Đề xuất bổ sung quy định bảo vệ người tiêu dùng trên không gian mạng tại Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng sửa đổi như thế nào?
- Dự thảo Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng sửa đổi hiện nay có những điểm mới, bổ sung nào?
- Đề xuất quy định người tiêu dùng bao gồm cả tổ chức tại Dự thảo Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng sửa đổi như thế nào?
- Đề xuất bổ sung quy định bảo vệ người tiêu dùng trên không gian mạng tại Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng như thế nào?
Hiện nay, Dự thảo Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (sửa đổi) đã có nhiều quy định cụ thể về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng đối với các giao dịch giữa người tiêu dùng và tổ chức, cá nhân kinh doanh trên không gian mạng.
Mới đây, sáng 26/5/2023, tiếp tục Chương trình kỳ họp thứ 5, dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, Quốc hội thảo một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự án Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (sửa đổi).
Dự thảo Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng sửa đổi hiện nay có những điểm mới, bổ sung nào?
Hiện nay, so với dự thảo Chính phủ trình Quốc hội vào cuối tháng 9 năm 2022, dự thảo sau khi tiếp thu, chỉnh lý để trình Quốc hội xem xét tại kỳ họp thứ 5 này gồm: 07 Chương với 79 Điều;
- Theo đó: đã sửa đổi, bổ sung 63 Điều (bao gồm các Điều được bỏ, chuyển nội dung sang Điều khác, bổ sung 02 Điều), giữ nguyên 16 Điều; và bổ sung khoản 5 Điều 317 Bộ luật Tố tụng dân sự để đảm bảo tính thống nhất, đồng bộ của hệ thống pháp luật liên quan đến bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.
Như vậy, Dự thảo lần này so với Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng 2010 (gồm 06 Chương với 51 Điều) đã tăng thêm 01 Chương (Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân kinh doanh đối với người tiêu dùng trong các giao dịch đặc thù), chỉ giữ nguyên 01 Điều, sửa đổi 50 Điều và bổ sung mới 27 Điều. Dự thảo Luật bao gồm các Chương cụ thể như sau:
- Chương I - Những quy định chung: Gồm 13 Điều (từ Điều 1 đến Điều 13).
- Chương II - Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân kinh doanh đối với người tiêu dùng: Gồm 23 Điều (từ Điều 14 đến Điều 36).
- Chương III - Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân kinh doanh đối với người tiêu dùng trong các giao dịch đặc thù: Gồm 11 Điều (từ Điều 37 đến Điều 47).
- Chương IV - Hoạt động bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, tổ chức chính trị - xã hội và tổ chức xã hội: Gồm 6 Điều (từ Điều 48 đến Điều 53).
- Chương V - Giải quyết tranh chấp giữa người tiêu dùng và tổ chức, cá nhân kinh doanh: Gồm 20 Điều (từ Điều 54 đến Điều 73).
- Chương VI - Quản lý nhà nước về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng: Gồm 04 Điều (từ Điều 74 đến Điều 77).
- Chương VII - Điều khoản thi hành: Gồm 02 Điều (từ Điều 78 đến Điều 79).
Đề xuất bổ sung quy định bảo vệ người tiêu dùng trên không gian mạng tại Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng như thế nào? (Hình internet)
Đề xuất quy định người tiêu dùng bao gồm cả tổ chức tại Dự thảo Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng sửa đổi như thế nào?
Theo đó, Dự thảo đưa ra 02 phương án về khái niệm người tiêu dùng như sau:
- Phương án thứ nhất đề nghị quy định người tiêu dùng bao gồm cả tổ chức vì:
+ Việc mua hoặc sử dụng sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ không chỉ là hoạt động của cá nhân mà còn cả tổ chức cho mục đích tiêu dùng, không vì mục đích thương mại;
+ Việc quy định này sẽ bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức do không phải mọi tổ chức đều có khả năng tự bảo vệ trước các hành vi vi phạm từ phía nhà sản xuất, kinh doanh;
+ Kế thừa quy định tại Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng hiện hành và Pháp lệnh Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng năm 1999;
+ Pháp luật một số nước vẫn điều chỉnh người tiêu dùng bao gồm cả cá nhân và tổ chức.
- Phương án thứ hai cho rằng không cần thiết đưa “tổ chức” vào khái niệm “người tiêu dùng” vì :
+ Trong thời gian thực hiện chính sách, pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, số lượng các tổ chức có khiếu nại, khiếu kiện đến các cơ quan nhà nước là rất ít;
+ Người tiêu dùng là tổ chức có nhiều điều kiện tốt hơn so với người tiêu dùng là cá nhân khi thực hiện giao dịch mua, bán và giải quyết tranh chấp; pháp luật nhiều nước chỉ tập trung điều chỉnh đối tượng người tiêu dùng là cá nhân.
Đây cũng là phương án Chính phủ trình Quốc hội tại Tờ trình 347/TTr-CP ngày 26/9/2022.
Cuối cùng, Ủy ban Thường vụ Quốc hội thống nhất bổ sung đối tượng “tổ chức” vào nội dung quy định giải thích từ ngữ về người tiêu dùng và thể hiện một phương án theo loại phương án thứ nhất như trong Dự thảo Luật tại khoản 1 Điều 3.
- Phương án này cũng đã được Chính phủ thống nhất tại văn bản 96/CP-PL ngày 31/3/2023.
Đề xuất bổ sung quy định bảo vệ người tiêu dùng trên không gian mạng tại Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng như thế nào?
- Theo đó, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cũng cho hay, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong các giao dịch trên không gian mạng là bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp
+ Và việc thực thi trách nhiệm của các chủ thể liên quan đối với các giao dịch giữa người tiêu dùng và tổ chức, cá nhân kinh doanh trên không gian mạng.
- Dự thảo Luật đã có nhiều quy định cụ thể về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong giao dịch trên không gian mạng đối với các giao dịch giữa người tiêu dùng và tổ chức, cá nhân kinh doanh trên không gian mạng, như:
+ Quy định việc tổ chức, cá nhân kinh doanh trên không gian mạng có các trách nhiệm chung (tại Chương II);
+ Quy định về giao dịch trên không gian mạng, giao dịch trên nền tảng số (Mục 1 Chương III về Giao dịch từ xa).
Cũng tại Dự thảo Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (sửa đổi) đã bổ sung, hoàn thiện nhiều nội dung và giải pháp để bảo vệ tốt hơn quyền lợi người tiêu dùng như:
- Quy định về trách nhiệm chung của tổ chức, cá nhân kinh doanh trên không gian mạng (khoản 2 Điều 39);
- Trách nhiệm cụ thể của tổ chức thiết lập, vận hành nền tảng số trung gian (khoản 3 Điều 39);
- Xác thực danh tính tổ chức, cá nhân bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ trên nền tảng số (khoản 3 Điều 39);
- Thực hiện nghĩa vụ nhận ủy quyền của người tiêu dùng trong quá trình giao dịch trên nền tảng số (điểm n khoản 3 Điều 39)…
Ngoài ra, Chương II Dự thảo Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (sửa đổi) còn có các quy định:
- Về trách nhiệm bảo vệ thông tin của người tiêu dùng, giao kết, chấm dứt hợp đồng, tiếp nhận và xử lý khiếu nại, trách nhiệm đối với sản phẩm, hàng hóa khuyết tật, dịch vụ không bảo đảm chất lượng, không đúng như công bố…;
- Bổ sung Trách nhiệm công bố công khai thông tin cảnh báo người tiêu dùng trong giao dịch trên không gian mạng (tại Điều 40). Theo đó, nội dung này còn được điều chỉnh theo pháp luật về thương mại điện tử cũng như pháp luật khác có liên quan.
Nguồn: Cổng TTĐT Bộ Công Thương
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.