Điều kiện cấp Giấy phép kinh doanh sản phẩm mật mã dân sự là gì? Trình tự, thủ tục cấp Giấy phép thực hiện thế nào?
Điều kiện cấp Giấy phép kinh doanh sản phẩm, dịch vụ mật mã dân sự là gì?
Căn cứ tại Điều 4 Nghị định 58/2016/NĐ-CP quy định điều kiện cấp Giấy phép kinh doanh sản phẩm, dịch vụ mật mã dân sự như sau:
-Doanh nghiệp được cấp Giấy phép kinh doanh sản phẩm, dịch vụ mật mã dân sự khi đáp ứng đủ các Điều kiện quy định tại Khoản 2 Điều 31 Luật An toàn thông tin mạng 2015.
- Điều kiện cấp Giấy phép quy định tại điểm a khoản 2 Điều 31 Luật An toàn thông tin mạng 2015 được quy định cụ thể như sau: Doanh nghiệp phải có ít nhất 02 cán bộ kỹ thuật có trình độ đại học trở lên thuộc một trong các ngành điện tử - viễn thông, công nghệ thông tin, toán học, an toàn thông tin; cán bộ quản lý;
Điều hành tốt nghiệp một trong các ngành điện tử - viễn thông, công nghệ thông tin, toán học, an toàn thông tin hoặc tốt nghiệp một ngành khác và có chứng chỉ đào tạo về an toàn thông tin.
- Điều kiện cấp Giấy phép quy định tại Điểm đ Khoản 2 Điều 31 Luật an toàn thông tin mạng 2015 được quy định cụ thể như sau: Doanh nghiệp phải có hệ thống phục vụ khách hàng và bảo đảm kỹ thuật phù hợp với phạm vi, đối tượng cung cấp, quy mô số lượng sản phẩm.
Trình tự, thủ tục cấp Giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu sản phẩm mật mã dân sự như thế nào?
Căn cứ tại Điều 6 Nghị định 58/2016/NĐ-CP quy định trình tự, thủ tục cấp Giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu sản phẩm mật mã dân sự như sau:
- Cấp Giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu sản phẩm mật mã dân sự thực hiện theo quy định tại Điều 34 Luật an toàn thông tin mạng.
- Doanh nghiệp thực hiện các thủ tục cấp Giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu sản phẩm mật mã dân sự nộp hồ sơ trực tiếp, hoặc qua hệ thống bưu chính, hoặc dịch vụ công trực tuyến đến Ban Cơ yếu Chính phủ thông qua Cục Quản lý mật mã dân sự và Kiểm định sản phẩm mật mã theo địa chỉ quy định tại khoản 2 Điều 5 Nghị định 58/2016/NĐ-CP.
- Ban hành các Mẫu số 04, 05 thực hiện thủ tục cấp Giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu sản phẩm mật mã dân sự tại Phụ lục III kèm theo Nghị định 58/2016/NĐ-CP.
Điều kiện cấp Giấy phép kinh doanh sản phẩm, dịch vụ mật mã dân sự là gì? Trình tự, thủ tục cấp Giấy phép thực hiện thế nào? (Hình từ Internet)
Ai có thẩm quyền xử phạt vi phạm các quy định về kinh doanh sản phẩm, dịch vụ mật mã dân sự và sử dụng sản phẩm mật mã dân sự?
Căn cứ tại Điều 9 Nghị định 58/2016/NĐ-CP quy định thẩm quyền xử phạt vi phạm các quy định về kinh doanh sản phẩm, dịch vụ mật mã dân sự và sử dụng sản phẩm mật mã dân sự như sau:
- Thanh tra viên cơ yếu đang thi hành công vụ có thẩm quyền:
+ Phạt cảnh cáo.
+ Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị đến 500.000 đồng.
+ Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả.
- Chánh Thanh tra cơ yếu, Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành có thẩm quyền:
+ Phạt cảnh cáo.
+ Phạt tiền mức tối đa không quá 50.000.000 đồng.
+ Tước quyền sử dụng giấy phép có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn.
+ Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức tiền phạt quy định tại điểm b khoản 2 Điều 9 Nghị định 58/2016/NĐ-CP.
+ Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả.
- Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện có thẩm quyền:
+ Phạt cảnh cáo.
+ Phạt tiền mức tối đa không quá 25.000.000 đồng.
+ Tước quyền sử dụng giấy phép có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn.
+ Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức tiền phạt quy định tại điểm b khoản 3 Điều 9 Nghị định 58/2016/NĐ-CP.
+ Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả.
- Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền:
+ Phạt cảnh cáo.
+ Phạt tiền mức tối đa không quá 50.000.000 đồng.
+ Tước quyền sử dụng giấy phép có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn.
+ Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức tiền phạt quy định tại điểm b khoản 4 Điều 9 Nghị định 58/2016/NĐ-CP.
+ Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả.
- Công an nhân dân, Bộ đội Biên phòng, Cảnh sát biển, Hải quan, Quản lý thị trường có quyền xử phạt theo thẩm quyền quy định tại khoản 4, 5, 6, 7 Điều 39, Điều 40, Điều 41, Điều 42, khoản 4 Điều 45 Luật xử lý vi phạm hành chính số 15/2012/QH13 ngày 20 tháng 6 năm 2012 đối với các hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực mật mã dân sự được quy định tại Nghị định 58/2016/NĐ-CP.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Phế liệu kim loại màu nhập khẩu là gì? Mẫu biên bản kiểm tra chất lượng Phế liệu kim loại màu nhập khẩu làm nguyên liệu sản xuất theo QCVN?
- Mẫu Điều lệ quỹ từ thiện mới nhất? Tải mẫu? Nội dung cơ bản của điều lệ quỹ từ thiện bao gồm những gì?
- Lỗi chở quá số người quy định xe ô tô 2025? Mức phạt lỗi chở quá số người quy định? Có bị trừ điểm GPLX?
- Thống nhất về dự thảo Nghị quyết xử lý sắp xếp tổ chức bộ máy nhà nước tại Nghị quyết 15/NQ-CP?
- Mẫu bài phát biểu chúc Tết Nguyên đán của Hiệu trưởng hay và ý nghĩa? Tham khảo mẫu bài phát biểu?