Điểm bắn pháo hoa Tết Âm lịch 2025 Hưng Yên? Lịch bắn pháo hoa Tết Âm lịch 2025 Hưng Yên chi tiết?
Điểm bắn pháo hoa Tết Âm lịch 2025 Hưng Yên? Lịch bắn pháo hoa Tết Âm lịch 2025 Hưng Yên chi tiết?
Thông tin dưới đây cung cấp về: "Điểm bắn pháo hoa Tết Âm lịch 2025 Hưng Yên? Lịch bắn pháo hoa Tết Âm lịch 2025 Hưng Yên chi tiết?"
Ban Thường vụ Tỉnh ủy Hưng Yên vừa ban hành Thông báo 1909 -TB/TU Thông báo ý kiến của Ban Thường vụ Tỉnh uỷ về tổ chức bắn pháo hoa nổ dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025.
Theo đó, về chủ trương, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Hưng Yên đồng ý việc thành phố Hưng Yên, thị xã Mỹ Hào và các huyện: Văn Lâm, Văn Giang, Yên Mỹ, Khoái Châu, Ân Thi, Phù Cừ, Tiên Lữ, Kim Động tổ chức bắn pháo hoa nổ tầm thấp dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 tại 11 địa điểm.
Các điểm gồm:
(1) Quảng trường Nguyễn Văn Linh, thành phố Hưng Yên
(2) Khu vực cổng UBND thị xã Mỹ Hào
(3) Khuôn viên dự án chợ và Trung tâm thương mại Hồng Hải, xã Đại Đồng và xã Việt Hưng, huyện Văn Lâm
(4) Khu nhà ở Phố Mới, huyện văn Giang
(5) Nhà văn hóa huyện Yên Mỹ
(6) Khu nhà ở Bình Minh Phố Hiến, huyện Khoái Châu
(7) Nhà văn hóa huyện Ân Thi
(8) Khu vực Hồ điều hòa, Trung tâm Văn hóa huyện Phù Cừ
(9) Vườn hoa Trung tâm huyện Tiên Lữ
(10) Nhà Văn hóa huyện Kim Động
(11) Công ty TNHH Đầu tư phát triển nông nghiệp Vũ Hưng, xã Hiệp Cường, huyện Kim Động).
Thời gian bắn pháo hoa khoảng 15 phút, từ 0 giờ 00 phút đến 0 giờ 15 phút ngày 29/01/2025; tức ngày mồng một Tết Ất Tỵ 2025.
Kinh phí thực hiện: Các địa phương tự bảo đảm từ nguồn xã hội hoá.
Ban Thường vụ Tỉnh ủy Hưng Yên yêu cầu, quá trình thực hiện cần bảo đảm thực hiện đúng tinh thần Chỉ thị của Ban Bí thư Trung ương và của Tỉnh ủy về việc tổ chức Tết Ất Tỵ 2025; Nghị định 137/2020/NĐ-CP về quản lý, sử dụng pháo và các quy định của pháp luật có liên quan; bảo đảm an ninh, an toàn trước, trong và sau khi bắn pháo hoa.
*Lưu ý: Thông tin trên mang tính chất tham khảo
Thông tin trên đây cung cấp về: "Điểm bắn pháo hoa Tết Âm lịch 2025 Hưng Yên? Lịch bắn pháo hoa Tết Âm lịch 2025 Hưng Yên chi tiết?"
Điểm bắn pháo hoa Tết Âm lịch 2025 Hưng Yên? Lịch bắn pháo hoa Tết Âm lịch 2025 Hưng Yên chi tiết? (Hình từ Internet)
Quy định người dân được bắn pháo hoa loại nào vào Tết Âm lịch 2025?
Căn cứ tại Điều 17 Nghị định 137/2020/NĐ-CP quy định các trường hợp được sử dụng pháo hoa bao gồm:
Sử dụng pháo hoa
1. Cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân có năng lực hành vi dân sự đầy đủ được sử dụng pháo hoa trong các trường hợp sau: Lễ, tết, sinh nhật, cưới hỏi, hội nghị, khai trương, ngày kỷ niệm.
2. Cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân khi sử dụng pháo hoa chỉ được mua pháo hoa tại các tổ chức, doanh nghiệp được phép sản xuất, kinh doanh pháo hoa.
Theo đó, cá nhân có năng lực hành vi dân sự đầy đủ được sử dụng pháo hoa trong các trường hợp sau: Lễ, tết, sinh nhật, cưới hỏi, hội nghị, khai trương, ngày kỷ niệm.
Cá nhân khi sử dụng pháo hoa chỉ được mua pháo hoa tại các tổ chức, doanh nghiệp được phép sản xuất, kinh doanh pháo hoa.
Theo quy định tại khoản 1 Điều 3 Nghị định 137/2020/NĐ-CP quy định về pháo hoa như sau:
Giải thích từ ngữ
Trong Nghị định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Pháo là sản phẩm có chứa thuốc pháo, khi có tác động của xung kích thích cơ, nhiệt, hóa hoặc điện gây ra phản ứng hóa học nhành, mạnh, sinh khí, tạo ra hiệu ứng âm thanh, ánh sáng, màu sắc trong không gian, gây ra tiếng nổ hoặc không gây ra tiếng nổ. Pháo bao gồm: Pháo nổ, pháo hoa.
a) Pháo nổ là sản phẩm được chế tạo, sản xuất thủ công hoặc công nghiệp, khi có tác động của xung kích thích cơ, nhiệt, hóa hoặc điện gây ra tiếng nổ hoặc gây ra tiếng rít, tiếng nổ và hiệu ứng màu sắc trong không gian;
Pháo nổ gây ra tiếng rít, tiếng nổ và hiệu ứng màu sắc trong không gian được gọi là pháo hoa nổ;
Pháo hoa nổ tầm thấp là quả pháo có đường kính không lớn hơn 90 mm hoặc tầm bắn không vượt quá 120 m. Pháo hoa nổ tầm cao là quả pháo có đường kính trên 90 mm hoặc tầm bắn trên 120 m;
b) Pháo hoa là sản phẩm được chế tạo, sản xuất thủ công hoặc công nghiệp, khi có tác động của xung kích thích cơ, nhiệt, hóa hoặc điện tạo ra các hiệu ứng âm thanh, ánh sáng, màu sắc trong không gian, không gây ra tiếng nổ.
