Điều kiện triển khai bảo hiểm bắt buộc trong hoạt động đầu tư xây dựng là gì? Số tiền bảo hiểm bắt buộc tối thiểu là bao nhiêu?
Điều kiện triển khai bảo hiểm bắt buộc trong hoạt động đầu tư xây dựng là gì?
Theo quy định tại Điều 7 Nghị định 119/2015/NĐ-CP, đối với doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm, điều kiện triển khai bảo hiểm bắt buộc trong hoạt động đầu tư xây dựng phải đáp ứng như sau:
"Điều 7. Điều kiện đối với doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm
Doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm triển khai bảo hiểm bắt buộc trong hoạt động đầu tư xây dựng phải đáp ứng các điều kiện sau:
1. Tại Giấy phép thành lập và hoạt động có nghiệp vụ bảo hiểm tài sản và thiệt hại, bảo hiểm trách nhiệm (đối với doanh nghiệp bảo hiểm); có nghiệp vụ tái bảo hiểm phi nhân thọ (đối với doanh nghiệp tái bảo hiểm).
2. Đáp ứng đủ các điều kiện về năng lực tài chính, trình độ chuyên môn của đội ngũ cán bộ nghiệp vụ theo quy định tại Luật Kinh doanh bảo hiểm và các văn bản hướng dẫn thi hành."
Theo quy định tại Điều 8 Nghị định 119/2015/NĐ-CP, đối với doanh nghiệp nhận tái bảo hiểm, tổ chức nhận tái bảo hiểm nước ngoài, điều kiện triển khai bảo hiểm bắt buộc trong hoạt động đầu tư xây dựng phải đáp ứng như sau:
"Điều 8. Điều kiện đối với doanh nghiệp nhận tái bảo hiểm, tổ chức nhận tái bảo hiểm nước ngoài
Trường hợp tái bảo hiểm ra nước ngoài, doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm phải tái bảo hiểm cho doanh nghiệp nhận tái bảo hiểm, tổ chức nhận tái bảo hiểm nước ngoài đáp ứng các điều kiện sau:
1. Đang hoạt động hợp pháp theo quy định pháp luật của nước nơi doanh nghiệp đóng trụ sở chính.
2. Được xếp hạng tối thiểu “BBB” theo Standard & Poor’s, “B++” theo A.M.Best hoặc các kết quả xếp hạng tương đương của các tổ chức có chức năng, kinh nghiệm xếp hạng khác trong năm tài chính gần nhất năm nhận tái bảo hiểm."
Điều kiện triển khai bảo hiểm bắt buộc trong hoạt động đầu tư xây dựng là gì? Số tiền bảo hiểm bắt buộc tối thiểu là bao nhiêu?
Mức trách nhiệm bảo hiểm bắt buộc giữ lại trong hoạt động đầu tư xây dựng là bao nhiêu?
Theo quy định tại Điều 9 Nghị định 119/2015/NĐ-CP về mức trách nhiệm bảo hiểm bắt buộc giữ lại trong hoạt động đầu tư xây dựng cụ thể như sau:
"Điều 9. Mức giữ lại
Nhằm đảm bảo an toàn tài chính của doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm và quyền lợi của bên mua bảo hiểm, căn cứ vào năng lực tài chính, kết quả thẩm định rủi ro, doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm quyết định nhận bảo hiểm, nhận tái bảo hiểm bắt buộc trong hoạt động đầu tư xây dựng như sau:
1. Mức trách nhiệm giữ lại trên mỗi rủi ro hoặc trên mỗi tổn thất riêng lẻ không quá 10% vốn chủ sở hữu.
2. Trường hợp doanh nghiệp bảo hiểm nhượng tái bảo hiểm theo chỉ định của người được bảo hiểm (fronting), tỷ lệ tái bảo hiểm chỉ định tối đa là 90% mức trách nhiệm bảo hiểm."
Số tiền bảo hiểm bắt buộc tối thiểu trong hoạt động đầu tư xây dựng là bao nhiêu?
Theo quy định tại Điều 10 Nghị định 119/2015/NĐ-CP (được sửa đổi, bổ sung bởi khoản 7 Điều 1 Nghị định 20/2022/NĐ-CP) và khoản 2 Điều 11, khoản 2 Điều 19 Thông tư 329/2016/TT-BTC về số tiền bảo hiểm bắt buộc tối thiểu đối với từng loại bảo hiểm như sau:
(1) Đối với bảo hiểm công trình trong thời gian xây dựng:
Số tiền bảo hiểm tối thiểu đối với công trình trong thời gian xây dựng là giá trị đầy đủ của công trình khi hoàn thành, bao gồm toàn bộ vật liệu, chi phí nhân công, thiết bị lắp đặt vào công trình, cước phí vận chuyển, các loại thuế, phí khác và các hạng mục khác do chủ đầu tư cung cấp. Số tiền bảo hiểm tối thiểu đối với công trình trong thời gian xây dựng không được thấp hơn tổng giá trị hợp đồng xây dựng, kể cả giá trị điều chỉnh, bổ sung (nếu có).
(2) Đối với bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp tư vấn đầu tư xây dựng:
Số tiền bảo hiểm tối thiểu bằng giá trị hợp đồng tư vấn khảo sát xây dựng, hợp đồng tư vấn thiết kế xây dựng.
(3) Đối với bảo hiểm cho người lao động thi công trên công trường:
Số tiền bảo hiểm tối thiểu là 100 triệu đồng/người/vụ. Mức bồi thường cụ thể trong trường hợp người lao động bị thương tật, chết do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp thực hiện theo hướng dẫn của Bộ Tài chính.
(4) Đối với bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự đối với bên thứ ba:
- Số tiền bảo hiểm tối thiểu đối với thiệt hại về sức khỏe, tính mạng là một trăm (100) triệu đồng cho một người trong một vụ và không giới hạn số vụ tổn thất.
- Số tiền bảo hiểm tối thiểu đối với thiệt hại về tài sản và chi phí pháp lý có liên quan (nếu có) được xác định như sau:
+ Đối với công trình có giá trị dưới 1.000 (một nghìn) tỷ đồng, số tiền bảo hiểm tối thiểu đối với thiệt hại về tài sản và chi phí pháp lý có liên quan (nếu có) là 10% giá trị công trình cho cả thời hạn bảo hiểm và không giới hạn số vụ tổn thất.
+ Đối với công trình có giá trị từ 1.000 (một nghìn) tỷ đồng trở lên, số tiền bảo hiểm tối thiểu đối với thiệt hại về tài sản và chi phí pháp lý có liên quan (nếu có) là 100 (một trăm) tỷ đồng cho cả thời hạn bảo hiểm và không giới hạn số vụ tổn thất.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Trong hợp đồng EPC, nhà thầu có phải chịu bồi thường rủi ro tổn hại thân thể đối với bất cứ người nào do nguyên nhân thi công không?
- Danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu cấm nhập khẩu được quy định như thế nào? Hồ sơ cấp Giấy phép quá cảnh hàng hóa bao gồm?
- Chức năng của Quân đội nhân dân Việt Nam là gì? Công dân có quyền và nghĩa vụ gì về quốc phòng?
- https//baocaovien vn thi trực tuyến Quân đội Nhân dân Việt Nam 80 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành 2024 đăng nhập thế nào?
- Dự thảo Nghị định sửa đổi Nghị định 23, Nghị định 24 hướng dẫn Luật Đấu thầu 2023 mới nhất?