Đề xuất thay đổi khung giá tính thuế tài nguyên đối với vàng kim loại, vàng sa khoáng như thế nào?
Khung giá tính thuế tài nguyên là gì? Bảng giá tính thuế tài nguyên là gì?
Căn cứ tại khoản 2 Điều 3 Thông tư 44/2017/TT-BTC định nghĩa khung giá tính thuế tài nguyên như sau:
Khung giá tính thuế tài nguyên: Là giá tính thuế tài nguyên tối đa và tối thiểu đối với nhóm, loại tài nguyên có tính chất lý, hóa giống nhau.
Căn cứ tại khoản 3 Điều 3 Thông tư 44/2017/TT-BTC định nghĩa bảng giá tính thuế tài nguyên như sau:
Bảng giá tính thuế tài nguyên: Là bảng giá tính thuế tài nguyên do Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh) ban hành, phù hợp với Khung giá tính thuế tài nguyên của Bộ Tài chính.
Sửa đổi, bổ sung quy định về áp dụng khung giá tính thuế tài nguyên như thế nào?
Căn cứ tại khoản 1 Điều 1 Dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư 44/2017/TT-BTC sửa đổi, bổ sung quy định về "Áp dụng khung giá tính thuế tài nguyên" (Điều 5 Thông tư 44/2017/TT-BTC) như sau:
Giá tính thuế tài nguyên tại Bảng giá tính thuế tài nguyên phải phù hợp với khung giá tính thuế tài nguyên (lớn hơn hoặc bằng mức giá tối thiểu nhưng không vượt quá 20% mức giá tối đa) của nhóm, loại tài nguyên tương ứng quy định tại khung giá tính thuế tài nguyên, trừ trường hợp quy định tại Điều 6 Thông tư này.
Căn cứ tại khoản 2 Điều 1 Dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư số 44/2017/TT-BTC sửa đổi, bổ sung quy định về "Điều chỉnh, bổ sung khung giá tính thuế tài nguyên" (Điều 6 Thông tư 44/2017/TT-BTC) như sau:
Đối với trường hợp giá tài nguyên phổ biến trên thị trường của loại tài nguyên có biến động trên 20% so với Khung giá tính thuế tài nguyên, trong thời gian 30 ngày, Sở Tài chính chủ trì phối hợp với Cục Thuế, Sở Tài nguyên và Môi trường báo cáo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có văn bản trao đổi với Bộ Tài chính trước khi quyết định ban hành văn bản điều chỉnh Bảng giá tính thuế tài nguyên.
Đề xuất thay đổi khung giá tính thuế tài nguyên đối với vàng kim loại, vàng sa khoáng như thế nào? (Hình từ Internet)
Nguồn thông tin hình thành cơ sở dữ liệu giá tính thuế tài nguyên gồm những gì?
Căn cứ tại khoản 3 Điều 7 Thông tư 44/2017/TT-BTC quy định như sau:
Cơ sở dữ liệu giá tính thuế tài nguyên
1. Cơ sở dữ liệu giá tính thuế tài nguyên là thông tin liên quan đến giá tính thuế tài nguyên do cơ quan thuế thu thập, tổng hợp, phân loại.
2. Cơ sở dữ liệu giá tính thuế tài nguyên được Tổng cục Thuế xây dựng tập trung thống nhất và thường xuyên cập nhật.
3. Nguồn thông tin hình thành cơ sở dữ liệu giá tính thuế tài nguyên:
a) Khung giá tính thuế tài nguyên ban hành kèm theo Thông tư này;
b) Bảng giá tính thuế tài nguyên do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ban hành;
c) Nguồn thông tin từ tờ khai thuế tài nguyên có sẵn thể hiện trên Hồ sơ khai thuế tài nguyên do người nộp thuế kê khai;
d) Tờ khai hải quan xuất khẩu, nhập khẩu đối với loại tài nguyên, khoáng sản tương ứng được kết nối với hệ thống cơ sở dữ liệu Tờ khai điện tử của cơ quan hải quan.
đ) Báo cáo kế toán, tài chính của doanh nghiệp;
e) Giá mua, bán giao dịch của các tài nguyên, khoáng sản đang được niêm yết, mua bán trên thị trường trong nước, quốc tế.
g) Nguồn thông tin của cơ quan thuế về tình hình chấp hành pháp luật của người nộp thuế.
h) Nguồn thông tin từ nguồn khác: là các nguồn thông tin do cơ quan thuế thu thập do các cơ quan khác có liên quan cung cấp đã được kiểm chứng mức độ tin cậy.
4. Cơ sở dữ liệu giá tính thuế tài nguyên được sử dụng để:
a) Xây dựng khung giá tính thuế tài nguyên, Bảng giá tính thuế tài nguyên;
b) Phục vụ công tác quản lý rủi ro, thanh tra, kiểm tra về giá tính thuế tài nguyên.
Như vậy theo quy định trên nguồn thông tin hình thành cơ sở dữ liệu giá tính thuế tài nguyên bao gồm:
- Khung giá tính thuế tài nguyên.
- Bảng giá tính thuế tài nguyên do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ban hành.
- Nguồn thông tin từ tờ khai thuế tài nguyên có sẵn thể hiện trên Hồ sơ khai thuế tài nguyên do người nộp thuế kê khai.
- Tờ khai hải quan xuất khẩu, nhập khẩu đối với loại tài nguyên, khoáng sản tương ứng được kết nối với hệ thống cơ sở dữ liệu Tờ khai điện tử của cơ quan hải quan.
- Báo cáo kế toán, tài chính của doanh nghiệp.
- Giá mua, bán giao dịch của các tài nguyên, khoáng sản đang được niêm yết, mua bán trên thị trường trong nước, quốc tế.
- Nguồn thông tin của cơ quan thuế về tình hình chấp hành pháp luật của người nộp thuế.
- Nguồn thông tin từ nguồn khác: là các nguồn thông tin do cơ quan thuế thu thập do các cơ quan khác có liên quan cung cấp đã được kiểm chứng mức độ tin cậy.
Xem toàn bộ Dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư 44/2017/TT-BTC: Tại đây.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Danh mục hồ sơ hoàn công công trình xây dựng theo Nghị định 06 gồm những gì? Thời hạn lưu trữ hồ sơ?
- Cục cảnh sát giao thông có tiếp nhận vụ tai nạn giao thông do Cảnh sát giao thông xác minh, điều tra, giải quyết không?
- Dự toán và phương pháp xác định chi phí dịch vụ sự nghiệp công chiếu sáng đô thị, cây xanh đô thị theo Thông tư 12/2024 thế nào?
- 03 trường hợp phải thành lập Hội đồng an toàn vệ sinh lao động cơ sở? Hội đồng an toàn vệ sinh lao động có nhiệm vụ và quyền hạn gì?
- Chủ chương trình và Ban quản lý chương trình dự án đầu tư công có trách nhiệm giám sát đầu tư của cộng đồng như thế nào?