Điểm mới đáng chú ý Nghị định 24/2024/NĐ-CP hướng dẫn Luật Đấu thầu 2023 về lựa chọn nhà thầu?
Điểm mới đáng chú ý Nghị định 24/2024/NĐ-CP hướng dẫn Luật Đấu thầu 2023 về lựa chọn nhà thầu?
Ngày 27/02/2024, Chính phủ đã ban hành Nghị định 24/2024/NĐ-CP hướng dẫn Luật Đấu thầu 2023 về lựa chọn nhà thầu. Dưới đây là những nội dung đáng chú ý:
Thứ nhất, về phạm vi áp dụng của Nghị định 24/2024/NĐ-CP:
Nghị định 24/2024/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật Đấu thầu về lựa chọn nhà thầu, bao gồm:
- Khoản 6 Điều 6 về bảo đảm cạnh tranh trong đấu thầu;
- Khoản 6 Điều 10 về ưu đãi trong lựa chọn nhà thầu;
- Khoản 3 Điều 15 về chi phí trong lựa chọn nhà thầu;
- Khoản 4 Điều 19 về năng lực, kinh nghiệm của thành viên tổ chuyên gia, tổ thẩm định;
- Khoản 2 Điều 20 về các hình thức lựa chọn nhà thầu khác;
- Khoản 7 Điều 23 về chỉ định thầu;
- Khoản 4 Điều 29 về lựa chọn nhà thầu trong trường hợp đặc biệt;
- Khoản 4 Điều 36 về kế hoạch tổng thể lựa chọn nhà thầu cho dự án;
- Khoản 2 Điều 39 về nội dung kế hoạch lựa chọn nhà thầu;
- Khoản 8 Điều 43 về quy trình, thủ tục lựa chọn nhà thầu;
- Khoản 1 và khoản 5 Điều 50 về lựa chọn nhà thầu qua mạng;
- Khoản 7 Điều 53 về mua sắm tập trung;
- Khoản 3 và khoản 4 Điều 55 về lựa chọn nhà thầu cung cấp thuốc, hóa chất, vật tư xét nghiệm, thiết bị y tế;
- Khoản 4 Điều 67 về ký kết hợp đồng với nhà thầu được lựa chọn;
- Khoản 6 Điều 70 về sửa đổi hợp đồng;
- Khoản 2 Điều 84 về trách nhiệm quản lý nhà nước về đấu thầu;
- Khoản 4 Điều 86 về thanh tra, kiểm tra, giám sát hoạt động đấu thầu;
- Khoản 5 Điều 87 về xử lý vi phạm;
- Khoản 4 Điều 88 về xử lý tình huống trong đấu thầu.
Thứ hai, Nghị định 24/2024/NĐ-CP chấm dứt hiệu lực thi hành của nhiều văn bản từ ngày 27/2/2024.
Xem chi tiết: Những Nghị định nào sẽ hết hiệu khi Nghị định 24/2024/NĐ-CP chính thức áp dụng từ 27/2/2024?
Căn cứ tại Điều 134 Nghị định 24/2024/NĐ-CP thì kể từ ngày 27/2/2024, những văn bản và các điều khoản sau đây sẽ hết hiệu lực:
- Nghị định 63/2014/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đấu thầu về lựa chọn nhà thầu;
- Các Điều 69, 70, 71, 72, 73, 75, 76, 77 và 78 của Nghị định 151/2017/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý, sử dụng tài sản công;
- Các điểm b, c khoản 2 và các điểm b, c khoản 3 Điều 5 Nghị định 70/2018/NĐ-CP quy định việc quản lý, sử dụng tài sản được hình thành thông qua việc triển khai thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ sử dụng vốn nhà nước;
- Quyết định 17/2019/QĐ-TTg quy định về một số gói thầu, nội dung mua sắm nhằm duy trì hoạt động thường xuyên được áp dụng hình thức lựa chọn nhà thầu trong trường hợp đặc biệt theo quy định tại Điều 26 Luật Đấu thầu 2013.
Thứ ba, cho phép lựa chọn nhiều nhà thầu trúng thầu trong lĩnh vực y tế
Nghị định 24/2024/NĐ-CP được ban hành nhằm giải quyết khó khăn, vướng mắc về đấu thầu trong lĩnh vực y tế. Trong đó, đáng chú ý đó là Nghị định 24/2024/NĐ-CP cho phép lựa chọn nhiều nhà thầu trúng thầu.
Cụ thể, tại Điều 89 Nghị định 24/2024/NĐ-CP đã cho phép lựa chọn nhiều nhà thầu trúng thầu. Trong trường hợp nhà thầu xếp hạng cao nhất không thể cung cấp, chủ đầu tư có thể ngay lập tức ký hợp đồng với nhà thầu tiếp theo và được mời thầu theo cách cho phép các nhà thầu được chào số lượng theo khả năng cung cấp, không nhất thiết phải chào theo đúng số lượng thuốc nêu trong hồ sơ mời thầu.
Trường hợp thuốc thuộc danh mục mua sắm tập trung nhưng chưa tổ chức đấu thầu hoặc đã đấu thầu nhưng chưa lựa chọn được nhà thầu hoặc thỏa thuận khung đã ký trước đó hết hiệu lực, bệnh viện được mua sắm theo thông báo của đơn vị được giao nhiệm vụ mua sắm tập trung để đáp ứng nhu cầu sử dụng trong thời gian tối đa 12 tháng và được quỹ bảo hiểm y tế thanh toán theo đúng giá hợp đồng.
