Điều kiện đối với tổ chức chủ trì nhiệm vụ KHCN cấp quốc gia thuộc Chương trình quốc gia hỗ trợ doanh nghiệp giai đoạn 2021-2030 là gì?
- Điều kiện đối với tổ chức chủ trì nhiệm vụ KHCN cấp quốc gia thuộc Chương trình quốc gia hỗ trợ doanh nghiệp giai đoạn 2021-2030 ra sao?
- Thủ tục tuyển chọn, giao trực tiếp tổ chức chủ trì nhiệm vụ KHCN cấp quốc gia hiện nay ra sao?
- Trường hợp nào quyết định phê duyệt kết quả tuyển chọn, giao trực tiếp tổ chức chủ trì thực hiện nhiệm vụ KHCN cấp quốc gia bị hủy bỏ?
Điều kiện đối với tổ chức chủ trì nhiệm vụ KHCN cấp quốc gia thuộc Chương trình quốc gia hỗ trợ doanh nghiệp giai đoạn 2021-2030 ra sao?
Căn cứ theo quy định tại Điều 4 Thông tư 08/2017/TT-BKHCN, khoản 1 tiểu mục k Mục 2 Phần II Thủ tục hành chính ban hành kèm theo Quyết định 2198/QĐ-BKHCN năm 2022. Tổ chức chủ trì nhiệm vụ KHCN cấp quốc gia thuộc Chương trình quốc gia hỗ trợ doanh nghiệp giai đoạn 2021-2030 phải đáp ứng các điều kiện sau:
- Có chức năng hoạt động phù hợp với lĩnh vực chuyên môn của nhiệm vụ, có con dấu và tài khoản;
- Có khả năng huy động kinh phí đối ứng thực hiện nhiệm vụ theo yêu cầu đặt hàng;
- Không thuộc một trong các trường hợp sau đây:
+ Tại thời điểm nộp hồ sơ đăng ký tham gia tuyển chọn, giao trực tiếp chưa hoàn trả đầy đủ kinh phí thu hồi theo hợp đồng thực hiện các nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp quốc gia trước đây;
+ Tại thời điểm nộp hồ sơ đăng ký tham gia tuyển chọn, giao trực tiếp chưa nộp hồ sơ đề nghị đánh giá nghiệm thu nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp quốc gia khác do mình chủ trì sau 30 ngày kể từ ngày kết thúc thời gian thực hiện nhiệm vụ theo Hợp đồng, bao gồm cả thời gian được gia hạn (nếu có);
+ Tại thời điểm nộp hồ sơ đăng ký tham gia tuyển chọn, giao trực tiếp chưa hoàn thành việc đăng ký, nộp, lưu giữ các kết quả thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp quốc gia khác có sử dụng ngân sách nhà nước;
+ Tại thời điểm nộp hồ sơ đăng ký tham gia tuyển chọn, giao trực tiếp chưa thực hiện quy định về việc báo cáo ứng dụng kết quả thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp quốc gia khác có sử dụng ngân sách nhà nước mà tổ chức đã chủ trì hoặc được giao quyền sở hữu, quyền sử dụng kết quả thực hiện nhiệm vụ;
+ Có sai phạm dẫn đến bị đình chỉ thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp quốc gia khác sẽ không được đăng ký tham gia tuyển chọn, giao trực tiếp trong thời gian 01 năm kể từ khi có Quyết định đình chỉ của cơ quan có thẩm quyền.
Điều kiện đối với tổ chức chủ trì nhiệm vụ KHCN cấp quốc gia thuộc Chương trình quốc gia hỗ trợ doanh nghiệp giai đoạn 2021-2030 ra sao? (Hình từ Internet)
Thủ tục tuyển chọn, giao trực tiếp tổ chức chủ trì nhiệm vụ KHCN cấp quốc gia hiện nay ra sao?