Như vậy, khoản 1 Điều 3 Nghị định 137/2020/NĐ-CP giải thích về hai khái niệm pháo hoa và pháo hoa nổ như sau:
- Pháo hoa nổ là loại pháo nổ gây ra tiếng rít, tiếng nổ và hiệu ứng màu sắc trong không gian.
- Pháo hoa nổ tầm thấp là quả pháo có đường kính không lớn 90mm hoặc tầm bắn không vượt quá 120m. Pháo hoa nổ tầm cao là quả pháo có đường kinh trên 90mm hoặc tầm bắn trên 120m.
Muốn sử dụng pháo hoa nổ phải được cấp phép và chỉ được bắn trong các dịp Tết, Giỗ Tổ Hùng Vương, Quốc khánh… (theo Điều 11 Nghị định 137/2020/NĐ-CP).
- Pháo hoa là sản phẩm được chế tạo, sản xuất thủ công hoặc công nghiệp, khi có tác động của xung kích thích cơ, nhiệt, hóa hoặc điện tạo ra các hiệu ứng âm thanh, ánh sáng, màu sắc trong không gian, không gây ra tiếng nổ.
Theo quy định trên, pháo hoa người dân sử dụng sẽ khác pháo nổ. Loại pháo hoa mà người dân được phép bắn không phải loại pháo hoa có tiếng nổ. Sự khác biệt lớn nhất của pháo hoa so với pháo hoa nổ là không gây ra tiếng nổ, tiếng rít.
Năm 2025, người lao động được nghỉ lễ, tết vào những ngày nào?
Căn cứ theo Điều 112 Bộ luật Lao động 2019 quy định như sau:
Nghỉ lễ, tết
1. Người lao động được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương trong những ngày lễ, tết sau đây:
a) Tết Dương lịch: 01 ngày (ngày 01 tháng 01 dương lịch);
b) Tết Âm lịch: 05 ngày;
c) Ngày Chiến thắng: 01 ngày (ngày 30 tháng 4 dương lịch);
d) Ngày Quốc tế lao động: 01 ngày (ngày 01 tháng 5 dương lịch);
đ) Quốc khánh: 02 ngày (ngày 02 tháng 9 dương lịch và 01 ngày liền kề trước hoặc sau);
e) Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương: 01 ngày (ngày 10 tháng 3 âm lịch).
2. Lao động là người nước ngoài làm việc tại Việt Nam ngoài các ngày nghỉ theo quy định tại khoản 1 Điều này còn được nghỉ thêm 01 ngày Tết cổ truyền dân tộc và 01 ngày Quốc khánh của nước họ.
3. Hằng năm, căn cứ vào điều kiện thực tế, Thủ tướng Chính phủ quyết định cụ thể ngày nghỉ quy định tại điểm b và điểm đ khoản 1 Điều này.
Như vậy, năm 2024 người lao động được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương trong những ngày lễ, tết sau đây:
(1) Tết Dương lịch: 01 ngày (ngày 01 tháng 01 dương lịch);
(2) Tết Âm lịch: 05 ngày;
(3) Ngày Chiến thắng: 01 ngày (ngày 30 tháng 4 dương lịch);
(4) Ngày Quốc tế lao động: 01 ngày (ngày 01 tháng 5 dương lịch);
(5) Quốc khánh: 02 ngày (ngày 02 tháng 9 dương lịch và 01 ngày liền kề trước hoặc sau);
(6) Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương: 01 ngày (ngày 10 tháng 3 âm lịch).
Người lao động là người nước ngoài làm việc tại Việt Nam ngoài các ngày nghỉ nêu trên còn được nghỉ thêm 01 ngày Tết cổ truyền dân tộc và 01 ngày Quốc khánh của nước họ.
Hằng năm, căn cứ vào điều kiện thực tế, Thủ tướng Chính phủ quyết định cụ thể ngày nghỉ Tết âm lịch và Quốc khánh.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu Biên bản họp gia đình phân chia đất đai? Mỗi thành viên có được cấp riêng giấy chứng nhận đối với thửa đất thuộc QSDĐ hộ gia đình không?
- Xem bói là gì? Đi xem bói có bị phạt hay không? Đi xem bói dịp Tết có phải là mê tín dị đoan không?
- Lịch nghỉ Tết ngân hàng Nam A Bank 2025 mới nhất? Quy định về cung cấp thông tin của tổ chức tín dụng?
- Câu chúc Tết 4 chữ 2025? Câu chúc Tết 4 chữ hài hước? Lịch nghỉ Tết Âm lịch 2025 từ ngày mấy âm lịch?
- Mẫu biên bản họp đại hội đồng cổ đông bất thường của công ty cổ phần mới nhất? File word mẫu biên bản họp đại hội đồng cổ đông?