Điều kiện để ngân hàng thương mại được bảo lãnh nhà ở hình thành trong tương lai từ ngày 01/4/2023 là gì?

Cho hỏi trong thời gian tới thì ngân hàng thương mại được bảo lãnh nhà ở hình thành trong tương lai khi đáp ứng điều kiện gì? Câu hỏi của bạn Trinh đến từ Đắk Lắk.

Bảo lãnh trong bán, cho thuê mua nhà ở hình thành trong tương lai là gì?

Căn cứ vào khoản 4 Điều 3 Thông tư 11/2022/TT-NHNN quy định như sau:

Giải thích từ ngữ
...
4. Bảo lãnh trong bán, cho thuê mua nhà ở hình thành trong tương lai (sau đây gọi là bảo lãnh nhà ở hình thành trong tương lai) là bảo lãnh ngân hàng, theo đó bên bảo lãnh là ngân hàng thương mại cam kết với bên nhận bảo lãnh là bên mua, bên thuê mua (sau đây gọi là bên mua) về việc sẽ thực hiện nghĩa vụ tài chính thay cho bên được bảo lãnh là chủ đầu tư khi đến thời hạn giao, nhận nhà ở đã cam kết nhưng chủ đầu tư không bàn giao nhà ở cho bên mua mà không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ tài chính theo hợp đồng mua, thuê mua nhà ở đã ký kết; chủ đầu tư phải nhận nợ và hoàn trả cho bôi bảo lãnh theo thỏa thuận đã ký. Trường hợp ngân hàng thương mại bảo lãnh trên cơ sở bảo lãnh đối ứng, bên bảo lãnh đối ứng cam kết với ngân hàng thương mại về việc sẽ thực hiện nghĩa vụ tài chính đối với ngân hàng thương mại khi ngân hàng thương mại phải thực hiện nghĩa vụ tài chính thay cho chủ đầu tư; chủ đầu tư phải nhận nợ và hoàn trả cho bên bảo lãnh đối ứng theo thỏa thuận đã ký.

Theo như quy định trên thì bảo lãnh trong bán, cho thuê mua nhà ở hình thành trong tương lai là hoạt động bảo lãnh ngân hàng.

Trong đó ngân hàng thương mại sẽ cam kết với bên nhận bảo lãnh về việc sẽ thực hiện nghĩa vụ tài chính thay cho bên được bảo lãnh khi đến thời hạn giao nhận nhà nhưng chủ đầu tư không bàn giao nhà mà không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ tài chính.

Điều kiện nào để ngân hàng thương mại được bảo lãnh nhà ở hình thành trong tương lai từ ngày 01/4/2023?

Điều kiện để ngân hàng thương mại được bảo lãnh nhà ở hình thành trong tương lai từ ngày 01/4/2023 là gì?

Điều kiện để ngân hàng thương mại được bảo lãnh nhà ở hình thành trong tương lai là gì?

Căn cứ vào khoản 1 Điều 13 Thông tư 11/2022/TT-NHNN quy định như sau:

Bảo lãnh nhà ở hình thành trong tương lai
1. Ngân hàng thương mại có đủ năng lực thực hiện bảo lãnh nhà ở hình thành trong tương lai khi:
a) Trong giấy phép thành lập và hoạt động hoặc tại văn bản sửa đổi, bổ sung giấy phép thành lập và hoạt động của ngân hàng thương mại có quy định nội dung hoạt động bảo lãnh ngân hàng;
b) Không bị cấm, hạn chế, đình chỉ, tạm đình chỉ thực hiện bảo lãnh nhà ở hình thành trong tương lai.

Theo như quy định trên thì để được bảo lãnh nhà ở hình thành trong tương lai, ngân hàng thương mại phải đáp ứng 02 điều kiện sau:

- Trong giấy phép thành lập và hoạt động hoặc tại văn bản sửa đổi, bổ sung giấy phép thành lập và hoạt động của ngân hàng thương mại có quy định nội dung hoạt động bảo lãnh ngân hàng;

- Không bị cấm, hạn chế, đình chỉ, tạm đình chỉ thực hiện bảo lãnh nhà ở hình thành trong tương lai.

Hợp đồng bảo lãnh nhà ở hình thành trong tương lai có hiệu lực khi nào?

