Đề xuất lịch nghỉ Tết Âm lịch 2023: Doanh nghiệp và người lao động có được áp dụng như cán bộ, công chức hay không?
Đề xuất lịch nghỉ Tết Âm lịch 2023: Có áp dụng đối với người lao động và doanh nghiệp không?
Căn cứ Điều 112 Bộ luật Lao động 2019 quy định nghỉ lễ, Tết như sau:
Nghỉ lễ, tết
1. Người lao động được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương trong những ngày lễ, tết sau đây:
a) Tết Dương lịch: 1 ngày (ngày 1 tháng 1 dương lịch);
b) Tết Âm lịch: 5 ngày;
c) Ngày Chiến thắng: 1 ngày (ngày 30 tháng 4 dương lịch);
d) Ngày Quốc tế lao động: 1 ngày (ngày 1 tháng 5 dương lịch);
đ) Quốc khánh: 2 ngày (ngày 2 tháng 9 dương lịch và 1 ngày liền kề trước hoặc sau);
e) Ngày Giỗ tổ Hùng Vương: 1 ngày (ngày 10 tháng 3 âm lịch).
2. Lao động là người nước ngoài làm việc tại Việt Nam ngoài các ngày nghỉ theo quy định tại Khoản 1 Điều này còn được nghỉ thêm 1 ngày Tết cổ truyền dân tộc và 1 ngày Quốc khánh của nước họ.
3. Hằng năm, căn cứ vào điều kiện thực tế, Thủ tướng Chính phủ quyết định cụ thể ngày nghỉ quy định tại Điểm b và Điểm đ Khoản 1 Điều này.
Như vậy, tuy hiện nay Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đang xin ý kiến bộ ngành hai phương án nghỉ Tết Âm lịch 2023 có thể kéo dài trong 7 ngày hoặc 9 ngày. Nhưng đề xuất về lịch nghỉ tết này được áp dụng đối với cơ quan nhà nước, mà không bắt buộc áp dụng đối với tất cả người lao động và doanh nghiệp.
Đối với doanh nghiệp, số ngày nghỉ Tết Âm lịch 2023 được xác định theo Bộ Luật lao động 2019 là 5 ngày. Như vậy, có thể doanh nghiệp chỉ cho phép người lao động nghỉ Tết Âm lịch 2023 đúng 5 ngày theo quy định, mà không bắt buộc phải cho người lao động nghỉ 7 hoặc 9 ngày như đề xuất. Trường hợp ngày nghỉ tết âm trùng với ngày nghỉ hằng tuần thì người lao động được nghỉ bù ngày nghỉ hằng tuần vào ngày làm việc kế tiếp.
Ngoài ra, tham khảo Thông báo 119/TB-LĐTBXH ngày 14/01/2022 về việc nghỉ tết Âm lịch trong năm 2023. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội khuyến khích người sử dụng lao động áp dụng thời gian nghỉ Tết Âm lịch cho người lao động như quy định đối với công chức, viên chức. Như vậy tuy không bắt buộc, nhưng dựa trên tinh thần khuyến khích, doanh nghiệp có thể cho người lao động nghỉ Tết âm lịch 2022 như đề xuất nêu trên.
Đề xuất lịch nghỉ Tết Âm lịch 2023: Doanh nghiệp và người lao động có được áp dụng như cán bộ, công chức hay không? (Hình từ Internet)
Bắt buộc người lao động đi làm vào ngày nghỉ Tết Âm lịch 2023, doanh nghiệp có bị phạt?
Căn cứ Điều 112 Bộ luật Lao động 2019 người lao động được nghỉ Tết Âm lịch 5 ngày hưởng nguyên lương.
Đồng thời căn cứ Điều 107 Bộ luật Lao động 2019, người sử dụng lao động phải đáp ứng các điều kiện sau khi sử dụng người lao động làm thêm giờ như sau:
Làm thêm giờ
2. Người sử dụng lao động được sử dụng người lao động làm thêm giờ khi đáp ứng đầy đủ các yêu cầu sau đây:
a) Phải được sự đồng ý của người lao động;
b) Bảo đảm số giờ làm thêm của người lao động không quá 50% số giờ làm việc bình thường trong 01 ngày; trường hợp áp dụng quy định thời giờ làm việc bình thường theo tuần thì tổng số giờ làm việc bình thường và số giờ làm thêm không quá 12 giờ trong 01 ngày; không quá 40 giờ trong 01 tháng;
c) Bảo đảm số giờ làm thêm của người lao động không quá 200 giờ trong 01 năm, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này.
Như vậy, người sử dụng lao động không thể bắt buộc người lao động đi làm trong khoảng thời gian nghỉ tết âm lịch 2023, mà không có sự đồng ý của người lao động. Việc sử dụng lao động làm thêm giờ trong thời gian nghỉ tết phải trả tiền lương ít nhất bằng 300% chưa kể tiền lương ngày lễ, tết, ngày nghỉ có hưởng lương đối với người lao động hưởng lương ngày.
Trường hợp nếu doanh nghiệp bắt buộc người lao động đi làm vào ngày nghỉ Tết Âm lịch 2023 có thể bị xử phạt vi phạm hành chính. Căn cứ khoản 2 Điều 18 Nghị định 12/2022/NĐ-CP quy định mức xử phạt như sau:
Vi phạm quy định về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi
2.Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có hành vi vi phạm quy định của pháp luật về nghỉ hằng tuần hoặc nghỉ hằng năm hoặc nghỉ lễ, tết.
Như vậy, việc bắt buộc người lao động làm việc vào ngày nghỉ Tết Âm lịch là vi phạm pháp luật và có thể bị xử phạt theo các quy định trên.
Thưởng Tết Âm lịch 2023 có phải là bắt buộc không?
Căn cứ Điều 104 Bộ luật Lao động 2019 quy định về tiền thưởng như sau:
Thưởng
1. Thưởng là số tiền hoặc tài sản hoặc bằng các hình thức khác mà người sử dụng lao động thưởng cho người lao động căn cứ vào kết quả sản xuất, kinh doanh, mức độ hoàn thành công việc của người lao động.
2. Quy chế thưởng do người sử dụng lao động quyết định và công bố công khai tại nơi làm việc sau khi tham khảo ý kiến của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở đối với nơi có tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở.
Ngoài ra không có quy định nào hiện hành về việc người sử dụng lao động bắt buộc thưởng tết cho người lao động. Do đó, việc thưởng Tết Âm lịch 2023 cho người lao động không phải phải là điều bắt buộc. Mà người sử dụng lao động có thể căn cứ vào kết quả kinh doanh, mức độ hoàn thành công việc của người lao động và quy chế thưởng mà quyết định việc thưởng tết cho người lao động.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Cấp ủy cấp tỉnh có chức năng gì? Cấp ủy cấp tỉnh có được giới thiệu nhân sự ứng cử chức danh chủ tịch Hội đồng nhân dân?
- Đáp án cuộc thi Quân đội Nhân dân Việt Nam 80 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành 2024 tuần 1 trên trang Báo cáo viên ra sao?
- Nghị quyết 1278 sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã của Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2023-2025 thế nào?
- Mẫu biên bản thẩm định điều kiện kinh doanh dịch vụ karaoke (dịch vụ vũ trường) mới nhất hiện nay?
- Mẫu biên bản hội nghị tổng kết công tác Đảng cuối năm mới nhất? Tải mẫu biên bản hội nghị tổng kết công tác Đảng ở đâu?