Điều kiện kinh nghiệm nghề nghiệp để được cấp chứng chỉ hành nghề thiết kế xây dựng hạng I, II, III là gì?
Điều kiện kinh nghiệm nghề nghiệp để được cấp chứng chỉ hành nghề thiết kế xây dựng hạng I, II, III là gì?
Căn cứ theo Điều 82 Nghị định 175/2024/NĐ-CP quy định điều kiện kinh nghiệm nghề nghiệp để được cấp chứng chỉ hành nghề thiết kế xây dựng như sau:
Cá nhân được xét cấp chứng chỉ hành nghề thiết kế xây dựng khi đáp ứng điều kiện chung quy định tại Điều 79 Nghị định 175/2024/NĐ-CP và điều kiện kinh nghiệm nghề nghiệp tương ứng với các hạng chứng chỉ hành nghề như sau:
- Hạng I: Đã làm chủ nhiệm hoặc chủ trì thiết kế xây dựng, thẩm tra thiết kế xây dựng phần việc thuộc nội dung đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề 01 công trình từ cấp I trở lên hoặc 02 công trình cấp II.
- Hạng II: Đã làm chủ nhiệm hoặc chủ trì thiết kế xây dựng, thẩm tra thiết kế xây dựng phần việc thuộc nội dung đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề 01 công trình cấp II hoặc 02 công trình cấp III.
- Hạng III: Đã tham gia thiết kế hoặc thẩm tra thiết kế xây dựng phần việc thuộc nội dung đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề 03 công trình từ cấp III trở lên hoặc 05 công trình cấp IV.
Điều kiện kinh nghiệm nghề nghiệp để được cấp chứng chỉ hành nghề thiết kế xây dựng hạng I, II, III là gì? (Hình từ Internet)
Nội dung công việc và điều kiện kinh nghiệm nghề nghiệp để được cấp chứng chỉ hành nghề định giá xây dựng thế nào?
Căn cứ theo Điều 84 Nghị định 175/2024/NĐ-CP quy định nội dung công việc và điều kiện kinh nghiệm nghề nghiệp để được cấp chứng chỉ hành nghề định giá xây dựng như sau:
(1) Nội dung các công việc về quản lý chi phí đầu tư xây dựng gồm:
- Lập, thẩm tra tổng mức đầu tư xây dựng; phân tích rủi ro và đánh giá hiệu quả đầu tư của dự án;
- Xác định chỉ tiêu suất vốn đầu tư; định mức xây dựng; giá xây dựng công trình; chỉ số giá xây dựng;
- Đo bóc khối lượng;
- Xác định, thẩm tra dự toán xây dựng;
- Xác định giá gói thầu; giá hợp đồng trong hoạt động xây dựng;
- Kiểm soát chi phí xây dựng công trình;
- Lập, thẩm tra hồ sơ thanh toán; lập, thẩm tra hồ sơ quyết toán vốn đầu tư xây dựng; quy đổi vốn đầu tư công trình xây dựng sau khi hoàn thành được nghiệm thu bàn giao đưa vào sử dụng.
(2) Cá nhân được xét cấp chứng chỉ hành nghề định giá xây dựng khi đáp ứng điều kiện chung quy định tại Điều 79 Nghị định 175/2024/NĐ-CP và điều kiện kinh nghiệm nghề nghiệp tương ứng với các hạng chứng chỉ hành nghề như sau:
- Hạng I: Đã phụ trách lĩnh vực chuyên môn của Ban quản lý dự án chuyên ngành, Ban quản lý dự án khu vực hoặc chủ trì một trong các công việc quản lý chi phí đầu tư xây dựng 01 dự án nhóm A hoặc 02 dự án nhóm B hoặc 01 công trình từ cấp I trở lên hoặc 02 công trình cấp II;
- Hạng II: Đã phụ trách lĩnh vực chuyên môn của Ban quản lý dự án chuyên ngành, Ban quản lý dự án khu vực hoặc chủ trì một trong các công việc quản lý chi phí đầu tư xây dựng 01 dự án nhóm B hoặc 02 dự án nhóm C hoặc 01 công trình cấp II hoặc 02 công trình cấp III;
- Hạng III: Đã tham gia một trong các công việc quản lý chi phí đầu tư xây dựng 01 dự án từ nhóm C trở lên hoặc 01 công trình từ cấp III trở lên hoặc 02 công trình cấp IV.
Hội đồng xét cấp chứng chỉ hành nghề xây dựng thế nào?
Căn cứ theo Điều 91 Nghị định 175/2024/NĐ-CP quy định về hội đồng xét cấp chứng chỉ hành nghề xây dựng như sau:
(1) Người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền cấp chứng chỉ hành nghề quyết định thành lập hội đồng xét cấp chứng chỉ hành nghề (sau đây gọi tắt là hội đồng) để đánh giá năng lực hoạt động xây dựng phục vụ xét cấp chứng chỉ hành nghề đối với trường hợp đề nghị cấp mới, cấp chuyển đổi. Việc đánh giá được thực hiện trên cơ sở kết quả tổng hợp hồ sơ năng lực hoạt động xây dựng của các cá nhân đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề do đơn vị trực thuộc cơ quan có thẩm quyền cấp chứng chỉ hành nghề được giao nhiệm vụ giải quyết hồ sơ.
(2) Thành phần hội đồng do Ủy ban nhân dân tỉnh, Sở Xây dựng thành lập bao gồm:
- Chủ tịch hội đồng là người đứng đầu hoặc cấp phó của người đứng đầu của cơ quan cấp chứng chỉ hành nghề;
- Ủy viên thường trực là công chức, viên chức của cơ quan này;
- Các ủy viên tham gia hội đồng là những công chức, viên chức và các chuyên gia có chuyên ngành phù hợp với lĩnh vực đề nghị cấp mới, cấp chuyển đổi chứng chỉ hành nghề;
- Thư ký hội đồng là công chức, viên chức của cơ quan cấp chứng chỉ hành nghề.
(3) Thành phần hội đồng do tổ chức xã hội - nghề nghiệp thành lập bao gồm:
- Chủ tịch hội đồng là người đứng đầu hoặc cấp phó của người đứng đầu của tổ chức xã hội - nghề nghiệp;
- Ủy viên thường trực là thành viên của tổ chức xã hội - nghề nghiệp;
- Các ủy viên tham gia hội đồng là thành viên của tổ chức xã hội - nghề nghiệp và các chuyên gia có chuyên môn phù hợp với lĩnh vực đề nghị cấp mới, cấp chuyển đổi chứng chỉ hành nghề;
- Thư ký hội đồng là thành viên của tổ chức xã hội - nghề nghiệp.
(4) Hội đồng hoạt động theo chế độ kiêm nhiệm, theo quy chế do Chủ tịch hội đồng quyết định ban hành.
(5) Quy chế hoạt động của Hội đồng bao gồm các nội dung về nguyên tắc làm việc; cơ cấu, nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm của Hội đồng và từng thành viên Hội đồng; quy trình đánh giá năng lực hoạt động xây dựng của cá nhân; kinh phí hoạt động của Hội đồng.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu Quy chế làm việc của chi ủy chi bộ cơ sở mới nhất là mẫu nào? Chi ủy, chi bộ cơ sở họp thường lệ mấy tháng một lần?
- Mẫu sơ yếu lý lịch cá nhân của sáng lập viên thành lập quỹ từ thiện, quỹ xã hội? Điều kiện đối với sáng lập viên thành lập quỹ?
- Bảo đảm hoàn thành sắp xếp CBCCVC dôi dư sau 5 năm tinh gọn bộ máy hành chính theo Công văn 7968?
- Thời điểm xuất hóa đơn GTGT hàng xuất khẩu theo Nghị định 123? Xuất khẩu hàng hóa được sử dụng hóa đơn GTGT?
- Trình tự thủ tục cấp Giấy phép trang bị vũ khí quân dụng theo Quyết định 9312 thực hiện như thế nào?