Đề xuất những nội dung nào về quản lý nhà nước về nhà giáo tại dự thảo Luật Nhà giáo? Cơ quan nào quản lý nhà nước về nhà giáo?

Đề xuất nội dung quản lý nhà nước về nhàa giáo tại dự thảo Luật Nhà giáo? Cơ quan nào quản lý nhà nước về nhà giáo?

Đề xuất những nội dung nào về quản lý nhà nước về nhà giáo tại dự thảo Luật Nhà giáo?

Căn cứ Điều 55 dự thảo Luật Nhà giáo đề xuất nội dung quản lý nhà nước về nhà giáo như sau:

- Xây dựng chiến lược, đề án, kế hoạch phát triển đội ngũ nhà giáo.

- Quy định về vị trí việc làm và định mức số lượng người làm việc; chuẩn nhà giáo, chuẩn người đứng đầu cơ sở giáo dục, chứng chỉ hành nghề đối với nhà giáo; bổ nhiệm chức danh nhà giáo; bổ nhiệm, công nhận, miễn nhiệm nhà giáo, thôi giữ chức vụ quản lý.

- Quy định về tuyển dụng nhà giáo, hợp đồng nhà giáo; thay đổi đơn vị công tác và vị trí việc làm đối với nhà giáo; nhà giáo dạy liên trường.

- Cơ chế xã hội hóa trong phát triển đội ngũ nhà giáo; quản lý quỹ khuyến khích, phát triển đội ngũ nhà giáo; quản lý tổ chức xã hội - nghề nghiệp của nhà giáo.

- Chế độ đào tạo, bồi dưỡng nhà giáo.

- Chính sách tiền lương và các chế độ đãi ngộ, hỗ trợ, thu hút đối với nhà giáo.

- Tôn vinh, khen thưởng, kỷ luật; tạm đình chỉ giảng dạy đối với nhà giáo.

- Quản lý cơ sở dữ liệu về đội ngũ nhà giáo.

- Thanh tra, kiểm tra; khiếu nại, tố cáo, giải quyết khiếu nại, giải quyết tố cáo; giải quyết tranh chấp hợp đồng nhà giáo.

Như vậy, trên đây là 09 nội dung quản lý nhà nước về nhà giáo được đề xuất tại dự thảo Luật Nhà giáo.

>> Xem toàn văn dự thảo Luật Nhà giáo của Bộ Giáo dục: Tải về

Đề xuất nội dung quản lý nhà nước về nhà giáo tại dự thảo Luật Nhà giáo? Cơ quan nào quản lý nhà nước về nhà giáo?

Đề xuất nội dung quản lý nhà nước về nhà giáo tại dự thảo Luật Nhà giáo? Cơ quan nào quản lý nhà nước về nhà giáo? (Hình ảnh Internet)

Cơ quan nào quản lý nhà nước về nhà giáo?

Tại Điều 56 dự thảo Luật Nhà giáo đã nêu rõ cơ quan quản lý nhà nước về nhà giáo bao gồm:

Cơ quan quản lý nhà nước về nhà giáo
1. Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về nhà giáo.
2. Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Lao động - Thương binh và xã hội chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện việc thống nhất quản lý nhà nước đối với nhà giáo thuộc thẩm quyền quản lý và trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn được giao.
3. Bộ Nội vụ chủ trì, phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Lao động - Thương binh và xã hội tham mưu, trình cấp có thẩm quyền quyết định số lượng và phân bổ biên chế cho ngành Giáo dục.
4. Các Bộ, cơ quan ngang Bộ trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm phối hợp thực hiện quản lý nhà nước về nhà giáo.
5. Uỷ ban nhân dân các cấp thực hiện chức năng quản lý nhà nước về nhà giáo theo phân cấp.
6. Chính phủ ban hành quy định phân cấp quản lý nhà nước về nhà giáo.

Như vậy, cơ quan quản lý nhà nước về nhà giáo được đề xuất như sau:

- Chính phủ đảm nhận vai trò thống nhất quản lý nhà nước về nhà giáo.

- Bộ Giáo dục và Đào tạo cùng với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chịu trách nhiệm thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà giáo theo thẩm quyền được giao.

- Bộ Nội vụ cùng với Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội tham mưu, hỗ trợ về số lượng và phân bổ biên chế cho ngành Giáo dục.

- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ cũng phối hợp thực hiện quản lý nhà giáo theo phạm vi nhiệm vụ của mình.

- Uỷ ban nhân dân các cấp thực hiện chức năng quản lý nhà nước về nhà giáo theo nguyên tắc phân cấp.

- Chính phủ có thẩm quyền ban hành quy định về phân cấp quản lý nhà nước về nhà giáo.

Cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục hiện nay được quy định ra sao?

Căn cứ Điều 105 Luật Giáo dục 2019 quy định cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục như sau:

- Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về giáo dục.

Chính phủ trình Quốc hội trước khi quyết định chủ trương lớn có ảnh hưởng đến quyền và nghĩa vụ học tập của công dân trong phạm vi cả nước, chủ trương về cải cách nội dung chương trình của một cấp học; hằng năm, báo cáo Quốc hội về hoạt động giáo dục và việc thực hiện ngân sách giáo dục; trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội trước khi quyết định việc áp dụng đại trà đối với chính sách mới trong giáo dục đã được thí điểm thành công mà việc áp dụng đại trà sẽ ảnh hưởng đến quyền và nghĩa vụ học tập của công dân trong phạm vi cả nước.

- Bộ Giáo dục và Đào tạo chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, giáo dục đại học, trung cấp sư phạm, cao đẳng sư phạm, giáo dục thường xuyên.

- Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về giáo dục nghề nghiệp, trừ trung cấp sư phạm, cao đẳng sư phạm.

- Bộ, cơ quan ngang Bộ, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, có trách nhiệm phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội thực hiện quản lý nhà nước về giáo dục.

- Ủy ban nhân dân các cấp thực hiện quản lý nhà nước về giáo dục theo phân cấp của Chính phủ, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, thực hiện các nhiệm vụ sau đây:

+ Kiểm tra việc chấp hành pháp luật về giáo dục của cơ sở giáo dục trên địa bàn;

+ Bảo đảm các điều kiện về đội ngũ nhà giáo, tài chính, cơ sở vật chất, thư viện và thiết bị dạy học của trường công lập thuộc phạm vi quản lý;

+ Phát triển các loại hình nhà trường, thực hiện xã hội hóa giáo dục; bảo đảm đáp ứng yêu cầu mở rộng quy mô, nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục tại địa phương;

+ Thực hiện chủ trương, chính sách của Nhà nước và chính sách của địa phương để bảo đảm quyền tự chủ, trách nhiệm giải trình về thực hiện nhiệm vụ và chất lượng giáo dục của cơ sở giáo dục thuộc phạm vi quản lý;

+ Chịu trách nhiệm về kết quả thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chính sách phát triển giáo dục tại địa phương.

Trên đây là quy định về nội dung quản lý nhà nước về giáo dục và cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục theo Luật Giáo dục 2019.

Nguyễn Đỗ Bảo Trung Lưu bài viết
660 lượt xem
Luật Nhà giáo
Nhà giáo
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Vị trí, vai trò của nhà giáo
Pháp luật
Nhà giáo có vị thế như thế nào trong xã hội? Nhà giáo có được ký hợp đồng thỉnh giảng tại cơ sở giáo dục khác?
Pháp luật
16 nội dung cập nhật tại dự thảo Luật Nhà giáo bản được trình Quốc hội cho ý kiến tại Kỳ họp thứ 8 như thế nào?
Pháp luật
Đã có Tờ trình 656 năm 2024 về Dự án Luật Nhà giáo? Cấu trúc và nội dung cơ bản của Luật Nhà giáo tại Dự án ra sao?
Pháp luật
Nhà giáo có cần học chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm không? Nhiệm vụ và quyền hạn của nhà giáo trong cơ sở hoạt động giáo dục nghề nghiệp là gì?
Pháp luật
Bằng Cao Đẳng Chuyên nghiệp có đáp ứng đủ tiêu chuẩn về trình độ chuyên môn đối với nhà giáo dạy thực hành trình độ cao đẳng không?
Pháp luật
Giáo viên dạy lớp 2 có trẻ khuyết tật trong trường phổ thông dân tộc bán trú có thuộc đối tượng được phụ cấp không?
Pháp luật
Ngày 5 tháng 10 là ngày gì? Người lao động có được nghỉ làm hưởng nguyên lương vào ngày 5 tháng 10 hàng năm không?
Pháp luật
Quy định cụ thể các chính sách đặc thù đối với nhà giáo ngoài lương cơ sở, phụ cấp tại Nghị quyết 126 như thế nào?
Pháp luật
Đề xuất những nội dung nào về quản lý nhà nước về nhà giáo tại dự thảo Luật Nhà giáo? Cơ quan nào quản lý nhà nước về nhà giáo?
Pháp luật
Cấp chứng chỉ hành nghề đối với nhà giáo trong các trường hợp nào tại dự thảo Luật Nhà giáo?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.


TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Luật Nhà giáo Nhà giáo

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Luật Nhà giáo Xem toàn bộ văn bản về Nhà giáo

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào