Đến năm 2025, cá nhân, tổ chức sẽ được thanh toán trực tuyến nghĩa vụ tài chính về đất đai trên Hệ thống thanh toán trực tuyến của quốc gia?
- Phê duyệt Phương án cắt giảm, đơn giản hóa thủ tục hành chính về đất đai của Thủ tướng Chính phủ như thế nào?
- Cho phép cá nhân, tổ chức thanh toán trực tuyến nghĩa vụ tài chính về đất đai trên Hệ thống thanh toán trực tuyến của quốc gia?
- Quy định về việc tích hợp, kết nối và cung cấp dịch vụ thanh toán trực tuyến như thế nào?
Phê duyệt Phương án cắt giảm, đơn giản hóa thủ tục hành chính về đất đai của Thủ tướng Chính phủ như thế nào?
Theo Điều 1, Điều 2 Quyết định 721/QĐ-TTg năm 2022 quy định về việc đơn giản hóa thủ tục hành chính đất đai như sau:
"Điều 1. Phê duyệt Phương án cắt giảm, đơn giản hóa quy định liên quan đến hoạt động kinh doanh thuộc phạm vi chức năng quản lý nhà nước của Bộ Tài nguyên và Môi trường kèm theo Quyết định này."
"Điều 2. Giao Bộ Tài nguyên và Môi trường và các Bộ, ngành có liên quan trong phạm vi thẩm quyền có trách nhiệm triển khai thực hiện theo đúng nội dung và thời hạn quy định tại Phương án cắt giảm, đơn giản hóa quy định liên quan đến hoạt động kinh doanh đã được Thủ tướng Chính phủ thông qua tại Điều 1 của Quyết định này.
Trong quá trình triển khai thực hiện, Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ động phát hiện và kịp thời sửa đổi, bổ sung, thay thế hoặc bãi bỏ, hủy bỏ các quy định có liên quan thuộc thẩm quyền hoặc trình cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định đối với các Luật, Pháp lệnh, Nghị định của Chính phủ, Quyết định của Thủ tướng Chính phủ có quy định liên quan đến hoạt động kinh doanh cần sửa đổi, bổ sung, thay thế hoặc bãi bỏ, hủy bỏ để thực hiện Phương án cắt giảm, đơn giản hóa quy định liên quan đến hoạt động kinh doanh được Thủ tướng Chính phủ thông qua tại Điều 1 của Quyết định này."
Cho phép cá nhân, tổ chức thanh toán trực tuyến nghĩa vụ tài chính về đất đai trên Hệ thống thanh toán trực tuyến của quốc gia?
Theo Mục I Phương án ban hành kèm theo Quyết định 721/QĐ-TTg năm 2022 quy định về cắt giảm, đơn giản hóa thủ tục hành chính về đất đai có nội dung như sau như sau:
"I. QUY ĐỊNH TRONG LĨNH VỰC ĐẤT ĐAI
...
2. Thủ tục hành chính cấp tỉnh
- Thực hiện kết nối, chia sẻ dữ liệu, liên thông điện tử giữa các cơ quan thuế, tài nguyên và môi trường, kho bạc, Bộ phận Một cửa, ngân hàng hoặc tổ chức cung cấp dịch vụ trung gian thanh toán để cho phép cá nhân, tổ chức thanh toán trực tuyến nghĩa vụ tài chính về đất đai trên hệ thống thanh toán trực tuyến của Cổng Dịch vụ công quốc gia.
Lý do: Việc kết nối, chia sẻ dữ liệu, liên thông điện tử để cá nhân, tổ chức có thể thanh toán trực tuyến nghĩa vụ tài chính trong các thủ tục hành chính về đất đai giúp cắt giảm thủ tục, chi phí, thời gian đi lại liên hệ với cơ quan thuế, ngân hàng, Bộ phận Một cửa hoặc cơ quan tài nguyên và môi trường để nhận thông báo thuế, nộp nghĩa vụ tài chính và nộp chứng từ hoàn thành nghĩa vụ tài chính trong thực hiện thủ tục hành chính về đất đai. Việc kết nối, chia sẻ dữ liệu là hoàn toàn khả thi dựa trên các hệ thống thông tin đã sẵn sàng như: Hệ thống thanh toán trực tuyến của cổng Dịch vụ công quốc gia; cơ sở dữ liệu thuế; hệ thống một cửa điện tử của 63 tỉnh, thành phố đã kết nối, tích hợp với cổng Dịch vụ công quốc gia,...; đồng thời, việc này đã thực hiện thành công đối với thanh toán trực tuyến nghĩa vụ tài chính trong thực hiện thủ tục hành chính về đất đai cho hộ gia đình, cá nhân trên Cổng Dịch vụ công quốc gia.
- Lộ trình thực hiện: 2022-2025."
Như vậy, cho phép cá nhân, tổ chức thanh toán trực tuyến nghĩa vụ tài chính về đất đai trên Hệ thống thanh toán trực tuyến của quốc gia theo lộ trình thực hiện từ năm 2022-2025.
