên hợp danh có quyền điều hành quản lý hoạt động kinh doanh của công ty hợp danh, nhân danh công ty khi thực hiện các hoạt động kinh doanh của công ty. Thành viên góp vốn đóng vai trò như nhà đầu tư và không tham gia điều hành quản lý hoạt động kinh doanh của công ty
- Thành viên hợp danh có những hạn chế quy định tại Điều 180 Luật Doanh nghiệp 2020 như: không được làm chủ doanh nghiệp tư nhân hoặc là thành viên hợp danh của công ty hợp danh khác nếu không nhận được sự nhất trí của các thành viên còn lại; không được nhân danh cá nhân hoặc nhân danh người khác thực hiện kinh doanh cùng ngành, nghề với công ty để tư lợi hoặc phục vụ lợi ích của tổ chức, cá nhân khác; thành viên hợp danh không được chuyển một phần hoặc toàn bộ phần vốn góp của mình tại công ty cho tổ chức, cá nhân khác nếu không được sự chấp thuận của các thành viên hợp danh còn lại. Thành viên góp vốn không bị hạn chế như thành viên hợp danh.
- Thành viên hợp danh có tối thiểu 2 thành viên trở lên, thành viên góp vốn có thể có hoặc không và không giới hạn số lượng thành viên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- 3rd December Sweater là gì? Ngày 3 12 có sự kiện gì? Ngày 3 12 có phải là ngày lễ lớn của Việt Nam hay không?
- Trình tự, thủ tục xác nhận kế hoạch sản xuất xăng dầu và tiêu thụ sản phẩm xăng dầu được tiến hành như thế nào?
- Đáp án Cuộc thi chăm sóc mắt và phòng chống suy giảm thị lực ở học sinh 2024 cấp tiểu học thế nào?
- Kết cấu bài kiểm tra để phục hồi điểm giấy phép lái xe theo Thông tư 65/2024 áp dụng từ 2025 thế nào?
- Người lao động Việt Nam tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc được yêu cầu hưởng bảo hiểm xã hội một lần trong trường hợp nào?