Để thúc đẩy chuyển đổi số trong thực hiện chính sách an sinh xã hội, chi trả không dùng tiền mặt các cơ quan có thẩm quyền phải thực hiện nhiệm vụ gì?
- Trách nhiệm của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam trong việc thúc đẩy chuyển đổi số trong thực hiện chính sách an sinh xã hội, chi trả không dùng tiền mặt là gì?
- Trách nhiệm của các tổ chức dịch vụ chi trả trong việc thúc đẩy chuyển đổi số trong thực hiện chính sách an sinh xã hội, chi trả không dùng tiền mặt là gì?
- Trách nhiệm của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội trong việc thúc đẩy chuyển đổi số trong thực hiện chính sách an sinh xã hội, chi trả không dùng tiền mặt là gì?
- Trách nhiệm của Bộ Tài chính trong việc thúc đẩy chuyển đổi số trong thực hiện chính sách an sinh xã hội, chi trả không dùng tiền mặt là gì?
Trách nhiệm của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam trong việc thúc đẩy chuyển đổi số trong thực hiện chính sách an sinh xã hội, chi trả không dùng tiền mặt là gì?
Căn cứ tại Mục 2 Chỉ thị 21/CT-TTg năm 2022 quy định trách nhiệm của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam như sau:
- Chỉ đạo các ngân hàng thương mại, tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán nghiên cứu có chính sách hỗ trợ, ưu đãi về phí dịch vụ thanh toán cho các đối tượng hưởng chính sách an sinh xã hội khi mở, sử dụng tài khoản ngân hàng, ví điện tử để nhận hỗ trợ từ ngân sách nhà nước.
- Chủ trì, phối hợp với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Công an và các cơ quan liên quan trọng hướng dẫn triển khai chi trả qua tài khoản cho đối tượng hưởng chính sách an sinh xã hội từ ngân sách nhà nước.
Để thúc đẩy chuyển đổi số trong thực hiện chính sách an sinh xã hội, chi trả không dùng tiền mặt các cơ quan có thẩm quyền phải thực hiện nhiệm vụ gì? (Hình từ Internet)
Trách nhiệm của các tổ chức dịch vụ chi trả trong việc thúc đẩy chuyển đổi số trong thực hiện chính sách an sinh xã hội, chi trả không dùng tiền mặt là gì?
Căn cứ tại Mục 8 Chỉ thị 21/CT-TTg năm 2022 quy định trách nhiệm của các tổ chức dịch vụ chi trả như sau:
- Tổ chức dịch vụ chi trả chủ động ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số, kết nối hệ thống với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và các ngân hàng thương mại, tổ chức trung gian thanh toán đảm bảo công tác chi trả từ tài khoản thuận tiện, dễ dàng, an toàn, minh bạch và bao phủ đến cấp xã; hướng dẫn, hỗ trợ người dân sử dụng các phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt.
- Phối hợp với ngành Lao động - Thương binh và Xã hội tuyên truyền, vận động, thuyết phục người dân thực hiện chủ trương chi trả không dùng tiền mặt.
- Phối hợp với các ngân hàng, tổ chức trung gian thanh toán đảm bảo quyền và lợi ích cho người dân; thực hiện công khai, minh bạch trong quản lý và chi trả chính sách an sinh xã hội.
Trách nhiệm của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội trong việc thúc đẩy chuyển đổi số trong thực hiện chính sách an sinh xã hội, chi trả không dùng tiền mặt là gì?
Căn cứ tại Mục 1 Chỉ thị 21/CT-TTg năm 2022 quy định trách nhiệm của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội như sau:
- Xây dựng và hoàn thiện cơ sở dữ liệu về các đối tượng được hưởng chính sách an sinh xã hội, kết nối, chia sẻ dữ liệu an sinh xã hội với Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư theo tiến độ của Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030 theo Quyết định số 06/QĐ-TTg ngày 06 tháng 01 năm 2022 của Thủ tướng Chính phủ (sau đây gọi tắt là Đề án 06).
- Chủ trì, phối hợp với Bộ Công an và các bộ, ngành, đoàn thể chỉ đạo Tổ công tác triển khai Đề án 06 ở cấp xã, cấp huyện rà soát, lập danh sách theo nhóm các đối tượng; đối soát, xác thực danh sách đối tượng với Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, phấn đấu hoàn thành trong quý I năm 2023.
- Chủ trì, phối hợp với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Bộ Công an và các cơ quan liên quan thúc đẩy việc triển khai chi trả qua tài khoản (bao gồm tài khoản ngân hàng, ví điện tử, tài khoản mobile money và các hình thức hợp pháp khác) cho các đối tượng hưởng chính sách an sinh xã hội, thực hiện chi trả không dùng tiền mặt cho các đối tượng hưởng chính sách an sinh xã hội ngay trong năm 2022.
- Tổ chức tuyên truyền, hướng dẫn các địa phương thực hiện chuyển đổi số trong phạm vi quản lý nhà nước được giao, phối hợp với cơ quan chi trả chính sách an sinh xã hội để thực hiện chi trả không dùng tiền mặt cho các đối tượng hưởng chính sách an sinh xã hội.
- Chủ trì, phối hợp với cơ quan liên quan xây dựng quy trình và hướng dẫn các địa phương việc thực hiện triển khai nhiệm vụ chi trả không dùng tiền mặt cho các đối tượng hưởng chính sách an sinh xã hội.
Trách nhiệm của Bộ Tài chính trong việc thúc đẩy chuyển đổi số trong thực hiện chính sách an sinh xã hội, chi trả không dùng tiền mặt là gì?
Căn cứ tại Mục 4 Chỉ thị 21/CT-TTg năm 2022 quy định trách nhiệm của Bộ Tài chính như sau:
- Chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành rà soát sửa đổi, bổ sung những quy định về quản lý, sử dụng và thanh quyết toán các chế độ chính sách an sinh xã hội cho phù hợp với chuyển đổi số và chi trả không dùng tiền mặt.
- Chỉ đạo Kho bạc Nhà nước nâng cấp Dịch vụ công trực tuyến và hướng dẫn các đơn vị Kho bạc Nhà nước địa phương phối hợp với cơ quan chi trả an sinh xã hội để triển khai thực hiện quy trình chi trả chính sách, chế độ an sinh xã hội qua tài khoản cho các đối tượng hưởng chính sách an sinh xã hội, hoàn thành trong quý I năm 2023.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tiến độ xây dựng nhà chung cư là bất động sản hình thành trong tương lai phải được công khai trước khi đưa vào kinh doanh đúng không?
- Người làm công tác y tế trong công ty thuộc nhóm 5 hay nhóm 6 trong 6 nhóm đối tượng tham dự khóa huấn luyện an toàn vệ sinh lao động?
- Ban đại diện quỹ đại chúng do ai bầu? Cuộc họp Ban đại diện quỹ đại chúng được tổ chức khi có bao nhiêu thành viên dự họp?
- Sổ theo dõi dạy bù, dạy thay dành cho tổ chuyên môn? Giáo viên có phải dạy bù ngày nghỉ Tết không?
- Quy trình đánh giá xếp loại thỏa ước lao động tập thể có nhiều doanh nghiệp tham gia theo Hướng dẫn 90?