Đề xuất bổ sung danh mục tài sản công tại cơ quan nhà nước được khai thác? Hình thức khai thác tài sản công sẽ được thực hiện như thế nào theo dự thảo mới?
Tài sản công là gi?
Tài sản công là tài sản thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý, bao gồm: tài sản công phục vụ hoạt động quản lý, cung cấp dịch vụ công, bảo đảm quốc phòng, an ninh tại cơ quan, tổ chức, đơn vị; tài sản kết cấu hạ tầng phục vụ lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng; tài sản được xác lập quyền sở hữu toàn dân; tài sản công tại doanh nghiệp; tiền thuộc ngân sách nhà nước, các quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sách, dự trữ ngoại hối nhà nước; đất đai và các loại tài nguyên khác. (khoản 1 Điều 3 Luật Quản lý, sử dụng tài sản công 2017).
Đề xuất bổ sung danh mục tài sản công tại cơ quan nhà nước được khai thác? Hình thức khai thác? (Hình ảnh từ Internet)
Đề xuất bổ sung danh mục tài sản công tại cơ quan nhà nước được khai thác?
Đề xuất bổ sung Điều 12b tại khoản 7 Điều 1 Dự thảo Nghị định sửa đổi Nghị định 151/2017/NĐ-CP hướng dẫn Luật Quản lý, sử dụng tài sản công, có nội dung về danh mục tài sản công được khai thác tại cơ quan nhà nước như sau:
- Nhà ở công vụ;
- Quyền sở hữu trí tuệ, bản quyền phần mềm ứng dụng;
- Cơ sở dữ liệu;
- Tài sản phục vụ hoạt động phụ trợ, hỗ trợ trực tiếp cho việc thực hiện nhiệm vụ chính trị của cơ quan nhà nước (nhà ăn, căn tin, nhà/bãi để xe);
- Tài sản khác theo quy định của pháp luật.
Hình thức khai thác tài sản công tại cơ quan nhà nước sẽ được thực hiện như thế nào theo dự thảo mới?
Hình thức khai thác tài sản công được đề xuất bổ sung Điều 12b tại khoản 7 Điều 1 Dự thảo Nghị định sửa đổi Nghị định 151/2017/NĐ-CP hướng dẫn Luật Quản lý, sử dụng tài sản công, được thực hiện như sau:
Sửa đổi, bổ sung một số điều Nghị định số 151/2017/NĐ-CP ngày 26 tháng 12 năm 2017 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý, sử dụng tài sản công như sau:
7. Bổ sung Điều 12b như sau:
“Điều 12b. Khai thác tài sản công tại cơ quan nhà nước
...
2. Việc khai thác nhà ở công vụ được thực hiện theo quy định của Chính phủ về nhà ở.
3. Việc khai thác quyền sở hữu trí tuệ, bản quyền phần mềm ứng dụng thực hiện theo quy định của pháp luật về sở hữu trí tuệ.
4. Việc khai thác Cơ sở dữ liệu được thực hiện theo quy định của pháp luật có liên quan.
5. Việc khai thác tài sản phục vụ hoạt động phụ trợ, hỗ trợ trực tiếp cho việc thực hiện nhiệm vụ chính trị của cơ quan nhà nước nhằm bảo đảm các nhu cầu thiết yếu cho cán bộ, công chức, viên chức của cơ quan nhà nước và khách đến công tác.
a) Hình thức khai thác:
- Cơ quan nhà nước tự tổ chức khai thác tài sản công nhằm cung cấp các dịch vụ thiết yếu cho cán bộ, công chức của cơ quan nhà nước và khách đến công tác. Giá dịch vụ được thực hiện theo bảng giá của Nhà nước (đối với các sản phẩm, dịch vụ thuộc trường hợp giá dịch vụ do Nhà nước định giá theo quy định của pháp luật về giá) hoặc do Thủ trưởng cơ quan nhà nước quyết định phù hợp với giá dịch vụ tương tự trên thị trường (đối với các sản phẩm, dịch vụ không thuộc trường hợp giá dịch vụ do Nhà nước định giá theo quy định của pháp luật về giá).
- Cho tổ chức, cá nhân thuê quyền khai thác tài sản công để cung cấp các dịch vụ thiết yếu cho cán bộ, công chức của cơ quan nhà nước và khách đến công tác. Việc lựa chọn tổ chức, cá nhân thuê quyền khai thác tài sản công được thực hiện theo hình thức đấu thầu hoặc đấu giá. Bộ Tài chính hướng dẫn trường hợp áp dụng đấu thầu và trường hợp áp dụng đấu giá. Việc đấu thầu thực hiện theo quy định của pháp luật về đấu thầu. Việc đấu giá thực hiện theo quy định của pháp luật về đấu giá tài sản.
b) Thẩm quyền quyết định khai thác:
- Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan trung ương quyết định hoặc phân cấp thẩm quyền quyết định khai thác tài sản công tại cơ quan nhà nước thuộc phạm vi quản lý của bộ, cơ quan trung ương.
- Hội đồng nhân dân cấp tỉnh phân cấp thẩm quyền quyết định khai thác tài sản công tại cơ quan nhà nước thuộc phạm vi quản lý của địa phương.
c) Cơ quan nhà nước được giao quản lý, sử dụng tài sản công có trách nhiệm lập phương án khai thác tài sản công, báo cáo cơ quan quản lý cấp trên (nếu có) để báo cáo cơ quan, người có thẩm quyền quy định tại điểm b khoản này xem xét, quyết định việc khai thác tài sản công.
d) Số tiền thu được từ khai thác tài sản công, sau khi trừ đi các chi phí có liên quan, cơ quan nhà nước được giữ lại 50% để chi cho công tác quản lý và các hoạt động khác của cơ quan; nộp ngân sách nhà nước 50%.”
Theo dự thảo này thì hình thức khai thác sẽ được quy định riêng cho từng loại tài sản công cụ thể theo nội dung như trên. Bên cạnh đó, việc khai thác tài sản sông được thực hiện qua phương thức đấu giá tài sản và thực hiện theo bảng giá của Nhà nước.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 3 đã quyết nghị lấy ngày 3 2 làm ngày kỷ niệm thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam?
- Mừng thọ 70 tuổi gọi là gì? Cách tổ chức lễ mừng thọ 70 tuổi theo Thông tư 06 chi tiết, cụ thể?
- Mẫu Đơn đề nghị hoàn tiền trúng đấu giá biển số xe mới nhất hiện nay? Trường hợp nào hoàn tiền trúng đấu giá biển số xe?
- Mẫu Quy chế làm việc của chi ủy chi bộ cơ sở mới nhất là mẫu nào? Chi ủy, chi bộ cơ sở họp thường lệ mấy tháng một lần?
- Mẫu sơ yếu lý lịch cá nhân của sáng lập viên thành lập quỹ từ thiện, quỹ xã hội? Điều kiện đối với sáng lập viên thành lập quỹ?