Luật Đấu thầu 2023 sửa đổi, bổ sung nhiều điểm mới đáng chú ý so với Luật hiện hành đúng không?
Chính thức có Luật Đấu thầu 2023?
Sáng ngày 17/7/2023, Phó Chủ nhiệm Văn phòng Chủ tịch nước Phạm Thanh Hà công bố Lệnh của Chủ tịch nước về 8 luật vừa được thông qua tại kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XV, trong đó có Luật Đấu thầu 2023. tải
Luật Đấu thầu 2023 gồm 10 chương với 96 điều, được ban hành nhằm tiếp tục tạo dựng khung pháp luật đầy đủ, đồng bộ, thống nhất về đấu thầu, mua sắm sử dụng nguồn vốn nhà nước; kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện luật; nâng cao tính cạnh tranh, công khai, minh bạch, hiệu quả kinh tế trong hoạt động đấu thầu.
Đồng thời, đơn giản hóa thủ tục đấu thầu lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư; cắt giảm chi phí cho doanh nghiệp; tránh thất thoát, lãng phí ngân sách, tài sản nhà nước; phòng chống, ngăn chặn tình trạng tiêu cực, tham nhũng trong hoạt động đấu thầu.
Ngoài ra, Luật Đấu thầu 2023 xây dựng cơ chế lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư phù hợp để hỗ trợ sản phẩm đổi mới sáng tạo, mua sắm xanh nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế - xã hội, bảo vệ môi trường, phát triển bền vững.
Luật Đấu thầu 2023 có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2024. tải
Xem thêm:
>> Nội dung mới nổi bật của Luật Đấu thấu 2023
>> Điểm mới đáng chú ý Nghị định 24/2024/NĐ-CP hướng dẫn Luật Đấu thầu 2023
>> Hướng dẫn tạo hồ sơ năng lực của nhà thầu khi đấu thấu qua mạng trên Hệ thống mạng đấu thấu quốc gia
Đã có Luật Đấu thầu 2023 sửa đổi, bổ sung nhiều điểm mới đáng chú ý so với Luật hiện hành đúng không?
Một số nội dung sửa đổi đáng chú ý tại Luật Đấu thấu 2023?
Trước hết về đối tượng áp dụng Luật Đấu thầu 2023, đã bổ sung điểm a khoản 2 Điều 2 về hoạt động lựa chọn nhà thầu để thực hiện bao gồm: Các gói thầu thuộc dự án đầu tư của doanh nghiệp nhà nước theo quy định của Luật Doanh nghiệp và doanh nghiệp do doanh nghiệp nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ.
Ngoài ra, quy định 9 nhóm hành vi bị cấm trong hoạt động đấu thầu tại Điều 16 Luật Đấu thầu 2023, Luật mới đã bổ sung thêm mục đích của hành vi trong quy định cấm hành vi thông thầu.
Trong đó quy định rõ các hành vi bị cấm trong hoạt động đấu thầu như: Đưa, nhận, môi giới hối lộ; Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để gây ảnh hưởng, can thiệp trái pháp luật vào hoạt động đấu thầu dưới mọi hình thức.
Các hành vi thông thầu bao gồm:
- Dàn xếp, thỏa thuận, ép buộc để một hoặc các bên chuẩn bị hồ sơ dự thầu hoặc rút hồ sơ dự thầu để một bên trúng thầu;
- Dàn xếp, thỏa thuận để từ chối cung cấp hàng hóa, dịch vụ, không ký hợp đồng thầu phụ hoặc thực hiện các hình thức thỏa thuận khác nhằm hạn chế cạnh tranh để một bên trúng thầu;
- Nhà thầu, nhà đầu tư có năng lực, kinh nghiệm đã tham dự thầu và đáp ứng yêu cầu của hồ sơ mời thầu nhưng cố ý không cung cấp tài liệu để chứng minh năng lực, kinh nghiệm khi được bên mời thầu yêu cầu làm rõ hồ sơ dự thầu hoặc khi được yêu cầu đối chiếu tài liệu nhằm tạo điều kiện để một bên trúng thầu.
Các hành vi gian lận trong đấu thầu bị nghiêm cấm bao gồm:
- Làm giả hoặc làm sai lệch thông tin, hồ sơ, tài liệu trong đấu thầu;
- Cố ý cung cấp thông tin, tài liệu không trung thực, không khách quan trong hồ sơ quan tâm, hồ sơ dự sơ tuyển, hồ sơ đăng ký thực hiện dự án đầu tư kinh doanh, hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất nhằm làm sai lệch kết quả lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư.
Ngoài ra, nhà thầu, nhà đầu tư có năng lực, kinh nghiệm đã tham dự thầu và đáp ứng yêu cầu của hồ sơ mời thầu nhưng cố ý không cung cấp tài liệu để chứng minh năng lực, kinh nghiệm khi được bên mời thầu yêu cầu làm rõ hồ sơ dự thầu hoặc khi được yêu cầu đối chiếu tài liệu nhằm tạo điều kiện để một bên trúng thầu cũng là một trong những hành vi bị cấm trong hoạt động đấu thầu.