Căn cứ vào khoản 5 Điều 13 Thông tư 11/2022/TT-NHNN quy định như sau:

Bảo lãnh nhà ở hình thành trong tương lai
...
5. Thời hạn hiệu lực và nội dung của hợp đồng bảo lãnh nhà ở hình thành trong tương lai:
a) Hợp đồng bảo lãnh nhà ở hình thành trong tương lai có hiệu lực kể từ thời điểm ký cho đến khi nghĩa vụ bảo lãnh của toàn bộ các thư bảo lãnh cho bên mua hết hiệu lực theo quy định tại Điều 23 Thông tư này và mọi nghĩa vụ của chủ đầu tư đối với ngân hàng thương mại theo hợp đồng bảo lãnh nhà ở hình thành trong tương lai đã hoàn thành;
b) Ngoài các nội dung theo quy định tại khoản 2 Điều 15 Thông tư này (trừ nội dung tại điềm h và điểm i trong trường hợp bảo lãnh trên cơ sở bảo lãnh đối ứng), hợp đồng bảo lãnh nhà ở hình thành trong tương lai còn phải có các nội dung sau:
(i) Ngân hàng thương mại có nghĩa vụ phát hành thư bảo lãnh cho bên mua khi nhận được hợp đồng mua, thuê mua nhà ở do chủ đầu tư gửi đến trước thời hạn giao, nhận nhà theo cam kết quy định tại hợp đồng mua, thuê mua nhà ở;
(ii) Ngân hàng thương mại và chủ đầu tư thỏa thuận cụ thể về việc ngân hàng thương mại hoặc chủ đầu tư có nghĩa vụ gửi thư bảo lãnh cho bên mua sau khi ngân hàng thương mại phát hành thư bảo lãnh;
(iii) Nghĩa vụ tài chính của chủ đầu tư;
(iv) Hồ sơ bên mua gửi cho ngân hàng thương mại yêu cầu thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh phải kèm theo thư bảo lãnh do ngân hàng thương mại phát hành cho bên mua.

Như vậy, hợp đồng bảo lãnh nhà ở hình thành trong tương lại sẽ có hiệu lực kể từ thời điểm ký.

Hiệu lực của hợp đồng bảo lãnh nhà ở hình thành trong tương lai sẽ được duy trì từ thời điểm ký hợp đồng bảo lãnh cho đến khi nghĩa vụ bảo lãnh của toàn bộ các thư bảo lãnh cho bên mua hết hiệu lực và mọi nghĩa vụ của chủ đầu tư đối với ngân hàng thương mại theo hợp đồng bảo lãnh đã hoàn thành.

Thông tư 11/2022/TT-NHNN sẽ có hiệu lực từ ngày 01/4/2023.

Nhà ở hình thành trong tương lai Tải về các quy định hiện hành liên quan đến Nhà ở hình thành trong tương lai
Ngân hàng thương mại Tải về trọn bộ các văn bản về Ngân hàng thương mại hiện hành
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Ngân hàng thương mại bị rút tiền hàng loạt được bán giấy tờ có giá cho Ngân hàng Nhà nước với lãi suất bao nhiêu?
Pháp luật
Tổ chức tín dụng nước ngoài nhận chuyển giao bắt buộc ngân hàng thương mại được kiểm soát đặc biệt phải kinh doanh có lãi bao nhiêu năm?
Pháp luật
Ngân hàng thương mại được chuyển giao bắt buộc có được bán lại nợ cho bên nhận chuyển giao khi khoản nợ này bị chuyển thành nợ xấu?
Pháp luật
Ngân hàng thương mại bị rút tiền hàng loạt thì phải làm sao? NHNN có can thiệp sớm đối với ngân hàng thương mại bị rút tiền hàng loạt?
Pháp luật
Mức thanh toán lần đầu khi mua bán nhà ở hình thành trong tương lai tối đa là bao nhiêu? Ai bảo lãnh cho nghĩa vụ tài chính của chủ đầu tư?
Pháp luật
Giờ làm việc của ngân hàng BIDV từ mấy giờ? Ngân hàng BIDV có làm việc vào thứ 7 chủ nhật hay không?
Pháp luật
Loại nhà ở hình thành trong tương lai nào không được đưa vào kinh doanh? Nhà ở phải có các loại giấy tờ nào để được đưa vào kinh doanh?
Pháp luật
Tài sản có của ngân hàng thương mại phát sinh từ những hoạt động nào? Dư nợ và số dư cam kết ngoại bảng của khách hàng được phân loại thế nào?
Pháp luật
Ngân hàng thương mại có được trích tiền từ tài khoản của người nộp thuế để thực hiện nộp thuế không?
Pháp luật
Các nguồn có thể tăng vốn điều lệ Ngân hàng thương mại từ 01/7/2024? Quy chế làm việc, chức năng Ủy ban quản lý rủi ro và Ủy ban nhân sự?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Nhà ở hình thành trong tương lai
1,786 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Nhà ở hình thành trong tương lai Ngân hàng thương mại

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Nhà ở hình thành trong tương lai Xem toàn bộ văn bản về Ngân hàng thương mại

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào