Đề thi giữa kì 1 Hóa 10 có đáp án năm học 2024 2025 tham khảo? Đề cương ôn tập Hóa 10 giữa học kì 1 có đáp án 2024 2025?

Đề thi giữa kì 1 Hóa 10 có đáp án năm học 2024 2025 tham khảo? Đề cương ôn tập Hóa 10 giữa học kì 1 có đáp án 2024 2025?

Đề thi giữa kì 1 Hóa 10 có đáp án năm học 2024 2025 tham khảo? Đề cương ôn tập Hóa 10 giữa học kì 1 có đáp án 2024 2025?

>> Viết văn bản nghị luận về một vấn đề xã hội lớp 10 Chân trời sáng tạo?

Xem thêm: Con số 13532385396179 có ý nghĩa gì? Con số 13532385396179 có gì đặc biệt?

Đề thi giữa kì 1 Hóa 10 có đáp án năm học 2024 2025 tham khảo (Đề cương ôn tập Hóa 10 giữa học kì 1 có đáp án 2024 2025) như sau:

Đề thi giữa kì 1 Hóa 10 có đáp án năm học 2024 2025 tham khảo (Đề cương ôn tập Hóa 10 giữa học kì 1 có đáp án 2024 2025)

ĐỀ 1

PHẦN I. Câu trắc nghiệm nhiều phương án lựa chọn. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 18. Mỗi câu hỏi thí sinh chỉ chọn một phương án.

Câu 1. Sự biến đổi nào sau đây không phải là một hiện tượng hóa học?

A. Hơi nến cháy trong không khí, tạo thành khí cacbonic và hơi nước.

B. Hòa tan muối ăn vào nước, tạo thành dung dịch muối ăn.

C. Sắt cháy trong lưu huỳnh, tạo thành muối sắt(II) sufua.

D. Khí hiđro cháy trong oxi, tạo thành nước.

Câu 2. Trong nguyên tử, hạt mang điện là

A. electron, neutron. B. electron.

C. proton, neuton. D. proton, electron.

Câu 3. Đặc điểm của electron là

A. mang điện tích dương và có khối lượng.

B. mang điện tích âm và có khối lượng.

C. không mang điện và có khối lượng.

D. mang điện tích âm và không có khối lượng.

Câu 4. Nhận định đúng nhất là

A. Các nguyên tử thuộc cùng một nguyên tố hóa học thì có tính chất giống nhau.

B. Tập hợp các nguyên tử có cùng số proton đều thuộc cùng một nguyên tố hóa học.

C. Nguyên tố hóa học là những nguyên tử có cùng số neutron khác nhau số proton.

D. Nguyên tố hóa học là những nguyên tố có cùng điện tích hạt nhân.

Câu 5. Orbital có dạng hình cầu là

A. orbital s. B. orbital p. C. orbital D. orbital f.

Câu 6. Nguyên tử Chlorine (Z = 17) có số eletron hóa trị là:

A. 1. B. 3. C. 5. D. 7.

Câu 7. Trong bảng tuần hoàn, các nguyên tố hóa học được sắp xếp theo ba nguyên tắc. Nguyên tắc nào sau đây đúng?

A. Điện tích hạt nhân tăng dần

B. Cùng số lớp electron xếp cùng cột.

C. Cùng số electron hóa trị xếp cùng hàng.

D. Nguyên tử khối tăng dần.

Câu 8. Cation R+ có cấu hình electron 1s22s22p6. Vị trí (chu kì, nhóm) của nguyên tố R trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học là

A. chu kì 2, nhóm VIIIA. B. chu kì 2, nhóm VIIA.

C. chu kì 3, nhóm IA. D. chu kì 3, nhóm IIA.

Câu 9. Trong một nhóm A (trừ nhóm VIIIA), theo chiều tăng của điện tích hạt nhân nguyên tử:

A. tính kim loại giảm dần, độ âm điện tăng dần.

B. tính phi kim tăng dần, bán kính nguyên tử giảm dần.

C. tính kim loại tăng dần, bán kính nguyên tử tăng dần.

D. độ âm điện giảm dần, tính phi kim tăng dần.

Câu 10. Phát biểu nào sau đây không đúng?