Đáng chú ý, Luật Đấu thầu 2023 bổ sung quy định mới vào Điều 23 Luật Đấu thấu 2023, quy định cụ thể một số trường hợp lựa chọn nhà thầu trong trường hợp đặc biệt áp dụng hình thức chỉ định thầu.
Về chào hàng cạnh tranh tại Điều 23 Luật Đấu thầu 2013, Luật mới bổ sung quy định áp dụng hình thức chào hàng cạnh tranh đối với gói thầu hỗn hợp cung cấp hàng hóa và xây lắp đáp ứng điều kiện quy định tại Điều 24 Luật Đấu thầu 2023; quy định về hình thức chào hàng cạnh tranh đã cho phép áp dụng rộng rãi đối với các gói thầu mua sắm hàng hóa, dịch vụ phi tư vấn, xây lắp, và hỗn hợp.
Bên cạnh đó, việc xác định tính chất đơn giản, phức tạp của công trình xây lắp thuộc trách nhiệm của chủ đầu tư, người có thẩm quyền.
Theo đó, khi xây dựng kế hoạch lựa chọn nhà thầu, chủ đầu tư, người có thẩm quyền căn cứ quy định của pháp luật xây dựng về phân loại, phân cấp công trình và giá gói thầu để áp dụng hình thức lựa chọn nhà thầu cho phù hợp, trong đó có hình thức chào hàng cạnh tranh.
Luật đấu thầu 2023 cũng quy định mới về thanh tra, kiểm tra, giám sát hoạt động đấu thầu.
- Đáng chú ý, Luật đấu thầu mới có chương riêng về đấu thầu trong lĩnh vực y tế, cụ thể:
+ Các cơ sở y tế công lập tự quyết định mua thuốc ngoài danh mục thuốc chi trả của bảo hiểm y tế, mua vắc xin để tiêm chủng theo hình thức dịch vụ theo quy định tại Điều 55 Luật Đấu thầu 2023.
+ Quyết định lựa chọn nhà thầu thực hiện gói thầu mua sắm từ nguồn vốn vay, trừ vốn tín dụng đầu tư của nhà nước, vốn vay lại ODA, vốn vay ưu đãi của nhà tài trợ nước ngoài.
+ Cho phép chỉ định thầu để mua thuốc, thiết bị y tế trong trường hợp cấp cứu người bệnh hoặc duy trì hoạt động của cơ sở khám, chữa bệnh trong trường hợp cấp bách, tránh gây nguy hại đến tính mạng, sức khỏe người dân. Áp dụng mua sắm tập trung đối với loại thuốc hiếm có số lượng sử dụng ít theo quy định tại Điều 23 Luật Đấu thầu 2023.
Xem toàn bộ nội dung Luật Đấu thầu 2023 tại đây: tải
>> Xem thêm: Quy định mới về đấu thầu trong lĩnh vực y tế
Luật Đấu thầu 2023 có hiệu lực khi nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 95 Luật Đấu thầu 2023 quy định hiệu lực thi hành như sau:
Hiệu lực thi hành
1. Luật này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2024.
2. Luật Đấu thầu số 43/2013/QH13 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Luật số 03/2016/QH14, Luật số 04/2017/QH14, Luật số 40/2019/QH14, Luật số 64/2020/QH14 và Luật số 03/2022/QH15 (sau đây gọi là Luật Đấu thầu số 43/2013/QH13) hết hiệu lực kể từ ngày Luật này có hiệu lực thi hành, trừ quy định tại Điều 96 của Luật này.
3. Hợp đồng được ký kết theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 55 của Luật này được thực hiện trong thời hạn quy định tại hợp đồng nhưng không quá 05 năm kể từ ngày Luật này có hiệu lực thi hành.
Theo đó, Luật Đấu thầu 2023 có hiệu lực từ ngày ngày 01 tháng 01 năm 2024.
Luật Đấu thầu 2013 hết hiệu lực kể từ ngày Luật Đấu thầu 2023 có hiệu lực thi hành, trừ quy định tại Điều 96 của Luật Đấu thầu 2023.
Ngoài ra, Hợp đồng được ký kết theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 55 của Luật này được thực hiện trong thời hạn quy định tại hợp đồng nhưng không quá 05 năm kể từ ngày Luật Đấu thầu 2023 có hiệu lực thi hành.
Xem toàn bộ Luật Đấu thầu 2023 tại đây: tải
Tổng hợp trọn bộ các quy định về Đấu thầu mới nhất hiện nay Tải
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Download mẫu hợp đồng thuê đất nông nghiệp theo chuẩn Nghị định 102 mới nhất? Thời hạn cho thuê đất nông nghiệp tối đa?
- Đoạn văn nêu cảm nghĩ về một câu chuyện giáo dục tinh thần đoàn kết mà em đã được đọc được nghe kể? Học sinh tiểu học có những quyền gì?
- Bóc tách dữ liệu được thực hiện như thế nào? Dữ liệu được bóc tách bao gồm tối thiểu các trường dữ liệu đặc tả nào?
- Đất nghĩa trang có thuộc nhóm đất chưa sử dụng? Đất nghĩa trang được nhà nước giao cho tổ chức kinh tế bằng hình thức nào?
- Mẫu Nhận xét của chi ủy đối với đảng viên cuối năm? Nhận xét của chi ủy đối với đảng viên được thông báo đến ai?