Đề xuất Bảo hiểm xã hội Việt Nam có trách nhiệm đảm bảo tiền gửi thực hiện các khoản chi nào và đảm bảo thanh khoản với mức tối đa là bao nhiêu?
Bảo hiểm Việt Nam có vị trí, chức năng như thế nào?
Theo Điều 1 Nghị định 89/2020/NĐ-CP Bảo hiểm Việt Nam có vị trí, chức năng như sau:
Vị trí và chức năng
1. Bảo hiểm xã hội Việt Nam là cơ quan thuộc Chính phủ có chức năng tổ chức thực hiện các chế độ, chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế; tổ chức thu, chi chế độ bảo hiểm thất nghiệp; quản lý và sử dụng các quỹ: bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế; thanh tra chuyên ngành việc đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế theo quy định của pháp luật.
2. Bảo hiểm xã hội Việt Nam có tên giao dịch quốc tế tiếng Anh là Viet Nam Social Security, viết tắt là VSS.
3. Bảo hiểm xã hội Việt Nam chịu sự quản lý nhà nước của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp; của Bộ Y tế về bảo hiểm y tế; của Bộ Tài chính về chế độ tài chính đối với các quỹ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế.
Theo đó, BHXH Việt Nam là cơ quan thuộc Chính phủ, có chức năng :
+ Thực hiện các chế độ, chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế;
+ Tổ chức thu, chi chế độ bảo hiểm thất nghiệp;
+ Quản lý và sử dụng các quỹ: bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế;
+ Thanh tra chuyên ngành việc đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế theo quy định của pháp luật.
Đề xuất Bảo hiểm xã hội Việt Nam có trách nhiệm bảo đảm tiền gửi và bảo đảm thanh khoản với mức tối đa là bao nhiêu? (Hình ảnh từ Internet)
Bảo hiểm Việt Nam có những nhiệm vụ, quyền hạn gì?
Căn cứ Điều 2 Nghị định 89/2020/NĐ-CP:
Nhiệm vụ và quyền hạn
1. Đề nghị Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội trình Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bảo hiểm xã hội Việt Nam.
2. Xây dựng, trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ chiến lược, kế hoạch dài hạn, năm năm, hàng năm và các dự án, đề án khác của Bảo hiểm xã hội Việt Nam thuộc thẩm quyền quyết định của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và tổ chức thực hiện chiến lược, kế hoạch, dự án, đề án sau khi được phê duyệt.
3. Về tổ chức thực hiện chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế:
a) Ban hành văn bản hướng dẫn về thủ tục, chuyên môn, nghiệp vụ thực hiện việc giải quyết chế độ, chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế; thu, chi bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp và bảo hiểm y tế; về thanh tra chuyên ngành đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế theo quy định của pháp luật; ban hành các văn bản cá biệt và văn bản quản lý nội bộ ngành Bảo hiểm xã hội Việt Nam;
...
Theo đó, BHXH Việt Nam có các nhiệm vụ và quyền hạn theo quy định trên bao gồm:
- Tổ chức thực hiện chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế;
- Quản lý và sử dụng quỹ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế;
- Thực hiện nhiệm vụ khác về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế theo quy định của pháp luật;
- Thanh tra chuyên ngành việc đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế; xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế theo quy định của pháp luật.
- Thực hiện hợp tác quốc tế về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế theo quy định của pháp luật; tổ chức thực hiện các hiệp định song phương, đa phương về bảo hiểm xã hội thuộc phạm vi chức năng, nhiệm vụ của ngành bảo hiểm xã hội theo quy định.
- Tổ chức nghiên cứu, ứng dụng khoa học; ứng dụng công nghệ thông tin trong thống kê và quản lý bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế.
- Định kỳ 6 tháng báo cáo Hội đồng quản lý bảo hiểm xã hội về tình hình thực hiện bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế. Thực hiện chế độ báo cáo Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Tài chính, Bộ Y tế theo quy định của pháp luật.
- Thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn khác do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giao và theo quy định của pháp luật.
Đề xuất Bảo hiểm xã hội Việt Nam có trách nhiệm bảo đảm tiền gửi và bảo đảm thanh khoản với mức tối đa là bao nhiêu?
Theo đề xuất tại Điều 4 Dự thảo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ quy định cơ chế quản lý tài chính về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế và chi phí quản lý bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế tải về bảo đảm thanh khoản như sau:
Bảo đảm thanh khoản
1. Bảo hiểm xã hội Việt Nam có nhiệm vụ đảm bảo số dư trên tài khoản tiền gửi phản ánh các khoản thu, chi để thực hiện chi trả các chế độ, chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế, chi phí quản lý bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế, chi thực hiện đầu tư tài chính và các khoản chi khác theo quy định.
2. Ngoài việc đảm bảo số dư theo quy định tại khoản 1 Điều này, BHXH Việt Nam có nhiệm vụ đảm bảo thanh khoản với mức tối đa là 1,1 tháng theo tổng dự toán chi các chế độ bảo hiểm xã hội (bao gồm cả chi từ nguồn ngân sách ngân hàng nhà nước), bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế được giao hàng năm. Số dư này trong thời gian tạm thời nhàn rỗi, được gửi tiền có kỳ hạn 01 tháng theo phương thức kết thúc đầu tư tự động và được rút tại bất kỳ thời điểm nào khi Bảo hiểm xã hội Việt Nam có nhu cầu chi.
3. Trường hợp phát sinh như cầu chi đột xuất được cấp có thẩm quyền quy định mà mức đảm bảo thanh khoản quy định tại khoản 2 Điều này không đảm bảo nguồn để chi trả, Tổng giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam xem xét, quyết định số tiền bảo đảm thanh khoản cao hơn để đảm bảo nguồn chỉ trả đầy đủ, kịp thời nhu cầu chi theo quy định.
Theo đó, đề xuất Bảo hiểm xã hội Việt Nam có trách nhiệm đảm bảo tiền gửi phản ánh các khoản thu, chi để thực hiện chi trả các chế độ, chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế, chi phí quản lý bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế, chi thực hiện đầu tư tài chính và các khoản chi khác.
Bên cạnh đó, BHXH Việt Nam phải đảm bảo thanh khoản với mức tối đa là 1,1 tháng theo tổng dự toán chi các chế độ bảo hiểm xã hội (bao gồm cả chi từ nguồn ngân sách ngân hàng nhà nước), bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế được giao hàng năm.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Rối loạn lưỡng cực là gì? Nguyên nhân gây rối loạn lượng cực? Rối loạn lượng cực có tái phát không?
- Trường cao đẳng sư phạm trung ương trực thuộc cơ quan nào? Nội dung quy chế tổ chức của trường cao đẳng sư phạm trung ương?
- Tranh chấp hợp đồng dân sự là gì? Những tranh chấp về dân sự thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án bao gồm tranh chấp hợp đồng dân sự?
- Quy chế tổ chức và hoạt động của trường cao đẳng sư phạm phải được lấy ý kiến rộng rãi từ những ai?
- Caption giáng sinh ngắn? Caption noel ý nghĩa? Lễ Giáng sinh người lao động nước ngoài có được nghỉ làm không?