Diện tích đất tối thiểu được phép thực hiện tách thửa đất trên địa bàn tỉnh Hậu Giang là bao nhiêu?
Diện tích đất tối thiểu tách thửa đất tại tỉnh Hậu Giang hiện nay là bao nhiêu?
Theo khoản 1 Điều 6 Quy định ban hành kèm theo Quyết định 01/2018/QĐ-UBND (sửa đổi bởi khoản 2 Điều 1 Quy định ban hành kèm theo Quyết định 29/2019/QĐ-UBND) về diện tích tối thiểu tách thửa đất nông nghiệp như sau:
-Thửa đất trồng cây hàng năm (đất trồng lúa, đất trồng cây hàng năm khác), đất nuôi trồng thủy sản mới sau khi tách và thửa đất còn lại phải có diện tích tối thiểu là 700m2 đối với đất tại đô thi và 1000m2 đối với đất tại nông thôn.
-Thửa đất trồng cây lâu năm, đất rừng và đất nông nghiệp khác sau khi tách thửa và thửa còn lại phải có diện tích tối thiểu là 300m2 đối với đất tại đô thị và 500m2 đối với đất tại nông thôn.
Theo khoản 2 Điều 6 Quy định ban hành kèm Quyết định 01/2018/QĐ-UBND ngày 11/01/2018 của Ủy ban nhân dân tỉnh Hậu Giang quy định về diện tích tối thiểu tách thửa đất đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp như sau:
-Đất tại đô thi: diện tích tối thiểu là 45m2, chiều rộng và chiều sâu tối thiểu 4m.
-Đất tại nông thôn: diện tích tối thiểu là 60m2, chiều rộng và chiều sâu tối thiểu là 5m.
-Trường hợp tổ chức, hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp mà quy định về chuyên ngành đã quy định cụ thể diện tích tối thiểu để thực hiện dự án thì áp dụng theo quy định của chuyên ngành.
Theo Điều 5 Quyết định 35/2014/QĐ-UBND ngày 12/11/2014 của Ủy ban nhân dân tỉnh Hậu Giang quy định về diện tích tối thổi khi tách thửa đất ở như sau:
-Thửa đất ở trong các khu đất ở được quy hoạch mới khi tiếp giáp với đường giao thông có lộ giới (hoặc chỉ giới đường đỏ) từ 20m trở lên thì diện diện tích thửa đất sau khi tách thửa và thửa đất còn lại (sau khi trừ hành lang an toàn hoặc chỉ giới đường đỏ) có diện tích tối thiểu là 45m2, chiều rộng và chiều sâu tối thiểu là 5m. Hạn mức này được áp dụng tại cả nông thôn và thành thị.
-Thửa đất ở thuộc những trường hợp còn lại thì thửa đất sau khi tách và thửa đất còn lại phải có diện tích tối thiểu là 36m2, chiều rộng và chiều sâu tối thiểu là 4m. Hạn mức này được áp dụng tại cả nông thôn và thành thị.
Diện tích tối thiểu thực hiện tách thửa đất trên địa bàn tỉnh Hậu Giang là bao nhiêu mét vuông?
Điều kiện thực hiện tách thửa đất tại Hậu Giang được quy định như thế nào?
Theo Điều 5 Quy định ban hành kèm theo Quyết định 01/2018/QĐ-UBND ngày 11/01/2018 của Ủy ban nhân dân tỉnh Hậu Giang quy định về điều kiện thực hiện tách thửa đất nông nghiệp, đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp như sau:
“Điều 5. Điều kiện thực hiện việc tách thửa
1. Có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.
2. Thửa đất không tranh chấp; thửa đất và tài sản gắn liền với đất không bị kê biên để đảm bảo thi hành án.
3. Người sử dụng đất không vi phạm quy định của pháp luật về đất đai trong quá trình sử dụng đất.
4. Diện tích được phép tách thửa để hình thành thửa đất mới và diện tích còn lại của thửa đất sau khi tách phải lớn hơn hoặc bằng diện tích tối thiểu quy định tại Điều 6 Quy định này. Trường hợp người sử dụng đất xin tách thửa thành thửa đất có diện tích nhỏ hơn diện tích tối thiểu và xin hợp thửa đất đó với thửa đất khác liền kề có cùng mục đích sử dụng để tạo thành thửa đất mới có diện tích lớn hơn hoặc bằng diện tích tối thiểu được tách thửa thì được phép tách thửa đồng thời với việc hợp thửa và cấp Giấy chứng nhận cho thửa đất mới. Thủ tục tách thửa trong trường hợp này được thực hiện đồng thời với thủ tục hợp thửa đất và cấp Giấy chứng nhận cho thửa đất mới.
5. Thửa đất không thuộc các trường hợp không được tách thửa theo các quy định khác của pháp luật.”
Theo đó, để thực hiện thủ tục tách thửa đất nông nghiệp, đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp thì phải đáp ứng được tất cả các điều kiện nêu trên.
Theo Điều 4 Quyết định 35/2014/QĐ-UBND ngày 12/11/2014 của Ủy ban nhân dân tỉnh Hậu Giang quy định về các trường hợp không được tách thửa như sau:
“Điều 4. Các trường hợp không được tách thửa
1. Diện tích đất xin tách thửa khi đã có Thông báo thu hồi đất hoặc Quyết định thu hồi đất của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.
