Đến năm 2030, tập trung xử lý dứt điểm điểm vi phạm pháp luật có liên quan đến tội phạm trong bảo vệ đa dạng sinh học?
- Thế nào là đa dạng sinh học? Việc bảo tồn đa dạng sinh học thực hiện theo nguyên tắc nào?
- Đề án “Tăng cường phòng, chống tội phạm về đa dạng sinh học đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050” có phạm vi thế nào?
- Nhiệm vụ tăng cường công tác phòng, chống tội phạm trong bảo vệ đa dạng sinh học đến năm 2030 được quy định ra sao?
Thế nào là đa dạng sinh học? Việc bảo tồn đa dạng sinh học thực hiện theo nguyên tắc nào?
Căn cứ theo nội dung được quy định tại khoản 5 Điều 3 Luật Đa dạng sinh học 2008, đa dạng sinh học được hiểu là sự phong phú về gen, loài sinh vật và hệ sinh thái trong tự nhiên.
Theo đó, bảo tồn đa dạng sinh học dựa vào khoản 1 Điều 3 Luật Đa dạng sinh học 2008 là việc:
- Bảo vệ sự phong phú của các hệ sinh thái tự nhiên quan trọng, đặc thù hoặc đại diện;
- Bảo vệ môi trường sống tự nhiên thường xuyên hoặc theo mùa của loài hoang dã, cảnh quan môi trường, nét đẹp độc đáo của tự nhiên;
- Nuôi, trồng, chăm sóc loài thuộc Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ;
- Lưu giữ và bảo quản lâu dài các mẫu vật di truyền.
Về nguyên tắc bảo tồn đa dạng sinh học, Điều 4 Luật Đa dạng sinh học 2008 có quy định như sau:
Nguyên tắc bảo tồn và phát triển bền vững đa dạng sinh học
1. Bảo tồn đa dạng sinh học là trách nhiệm của Nhà nước và mọi tổ chức, cá nhân.
2. Kết hợp hài hòa giữa bảo tồn với khai thác, sử dụng hợp lý đa dạng sinh học; giữa bảo tồn, khai thác, sử dụng hợp lý đa dạng sinh học với việc xóa đói, giảm nghèo.
3. Bảo tồn tại chỗ là chính, kết hợp bảo tồn tại chỗ với bảo tồn chuyển chỗ.
4. Tổ chức, cá nhân hưởng lợi từ việc khai thác, sử dụng đa dạng sinh học phải chia sẻ lợi ích với các bên có liên quan; bảo đảm hài hoà giữa lợi ích của Nhà nước với lợi ích của tổ chức, cá nhân.
5. Bảo đảm quản lý rủi ro do sinh vật biến đổi gen, mẫu vật di truyền của sinh vật biến đổi gen gây ra đối với đa dạng sinh học.
Như vậy, công tác bảo tồn đa dạng sinh học được thực hiện theo 05 nguyên tắc cơ bản trên.
Đến năm 2030, tập trung xử lý dứt điểm điểm vi phạm pháp luật có liên quan đến tội phạm trong bảo vệ đa dạng sinh học? (Hình từ Internet)
Đề án “Tăng cường phòng, chống tội phạm về đa dạng sinh học đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050” có phạm vi thế nào?
Ngày 27/12/2022, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định 1623/QĐ-TTg năm 2022 về việc phê duyệt Đề án “Tăng cường phòng, chống tội phạm về đa dạng sinh học đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050”.
Trong đó, tiểu mục 1 Mục II Quyết định 1623/QĐ-TTg năm 2022 xác định phạm vi điều chỉnh của Đề án “Tăng cường phòng, chống tội phạm về đa dạng sinh học đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050” là thực hiện trên phạm vi toàn quốc đối với:
- Các hệ sinh thái (trên cạn, đất ngập nước, rừng ngập mặn, rạn san hô, thảm cỏ biển), loài hoang dã nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ;
- Loài bị đe dọa, loài đặc hữu;
- Loài ngoại lai xâm hại;
- Nguồn gen.
Như vậy, phạm vi điều chỉnh của Đề án “Tăng cường phòng, chống tội phạm về đa dạng sinh học đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050" bao gồm những nội dung trên.
Nhiệm vụ tăng cường công tác phòng, chống tội phạm trong bảo vệ đa dạng sinh học đến năm 2030 được quy định ra sao?
Nhiệm vụ tăng cường công tác phòng, chống tội phạm trong bảo vệ đa dạng sinh học đến năm 2030 được quy định tại tiểu mục 3 Mục III Quyết định 1623/QĐ-TTg năm 2022.
Cụ thể:
- Chủ động nắm chắc tình hình tội phạm và các vi phạm pháp luật có liên quan đến đa dạng sinh học trên các tuyến, địa bàn, lĩnh vực trọng điểm;
- Kịp thời phát hiện, xử lý hành vi vi phạm pháp luật, làm rõ nguyên nhân và điều kiện phát sinh tội phạm, các hành vi vi phạm pháp luật có liên quan đến tội phạm trong bảo vệ đa dạng sinh học;
- Thường xuyên rà soát xác định các địa bàn, tuyến trọng điểm về tội phạm và vi phạm pháp luật có liên quan đến tội phạm trong bảo vệ đa dạng sinh học;
- Huy động sức mạnh tổng hợp của hệ thống chính trị và người dân ở cơ sở để thực hiện công tác bảo tồn, phòng chống tội phạm và vi phạm pháp luật có liên quan đến tội phạm trong bảo vệ đa dạng sinh học;
- Tập trung xử lý nhanh, dứt điểm “điểm nóng” vi phạm pháp luật có liên quan đến tội phạm trong bảo vệ đa dạng sinh học;
- Bảo đảm tỷ lệ thụ lý tố giác, tin báo về tội phạm về đa dạng sinh học, kiến nghị khởi tố theo đúng mục tiêu của Đề án;
- Triển khai có hiệu quả các biện pháp nghiệp vụ nhằm nâng cao tỷ lệ phát hiện, xử lý tội phạm và các hành vi vi phạm pháp luật có liên quan đến tội phạm trong bảo vệ đa dạng sinh học;
- Tập trung lực lượng, phương tiện để điều tra, khám phá các vụ án, đường dây tội phạm liên tỉnh, xuyên quốc gia;
- Tổ chức các đợt thanh tra, kiểm tra và mở các cao điểm tấn công, trấn áp tội phạm có liên quan đến đa dạng sinh học;
- Tăng cường hoạt động phối hợp kiểm soát, ngăn chặn, xử lý hành vi vi phạm pháp luật có liên quan đến tội phạm trong bảo vệ đa dạng sinh học ở địa bàn liên tỉnh, liên tuyến.
Như vậy, công tác phòng, chống tội phạm trong bảo vệ đa dạng sinh học đến năm 2030 được tăng cường theo những nội dung trên. Trong đó nổi bật là nhiệm vụ tập xử lý nhanh, dứt điểm “điểm nóng” vi phạm pháp luật có liên quan đến tội phạm trong bảo vệ đa dạng sinh học.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Việc ghi sổ thu chi tài chính công đoàn cơ sở được căn cứ vào đâu? Mẫu sổ thu chi tài chính công đoàn cơ sở mới nhất?
- STT Ngày Ông Công Ông Táo? Ngày Ông Công Ông Táo CBCCVC bắt đầu nghỉ Tết Nguyên đán Ất tỵ chưa?
- Các điểm bắn pháo hoa Tết âm lịch 2025 trên cả nước? Địa điểm bắn pháo hoa Tết Nguyên đán 63 tỉnh thành năm 2025?
- Tổ chức hội thảo khoa học kỷ niệm 95 năm ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam ngày 3 2 khi nào?
- Thuế thu nhập cá nhân khi chuyển nhượng bất động sản gồm những khoản nào? Cách tính thuế ra sao?