A. Nguyên tử được cấu tạo từ các hạt cơ bản là p, n, e.

B. Nguyên tử có cấu trúc đặc khít, gồm vỏ nguyên tử và hạt nhân nguyên tử.

C. Hạt nhân nguyên tử cấu tạo bởi các hạt proton và hạt neutron.

D. Vỏ nguyên tử được cấu tạo từ các hạt electron

...

PHẦN III: Câu hỏi trắc nghiệm yêu cầu trả lời ngắn. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 6.

Câu 1: Almelec là hợp kim của aluminium với một lượng nhỏ magnesium và silicon (98,8% aluminium; 0,7% magnesium và 0,5% silicon) . Almelec được sử dụng làm dây điện cao thế do nhẹ, dẫn điện tốt và bền. Bán kính nguyên tử của 3 nguyên tố trên là 143 ; 118 ; 160 (pm) . Cho biết bán kính nguyên tử của nguyên tố aluminium ?

Câu 2: Nguyên tử nguyên tố R có tổng số hạt mang điện và không mang điện là 34. Trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 10. Cho 0,1 mol Hydroxide của R tác dụng với dung dịch HCl dư thu được m gam muối. Tìm m?

...Xem tiếp...

TẢI VỀ ĐỀ 1

ĐỀ 2

PHẦN I. Câu trắc nghiệm nhiều phương án lựa chọn. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 18. Mỗi câu hỏi thí sinh chỉ chọn một phương án.

Câu 1. Lớp vỏ của nguyên tử nguyên tố X có 11 electron. Điện tích hạt nhân nguyên tử X là

A. -1,76.10-18 C B. -1,826.10-18 C

C. +1,826.10-18 C D. +1,76.10-18 C

Câu 2. Số nguyên tố trong chu kì 3 và chu kì 5 lần lượt là

A. 18 và 8. B. 18 và 18. C. 8 và 18. D. 8 và 8.

Câu 3. Các hạt cấu tạo nên hạt nhân nguyên tử là

A. neutron và electron. B. electron, proton và neutron.

C. electron và proton. D. proton và neutron.

Câu 4. Cấu hình electron của Cr (Z=24) là

A. 1s22s22p63s23p63d54s2

B. 1s22s22p63s23p63d6

C. 1s22s22p63s23p63d64s1

D. 1s22s22p63s23p63d54s1

...

PHẦN II. Câu trắc nghiệm đúng sai. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 4. Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, thí sinh chọn đúng hoặc sai.(Đ – S)

Câu 1: Sulfur (S) là nguyên tố thuộc nhóm VIA, chu kì 3 trong bảng tuần hoàn.

a. Nguyên tử S có 2 lớp electron và có 6 electron lớp ngoài cùng.

b. Công thức oxide cao nhất của S có dạng SO3 và là acidic oxide.

c. Nguyên tố S có tính phi kim mạnh hơn nguyên tố O (Z =8).

d. Hydroxide ứng với oxide cao nhất của S có dạng H2SO4 và có tính acid.

Câu 2: Nitrogen (Z=7) và oxygen (Z=8) thuộc chu kì 2 của bảng tuần hoàn.

a. N và O thuộc cùng chu kì 2 vì đều có 2 electron lớp ngoài cùng.

b. N có độ âm điện lớn hơn O.

c. Bán kính của ion N3- lớn hơn ion O2-.

d. Ở trạng thái cơ bản, nguyên tử N có nhiều electron độc thân hơn nguyên tử O.

Câu 3: Nguyên tắc sắp xếp các nguyên tố vào bảng tuần hoàn:

a. Các nguyên tố được sắp xếp theo chiều tăng dần của khối lượng nguyên tử.

b. Các nguyên tố có cùng số lớp electron trong nguyên tử được xếp vào cùng một hàng.

c. Các nguyên tố có cùng số electron hóa trị được xếp vào một cột.

d. Số thứ tự của ô nguyên tố bằng số electron của nguyên nguyên tố đó.