2. Thửa đất có tài sản gắn liền với đất đang bị các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền niêm phong tài sản để thực hiện bản án có hiệu lực của Tòa án.
3. Thửa đất do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền giao hoặc cho người sử dụng đất thuê để thực hiện dự án nhưng người sử dụng đất không thực hiện đầu tư dự án.”
Theo đó, thửa đất ở không thuộc các trường hợp trên thì có thể thực hiện tách thửa theo quy định pháp luật.
Trường hợp nào không được áp dụng điều kiện về diện tích tối thiểu khi tách thửa tại tỉnh Hậu Giang?
Theo Điều 3 Quyết định 35/2014/QĐ-UBND ngày 12/11/2014 của Ủy ban nhân dân tỉnh Hậu Giang quy định:
“Điều 3. Các trường hợp không áp dụng hạn mức tối thiểu tách thửa của Quyết định này
1. Tách thửa theo quyết định thu hồi đất của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.
2. Tách thửa khi thực hiện: kết quả hòa giải thành về tranh chấp đất đai được cơ quan có thẩm quyền công nhận; việc xử lý nợ theo thỏa thuận trong hợp đồng thế chấp; Quyết định giải quyết tranh chấp, khiếu nại về đất đai của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền đã được thi hành; Bản án hoặc Quyết định của Tòa án nhân dân có hiệu lực, Quyết định của cơ quan thi hành án theo quy định của pháp luật.
3. Tách thửa đối với trường hợp thừa kế theo quy định của pháp luật.
4. Tách thửa để hiến, tặng cho Nhà nước nhằm thực hiện các dự án, công trình phục vụ phát triển kinh tế - xã hội địa phương.
5. Tách thửa để thực hiện chính sách của Nhà nước về đất đai cho hộ gia đình, cá nhân thuộc diện chính sách, hộ nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số.
6. Tách thửa theo dự án quy hoạch chi tiết được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.”
Theo đó, các trường hợp được nêu trên thì sẽ không được áp dụng hạn mức tối thiểu khi tách thửa đất ở được quy định tại Quyết định này.
Điều 4 Quy định ban hành kèm theo Quyết định 01/2018/QĐ-UBND ngày 11/01/2018 (sửa đổi bởi khoản 1 Điều 1 Quy định ban hành kèm theo Quyết định 29/2019/QĐ-UBND) quy định về các trường hợp không áp dụng hạn mức về diện tích tối thiểu như sau:
"Điều 4. Các trường hợp không áp dụng hạn mức tối thiểu được phép tách thửa theo Quy định này
1. Tách thửa để thực hiện thông báo thu hồi đất, quyết định thu hồi đất của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
2. Tách thửa khi thực hiện: Quyết định giải quyết tranh chấp về đất đai, kết quả hòa giải thành về tranh chấp đất đai được cơ quan có thẩm quyền công nhận; việc xử lý nợ theo thỏa thuận trong hợp đồng thế chấp, bảo lãnh; quyết định giải quyết khiếu nại, tố cáo về đất đai; Bản án hoặc Quyết định của Tòa án nhân dân có hiệu lực; quyết định thi hành án của cơ quan thi hành án đã được thi hành; văn bản công nhận kết quả trúng đấu giá quyền sử dụng đất phù hợp theo quy định của pháp luật.
3. Tách thửa đối với trường hợp thừa kế theo quy định của pháp luật.
4. Tách thửa để thực hiện chính sách của Nhà nước về đất đai cho hộ gia đình, cá nhân thuộc diện chính sách, hộ nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số.
5. Tách thửa đối với trường hợp tại các vị trí được xác định là đất ở theo kế hoạch sử dụng đất hàng năm cấp huyện đã được phê duyệt để tặng cho hộ gia đình, cá nhân để xây dựng nhà tình thương, nhà tình nghĩa, nhà đại đoàn kết.
6. Thửa đất có toàn bộ diện tích nằm trong hành lang bảo vệ an toàn công trình.
7. Tách thửa để thực hiện theo đồ án quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/500 (hoặc mặt bằng tổng thể) đã được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.
8. Tách thửa đất do chủ đầu tư thỏa thuận với người sử dụng đất về việc chuyển nhượng quyền sử dụng đất để thực hiện dự án đầu tư theo chủ trương đầu tư của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
9. Thửa đất bị chia tách do thành lập bản đồ địa chính chính quy.
10. Trường hợp tách thửa để chuyển mục đích sử dụng đất theo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất thì phần diện tích còn lại của thửa đất xin tách không áp dụng hạn mức tối thiểu quy định tại Quy định này.
11. Các trường hợp khác do Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện, thị xã, thành phố đề xuất Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, quyết định"
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Kế hoạch ứng dụng công nghệ thông tin trên môi trường điện tử của cơ quan nhà nước được xây dựng bao nhiêu năm?
- Phân loại hàng hóa trong hải quan được giải thích thế nào? Quy định về việc phân loại hàng hóa?
- Từ chối chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa trong trường hợp nào? Từ chối chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa trong Hiệp định CPTPP ra sao?
- Trọng tài quy chế là gì? Nguyên đơn làm đơn khởi kiện có được áp dụng giải quyết tranh chấp bằng trọng tài quy chế không?
- Kiểm tra chứng từ đối với chứng từ tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa nhập khẩu được thực hiện thế nào?