Đến năm 2025, cá nhân, tổ chức sẽ được thanh toán trực tuyến nghĩa vụ tài chính về đất đai trên Hệ thống thanh toán trực tuyến của quốc gia?
Quy định về việc tích hợp, kết nối và cung cấp dịch vụ thanh toán trực tuyến như thế nào?
Căn cứ Điều 35 Quy chế ban hành kèm theo Quyết định 31/2021/QĐ-TTg quy định như sau:
"Điều 35. Tích hợp, kết nối, cung cấp dịch vụ thanh toán trực tuyến
1. Bộ, ngành, địa phương thực hiện tích hợp, kết nối, chia sẻ chính xác, kịp thời, đầy đủ thông tin, dữ liệu liên quan về yêu cầu thực hiện nghĩa vụ tài chính với hệ thống thanh toán trực tuyến của Cổng Dịch vụ công quốc gia để thực hiện thu phí, lệ phí, thuế và các nghĩa vụ tài chính khác trong giải quyết thủ tục hành chính, thực hiện dịch vụ công.
Bộ, ngành, địa phương công khai về đầu mối phối hợp thực hiện với ngân hàng thương mại, tổ chức cung cấp dịch vụ trung gian thanh toán và các cơ quan, đơn vị có liên quan trên Cổng Dịch vụ công quốc gia làm cơ sở phối hợp thực hiện nghiệp vụ thanh quyết toán, giải quyết tra soát, khiếu nại.
2. Ngân hàng thương mại hoặc tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán đã được cấp giấy phép của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam thực hiện tích hợp, kết nối với hệ thống thanh toán trực tuyến của Cổng Dịch vụ công quốc gia để thực hiện cung ứng dịch vụ thanh toán phí, lệ phí, thuế và các nghĩa vụ tài chính khác trong giải quyết thủ tục hành chính, thực hiện dịch vụ công cho tổ chức, cá nhân.
3. Kết nối, chia sẻ thông tin, dữ liệu thanh toán
a) Cơ quan, đơn vị cung cấp dịch vụ công kết nối, chia sẻ với hệ thống thanh toán trực tuyến của Cổng Dịch vụ công quốc gia các thông tin, dữ liệu thanh toán theo yêu cầu của loại giao dịch thanh toán.
b) Thông tin, dữ liệu thanh toán được chia sẻ theo từng giao dịch thanh toán cụ thể trên cơ sở kết nối, tích hợp giữa hệ thống cung cấp dịch vụ công của cơ quan, đơn vị và hệ thống thanh toán trực tuyến của Cổng Dịch vụ công quốc gia.
c) Thông tin, dữ liệu thanh toán là cơ sở để tổ chức, cá nhân thực hiện thanh toán và ngân hàng thương mại hoặc tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán thực hiện cung ứng dịch vụ thanh toán cho tổ chức, cá nhân.
4. Việc thanh toán điện tử giữa ngân hàng thương mại hoặc tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán đến tài khoản thụ hưởng của cơ quan, đơn vị cung cấp dịch vụ công đặt tại ngân hàng thương mại hoặc kho bạc nhà nước như sau:
a) Được thực hiện không chậm hơn ngày T+2, trừ trường hợp thực hiện thanh toán điện tử liên ngân hàng thực hiện theo quy định về thời gian làm việc áp dụng trong Hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng. Trường hợp chậm thực hiện lệnh thanh toán theo thời gian quy định tại khoản này thì bị phạt chậm nộp theo quy định của cơ quan, đơn vị cung cấp dịch vụ công.
Riêng đối với tiền thuế, bảo hiểm xã hội, trong thời hạn 08 giờ làm việc kể từ khi thu tiền của tổ chức, cá nhân, cơ quan, tổ chức nhận tiền phải thực hiện chuyển tiền theo quy định của pháp luật liên quan.
b) Nội dung của lệnh thanh toán thực hiện theo hướng dẫn của các cơ quan, đơn vị cung cấp dịch vụ công và quy định pháp luật."
Như vậy, lộ trình năm 2022 - 2025, cá nhân, tổ chức sẽ được thanh toán trực tuyến nghĩa vụ tài chính về đất đai trên Hệ thống thanh toán trực tuyến của quốc gia.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Cách điền phiếu biểu quyết thi hành kỷ luật/ đề nghị thi hành kỷ luật đối với Đảng viên chuẩn Hướng dẫn 05?
- Ở giai đoạn chuẩn bị dự án đầu tư xây dựng, dự án đầu tư được thể hiện thông qua những gì? Có bao nhiêu giai đoạn đầu tư xây dựng?
- Phân chia lợi nhuận từ tài sản chung không chia sau khi ly hôn như thế nào? Khi thỏa thuận chia tài sản chung thì có cần xét tới yếu tố lỗi làm cho hôn nhân bị đổ vỡ không?
- Ai được gặp phạm nhân? Tải về mẫu đơn xin gặp mặt phạm nhân mới nhất hiện nay? Trách nhiệm của người gặp?
- Giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thương mại là phương thức giải quyết tranh chấp bắt buộc trước khi khởi kiện đúng không?