Câu 4: Nguyên tử là hạt vô cùng nhỏ tạo thành từ các hạt nhỏ hơn, gồm hạt nhân và vỏ nguyên tử.

a. Khối lượng nguyên tử tập trung ở hạt nhân do khối lượng của electron bằng không.

b. Nguyên tố hóa học là tập hợp những nguyên tử có cùng số neutron trong hạt nhân.

c. Nguyên tố mà nguyên tử đủ 8 electron lớp ngoài cùng là khí hiếm.

d. Trong lớp electron thứ n có n2 AO và chứa tối đa 2n2 electron (n ≤ 4).

PHẦN III: Câu hỏi trắc nghiệm yêu cầu trả lời ngắn. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 6.

Câu 1: Mô hình cấu tạo của nguyên tử Sodium được biểu diễn tại hình bên dưới. Số hạt proton trong hạt nhân nguyên tử Na là bao nhiêu?

...Xem tiếp...

TẢI VỀ ĐỀ 2

TẢI VỀ ĐỀ 3

Thông tin mang tính chất tham khảo.

Đề thi giữa kì 1 Hóa 10 có đáp án năm học 2024 2025 tham khảo? Đề cương ôn tập Hóa 10 giữa học kì 1 có đáp án 2024 2025?

Đề thi giữa kì 1 Hóa 10 có đáp án năm học 2024 2025 tham khảo? Đề cương ôn tập Hóa 10 giữa học kì 1 có đáp án 2024 2025? (Hình từ Internet)

Đặc điểm môn Hóa học trong chương trình giáo dục phổ thông thế nào?

Theo Mục VII Chương trình Hóa học ban hành kèm theo Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT có nêu rõ đặc điểm môn Hóa học trong chương trình giáo dục phổ thông như sau:

+ Hoá học là ngành khoa học thuộc lĩnh vực khoa học tự nhiên, nghiên cứu về thành phần cấu trúc, tính chất và sự biến đổi của các đơn chất và hợp chất.

+ Hoá học kết hợp chặt chẽ giữa lí thuyết và thực nghiệm, là cầu nối các ngành khoa học tự nhiên khác như vật lí, sinh học, y dược và địa chất học. Những tiến bộ trong lĩnh vực hoá học gắn liền với sự phát triển của những phát hiện mới trong các lĩnh vực của các ngành sinh học, y học và vật lí. Hoá học đóng vai trò quan trọng trong cuộc sống, sản xuất, góp phần vào sự phát triển kinh tế - xã hội. Những thành tựu của hoá học được ứng dụng vào các ngành vật liệu, năng lượng, y dược, công nghệ sinh học, nông - lâm - ngư nghiệp và nhiều lĩnh vực khác.

+ Trong chương trình giáo dục phổ thông, Hoá học là môn học thuộc nhóm môn khoa học tự nhiên ở cấp trung học phổ thông, được học sinh lựa chọn theo định hướng nghề nghiệp, sở thích và năng lực của bản thân. Môn Hoá học giúp học sinh có được những tri thức cốt lõi về hoá học và ứng dụng những tri thức này vào cuộc sống, đồng thời có mối quan hệ với nhiều lĩnh vực giáo dục khác. Cùng với Toán học, Vật lí, Sinh học, Tin học và Công nghệ, môn Hoá học góp phần thúc đẩy giáo dục STEM, một trong những xu hướng giáo dục đang được coi trọng ở nhiều quốc gia trên thế giới.

+ Nội dung môn Hoá học được thiết kế thành các chủ đề vừa bảo đảm củng cố các mạch nội dung, phát triển kiến thức và kĩ năng thực hành đã hình thành từ cấp học dưới, vừa giúp học sinh có hiểu biết sâu sắc hơn về các kiến thức cơ sở chung của hoá học, làm cơ sở để học tập, làm việc, nghiên cứu.