Căn cứ theo quy định tại tiểu mục a Mục 2 Phần II Thủ tục hành chính ban hành kèm theo Quyết định 2198/QĐ-BKHCN năm 2022. Thủ tục tuyển chọn, giao trực tiếp tổ chức chủ trì nhiệm vụ KHCN cấp quốc gia hiện nay bao gồm các bước sau:
Bước | Nội dung |
Bước 1 | Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thông báo tuyển chọn, giao trực tiếp tổ chức chủ trì nhiệm vụ cấp quốc gia thuộc Chương trình trên Cổng Thông tin điện tử của Bộ KH&CN và Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng hoặc trên các phương tiện thông tin đại chúng khác và tiếp nhận hồ sơ đăng ký tuyển chọn, giao trực tiếp tổ chức chủ trì nhiệm vụ. |
Bước 2 | Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày kết thúc thời hạn tiếp nhận hồ sơ, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng kiểm tra, xác nhận tính hợp lệ của hồ sơ và lập biên bản xác nhận hồ sơ. |
Bước 3 | Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày lập biên bản, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thông báo cho tổ chức nộp hồ sơ đối với hồ sơ không hợp lệ trong trường hợp tổ chức này không có đại diện tham gia chứng kiến và ký xác nhận vào Biên bản xác nhận hồ sơ. |
Bước 4 | Bộ KH&CN thành lập và tổ chức họp Hội đồng tư vấn tuyển chọn, giao trực tiếp tổ chức chủ trì nhiệm vụ. |
Bước 5 | Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày hội đồng thông qua Biên bản họp, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thông báo bằng văn bản kết quả họp hội đồng cho tổ chức được kiến nghị giao thực hiện nhiệm vụ. Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày Hội đồng thông qua Biên bản họp, tổ chức chủ trì và chủ nhiệm nhiệm vụ được kiến nghị giao thực hiện nhiệm vụ hoàn thiện hồ sơ và nộp cho Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng. |
Bước 6 | Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đã được hoàn thiện theo kết luận của hội đồng, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng tổ chức họp thẩm kinh phí thực hiện nhiệm vụ. |
Bước 7 | Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày tổ thẩm định thông qua biên bản họp, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thông báo kết quả thẩm định kinh phí cho tổ chức chủ trì và chủ nhiệm nhiệm vụ |
Bước 8 | Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đã được hoàn thiện theo kết luận của Tổ thẩm định nội dung và dự toán kinh phí, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng phối hợp với Vụ Kế hoạch - Tài chính trực thuộc Bộ KH&CN tổng hợp, trình Bộ trưởng Bộ KH&CN xem xét, phê duyệt kết quả tuyển chọn, giao trực tiếp tổ chức chủ trì nhiệm vụ. |
Bước 9 | Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày Bộ trưởng Bộ KH&CN phê duyệt, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng công bố kết quả tuyển chọn, giao trực tiếp nhiệm vụ trên Cổng thông tin điện tử của Bộ KH&CN và Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng. |
Trường hợp nào quyết định phê duyệt kết quả tuyển chọn, giao trực tiếp tổ chức chủ trì thực hiện nhiệm vụ KHCN cấp quốc gia bị hủy bỏ?
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 17 Thông tư 08/2017/TT-BKHCN, quyết định phê duyệt kết quả tuyển chọn, giao trực tiếp tổ chức chủ trì thực hiện nhiệm vụ KHCN cấp quốc gia bị hủy bỏ trong các trường hợp sau:
- Tổ chức chủ trì nhiệm vụ KHCN cấp quốc gia có hành vi giả mạo, gian lận hoặc khai báo, cam kết không trung thực trong hồ sơ đăng ký tham gia tuyển chọn, giao trực tiếp tổ chức chủ trì thực hiện nhiệm vụ KHCNcấp quốc gia;
- Vi phạm các yêu cầu, điều kiện tham gia tuyển chọn, giao trực tiếp thực hiện nhiệm vụ KHCN;
- Có sự trùng lắp về kinh phí thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp quốc gia từ các nguồn khác của ngân sách nhà nước.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hóa đơn giá trị gia tăng dành cho các đối tượng nào? Không lập hóa đơn giá trị gia tăng khi bán hàng có phải là hành vi trốn thuế?
- Kỷ niệm chương Vì sự nghiệp Ngoại giao Việt Nam là gì? Tiêu chuẩn xét tặng đối với cá nhân công tác trong ngành Ngoại giao là gì?
- Tiêu chuẩn xét tặng danh hiệu Chiến sĩ thi đua cơ sở ngành Kiểm sát nhân dân là gì? Thẩm quyền quyết định tặng danh hiệu?
- Tổ chức chuyển mục đích sử dụng đất để thực hiện dự án đầu tư xây dựng nhà ở thương mại cần đáp ứng những điều kiện nào?
- Nội dung đánh giá hồ sơ dự thầu đối với dự án đầu tư có sử dụng đất theo phương thức 1 giai đoạn 1 túi hồ sơ gồm những gì?