Thứ tư, được chọn báo giá cao nhất để làm giá gói thầu đối với lĩnh vực y tế.
Cụ thể, tại khoản 2 Điều 16 Nghị định 24/2024/NĐ-CP quy định về giá gói thầu và thời gian tổ chức lựa chọn nhà thầu
Nghị định 24 quy định việc thu thập báo giá là một trong 7 căn cứ để xác định giá gói thầu.
Đối với lĩnh vực y tế, trường hợp có nhiều hơn 1 báo giá thì chủ đầu tư được lựa chọn báo giá cao nhất phù hợp với khả năng tài chính và yêu cầu chuyên môn làm giá gói thầu; đối với các lĩnh vực khác thì chỉ được lấy giá trị trung bình của các báo giá làm giá gói thầu.
Thứ năm, bác sỹ, dược sỹ, các chuyên gia trong lĩnh vực y tế được tham gia tổ thẩm định đấu thầu y tế khi không đủ nhân sự.
Cụ thể tại khoản 4 Điều 19 Nghị định 24/2024/NĐ-CP quy định trường hợp chủ đầu tư không có nhân sự đáp ứng yêu cầu hoặc không lựa chọn được nhà thầu tư vấn để làm tổ chuyên gia, tổ thẩm định thì có quyền huy động, giao việc cho các nhân sự là các bác sỹ, dược sỹ, cán bộ quản lý hoặc mời các cán bộ thuộc Sở Y tế, Bộ Y tế và các chuyên gia trong lĩnh vực y tế tham gia tổ chuyên gia, tổ thẩm định để thực hiện hoạt động mua sắm.
Thứ sáu, quy định mới về chi phí trong lựa chọn nhà thầu
Điều 12 Nghị định 24/2024/NĐ-CP cũng điều chỉnh quy định về chi phí trong lựa chọn nhà thầu như:
- Chi phí lập, thẩm định hồ sơ
- Chi phí đánh giá hồ sơ
- Chi phí thẩm định kết quả lựa chọn nhà thầu
- Chi phí cho Hội đồng tư vấn giải quyết kiến nghị
- Chi phí cho Hội đồng tư vấn giải quyết kiến nghị
...
Xem thêm: Hướng dẫn tạo hồ sơ năng lực của nhà thầu khi đấu thấu qua mạng trên Hệ thống mạng đấu thấu quốc gia
Điểm mới đáng chú ý Nghị định 24/2024/NĐ-CP hướng dẫn Luật Đấu thầu 2023
Đã có mấy văn bản hướng dẫn Luật Đấu thầu 2023?
Tính điểm thời điểm hiện tại, đã có 02 nghị định và 01 thông tư hướng dẫn Luật Đấu thầu 2023. Cụ thể:
(1) Nghị định hướng dẫn Luật Đấu thầu 2023 gồm:
- Nghị định 23/2024/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Đấu thầu 2023 về lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án thuộc trường hợp phải tổ chức đấu thầu theo quy định của pháp luật quản lý ngành, lĩnh vực.
- Nghị định 24/2024/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Đấu thầu 2023 về lựa chọn nhà thầu.
(Tiếp tục cập nhật)
(2) Thông tư hướng dẫn Luật Đấu thầu 2023 gồm:
- Thông tư 01/2024/TT-BKHĐT hướng dẫn cung cấp, đăng tải thông tin về lựa chọn nhà thầu và mẫu hồ sơ đấu thầu trên Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia.
(Tiếp tục cập nhật)
Các hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động đấu thầu theo quy định của Luật Đấu thầu 2023 là những hành vi nào?
Căn cứ tại Điều 16 Luật Đấu thầu 2023 quy định các hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động đấu thầu bao gồm:
- Đưa, nhận, môi giới hối lộ.
- Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để gây ảnh hưởng, can thiệp trái pháp luật vào hoạt động đấu thầu dưới mọi hình thức.
- Thông thầu
- Gian lận trong hoạt động đấu thầu
- Cản trở trong hoạt động đấu thầu
- Không bảo đảm công bằng, minh bạch
- Tiết lộ những tài liệu, thông tin về quá trình lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư, trừ trường hợp cung cấp thông tin theo quy định tại điểm b khoản 8 và điểm g khoản 9 Điều 77, khoản 11 Điều 78, điểm h khoản 1 Điều 79, khoản 4 Điều 80, khoản 4 Điều 81, khoản 2 Điều 82, điểm b khoản 4 Điều 93 Luật Đấu thầu 2023
- Chuyển nhượng thầu đối với các trường hợp tại khoản 8 Điều 16 Luật Đấu thầu 2023.
- Tổ chức lựa chọn nhà thầu khi chưa xác định được nguồn vốn theo quy định tại khoản 3 Điều 39 Luật Đấu thầu 2023.
Tải về các quy định hiện hành liên quan đến lựa chọn nhà thầu Tải
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Sĩ quan thuộc lực lượng vũ trang nhân dân được điều động theo yêu cầu quốc phòng, an ninh có được thuê nhà ở công vụ không?
- Nhà đầu tư có được ủy quyền cho công ty điều hành huy động vốn cho dự án dầu khí ở nước ngoài không?
- Kế hoạch tài chính 05 năm xác định các mục tiêu gì? Kế hoạch tài chính 05 năm được sử dụng để làm gì?
- Được chuyển mục đích sử dụng đất rừng sản xuất thành đất thổ cư không? Hạn mức giao đất rừng sản xuất là bao nhiêu?
- Hồ sơ đăng ký giao dịch ngoại hối liên quan đến đầu tư ra nước ngoài trong hoạt động dầu khí theo Nghị định 132?