Trong mỗi năm học, những học sinh có định hướng nghề nghiệp cần sử dụng nhiều kiến thức hoá học được chọn ba chuyên đề học tập phù hợp với nguyện vọng của bản thân và điều kiện tổ chức của nhà trường. Các chuyên đề này nhằm thực hiện yêu cầu phân hoá sâu, giúp học sinh tăng cường kiến thức và kĩ năng thực hành, vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học để giải quyết những vấn đề của thực tiễn, đáp ứng yêu cầu định hướng nghề nghiệp.

Nội dung giáo dục cốt lỗi của chương trình giáo dục phổ thông môn hóa học lớp 10 là gì?

Căn cứ theo tiểu mục 1 Mục V Chương trình Hóa học ban hành kèm theo Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT có nêu rõ nội dung giáo dục cốt lỗi của chương trình giáo dục phổ thông môn hóa học lớp 10 như sau:

Mạch nội dung

Lớp 10

Kiến thức cơ sở hoá học chung


Cấu tạo nguyên tử

x

Bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học

x

Liên kết hoá học

x

Năng lượng hoá học

x

Tốc độ phản ứng hoá học

x

Phản ứng oxi hoá - khử

x

Cân bằng hoá học


Pin điện và điện phân


Hoá học vô cơ


Nguyên tố nhóm VIIA

x

Nitrogen và Sulfur


Đại cương về kim loại


Nguyên tố nhóm IA và nhóm IIA


Sơ lược về dãy kim loại chuyển tiếp thứ nhất và phức chất


Hoá học hữu cơ


Đại cương về Hoá học hữu cơ


Hydrocarbon


Dẫn xuất halogen - Alcohol - Phenol


Hợp chất carbonyl (Aldehyde - Ketone) - Carboxylic acid


Ester - Lipid


Carbohydrate


Hợp chất chứa nitrogen


Polymer


Các chuyên đề học tập

x

Môn hóa học
Chương trình giáo dục phổ thông
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Biện pháp tu từ là gì? Các biện pháp tu từ trong văn học? Tác dụng của các loại biện pháp tu từ?
Pháp luật
Viết đoạn văn thể hiện tình cảm cảm xúc về một câu chuyện lớp 5? Tuổi của học sinh lớp 5 là bao nhiêu?
Pháp luật
Viết đoạn văn tả một đồ vật trong nhà mà em yêu thích ngắn gọn? Đổi mới cách đánh giá học sinh trong môn Ngữ văn ra sao?
Pháp luật
Nội dung cần nắm trong nội dung môn Toán học lớp 8 về định lý Định lý Pytago theo quy định pháp luật là gì?
Pháp luật
Môn Toán học lớp 9: Nội dung cần nắm về Phương trình và hệ phương trình theo quy định pháp luật là gì?
Pháp luật
Viết một bức thư hỏi thăm sức khỏe ông bà lớp 4 ngắn gọn, cảm động? Bài văn viết thư cho ông bà lớp 4 ngắn? Nhiệm vụ của học sinh tiểu học?
Pháp luật
Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc về một bài thơ lục bát hay, chọn lọc? Nhiệm vụ của học sinh trung học là gì?
Pháp luật
Viết đoạn văn nêu ý kiến về một hiện tượng xã hội lớp 5? Yêu cầu chung cần đạt về năng lực đặc thù của học sinh theo chương trình GDPT 2018?
Pháp luật
Mẫu nhận xét các môn học tiểu học giữa kì 1 theo Thông tư 27 mới nhất năm 2023 như thế nào? Tải mẫu nhận xét các môn học tiểu học ở đâu?
Pháp luật
Viết đoạn văn 200 chữ về điều bản thân cần làm để tuổi trẻ có ý nghĩa? Đặc điểm môn Văn chương trình GDPT là gì?
Pháp luật
Viết đoạn văn thể hiện tình cảm của em đối với người thân chọn lọc? Đặc điểm môn Ngữ Văn trong chương trình GDPT 2018 là gì?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Môn hóa học
Nguyễn Thị Minh Hiếu Lưu bài viết
17,630 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Môn hóa học Chương trình giáo dục phổ thông

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Môn hóa học Xem toàn bộ văn bản về Chương trình giáo dục phổ thông

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào