Đề kiểm tra học kì 1 Ngữ văn 10 kèm đáp án năm 2023 - 2024 cho học sinh và giáo viên tham khảo ra sao?
Đề thi học kì 1 Ngữ văn 10 kèm đáp án năm 2023 - 2024 cho học sinh và giáo viên tham khảo ra sao?
Dưới đây là bộ đề thi học kì 1 Ngữ văn 10 kèm đáp án năm 2023 - 2024 cho học sinh và giáo viên tham khảo
Đề thi học kì 1 Ngữ văn 10 số 1: Đọc bài thơ sau và trả lời câu hỏi MÙA HOA MẬN Chu Thùy Liên Cành mận bung trắng muốt Lũ con trai háo hức chơi cù Lũ con gái rộn ràng khăn áo Bóng bay nâng giấc mơ con trẻ Cành mận bung trắng muốt Giục mẹ xôn xang lá, gạo Giục cha vui lòng căng cánh nỏ Giục người già hối hả làm đu Cành mận bung trắng muốt Nhà trình tường* ủ nếp hương Giục lửa hồng nở hoa trong bếp Cho người đi xa nhớ lối trở về… Tháng Chạp,2006 (Thuyền đuôi én, NXB Văn hoá dân tộc, Hà nội 2009 (* Nhà trình tường: Nhà có tường làm bằng đất nện) Lựa chọn đáp án đúng Câu 1. Xác định thể thơ trong bài thơ trên. A.Thơ tự do B. Thơ thất ngôn C. Thơ lục bát D. Thơ lục ngôn xen lẫn thất ngôn Câu 2. Phương thức biểu đạt chính của văn bản là: A. nghị luận. B. tự sự. C. biểu cảm D. miêu tả. Câu 3. Những từ láy xuất hiện trong bài thơ trên là: A.Háo hức, rộn ràng, xôn xang, hối hả B.Xốn xang, rộn rã, hối hả, háo hức C.Háo hức, rộn ràng, xốn xang, rạo rực D.Rộn ràng, háo hức, xốn xang, rôm rả Câu 4. Biện pháp tu từ nào được sử dụng trong đoạn thơ sau? Cành mận bung trắng muốt Giục mẹ xôn xang lá, gạo Giục cha vui lòng căng cánh nỏ Giục người già hối hả làm đu A. So sánh, điệp B. Ẩn dụ, so sánh C. Hoán dụ, liệt kê D. Điệp, liệt kê Câu 5. Từ giục trong khổ thơ sau mang nét nghĩa nào? Cành mận bung trắng muốt Giục mẹ xôn xang lá, gạo Giục cha vui lòng căng cánh nỏ Giục người già hối hả làm đu ........ |
Tải bộ đề thi học kì 1 Ngữ văn 10 kèm đáp án năm 2023 - 2024: Tại đây
Đề kiểm tra học kì 1 Ngữ văn 10 kèm đáp án năm 2023 - 2024 cho học sinh và giáo viên tham khảo ra sao? (Hình từ Internet)
Yêu cầu cần đạt của môn Ngữ văn 10 năm học 2023 - 2024 như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 2 Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT quy định như sau:
Chương trình giáo dục phổ thông được thực hiện theo lộ trình như sau:
1. Từ năm học 2020-2021 đối với lớp 1.
2. Từ năm học 2021-2022 đối với lớp 2 và lớp 6.
3. Từ năm học 2022-2023 đối với lớp 3, lớp 7 và lớp 10.
4. Từ năm học 2023-2024 đối với lớp 4, lớp 8 và lớp 11.
5. Từ năm học 2024-2025 đối với lớp 5, lớp 9 và lớp 12.
Theo như quy định trên, năm học 2023 - 2024 học sinh lớp 10 sẽ được áp dụng chương trình giáo dục phổ thông mới.
Tại Chương trình ngữ văn ban hành kèm theo Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT có nêu rõ yêu cầu cần đạt của môn ngữ văn 10 năm học 2023 - 2024 như sau:
ĐỌC HIỂU
Văn bản văn học
Đọc hiểu nội dung
- Biết nhận xét nội dung bao quát của văn bản; biết phân tích các chi tiết tiêu biểu, đề tài, câu chuyện, nhân vật và mối quan hệ của chúng trong tính chỉnh thể của tác phẩm.
- Phân tích và đánh giá được chủ đề, tư tưởng, thông điệp mà văn bản muốn gửi đến người đọc thông qua hình thức nghệ thuật của văn bản; phân tích được một số căn cứ để xác định chủ đề.
- Phân tích và đánh giá được tình cảm, cảm xúc, cảm hứng chủ đạo mà người viết thể hiện qua văn bản. Phát hiện được các giá trị đạo đức, văn hoá từ văn bản.
Đọc hiểu hình thức
- Nhận biết và phân tích được một số yếu tố của sử thi, truyện thần thoại như: không gian, thời gian, cốt truyện, nhân vật, lời người kể chuyện và lời nhân vật,...
- Nhận biết và phân tích được một số yếu tố của truyện như: nhân vật, câu chuyện, người kể chuyện ngôi thứ 3 ( người kể chuyện toàn tri) và người kể chuyện ngôi thứ nhất (người kể chuyện hạn tri) điểm nhìn, lời người kể chuyện, lời nhân vật,...
- Phân tích và đánh giá được giá trị thẩm mĩ của một số yếu tố trong thơ như từ ngữ, hình ảnh, vần, nhịp, đối, chủ thể trữ tình, nhân vật trữ tình.
- Nhận biết và phân tích được một số yếu tố của văn bản chèo hoặc tuồng như: đề tài, tính vô danh, tích truyện, nhân vật, lời thoại, phương thức lưu truyền,...
Liên hệ, so sánh, kết nối
- Vận dụng được những hiểu biết về tác giả Nguyễn Trãi để đọc hiểu một số tác phẩm của tác giả này.
- Nhận biết và phân tích được bối cảnh lịch sử - văn hoá được thể hiện trong văn bản văn học.
- Liên hệ để thấy được một số điểm gần gũi về nội dung giữa các tác phẩm văn học thuộc hai nền văn hoá khác nhau.
- Nêu được ý nghĩa hay tác động của tác phẩm văn học đối với quan niệm, cách nhìn, cách nghĩ và tình cảm của người đọc; thể hiện được cảm xúc và sự đánh giá của cá nhân về tác phẩm.
Đọc mở rộng
- Trong 1 năm học, đọc tối thiểu 35 văn bản văn học (bao gồm cả văn bản được hướng dẫn đọc trên mạng Internet) có thể loại và độ dài tương đương với các văn bản đã học.
- Học thuộc lòng một số đoạn thơ, bài thơ yêu thích trong chương trình.
Văn bản nghị luận
Đọc hiểu nội dung
- Nhận biết và phân tích được nội dung của luận đề, luận điểm, lí lẽ và bằng chứng tiêu biểu trong văn bản.
- Xác định được ý nghĩa của văn bản. Phân tích được mối quan hệ giữa các luận điểm, lí lẽ và bằng chứng; vai trò của các luận điểm, lí lẽ và bằng chứng trong việc thể hiện nội dung chính của văn bản.
- Dựa vào các luận điểm, lí lẽ và bằng chứng trong văn bản để nhận biết được mục đích, quan điểm của người viết.
Đọc hiểu hình thức
- Nhận biết và phân tích được cách sắp xếp, trình bày luận điểm, lí lẽ và bằng chứng của tác giả.
- Nhận biết và phân tích được vai trò của các yếu tố biểu cảm trong văn bản nghị luận.
Liên hệ, so sánh, kết nối
Nhận biết và phân tích được bối cảnh lịch sử hoặc bối cảnh văn hoá, xã hội - Nêu được ý nghĩa hay tác động của văn bản đối với quan niệm sống của bản thân.
Đọc mở rộng
Trong 1 năm học, đọc tối thiểu 9 văn bản nghị luận (bao gồm cả văn bản được hướng dẫn đọc trên mạng Internet) có độ dài tương đương với các văn bản đã học.
Văn bản thông tin
Đọc hiểu nội dung
- Biết suy luận và phân tích mối liên hệ giữa các chi tiết và vai trò của chúng trong việc thể hiện thông tin chính của văn bản.
- Phân tích và đánh giá được đề tài, thông tin cơ bản của văn bản, cách đặt nhan đề của tác giả; nhận biết được mục đích của người viết.
Đọc hiểu hình thức
- Nhận biết được một số dạng văn bản thông tin tổng hợp: thuyết minh có lồng ghép một hay nhiều yếu tố như miêu tả, tự sự, biểu cảm, nghị luận; giải thích được mục đích của việc lồng ghép các yếu tố đó vào văn bản.
- Nhận biết và phân tích được sự kết hợp giữa phương tiện giao tiếp ngôn ngữ và các phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ để biểu đạt nội dung văn bản một cách sinh động, hiệu quả.
- Phân tích, đánh giá được cách đưa tin và quan điểm của người viết ở một bản tin.
Liên hệ, so sánh, kết nối
Nêu được ý nghĩa hay tác động của văn bản thông tin đã đọc đối với bản thân.
Đọc mở rộng
Trong 1 năm học, đọc tối thiểu 18 văn bản thông tin (bao gồm cả văn bản được hướng dẫn đọc trên mạng Internet) có kiểu văn bản và độ dài tương đương với các văn bản đã học.
VIẾT
Quy trình viết
- Viết được văn bản đúng quy trình, bảo đảm các bước đã được hình thành và rèn luyện ở các lớp trước; có hiểu biết về vấn đề quyền sở hữu trí tuệ và tránh đạo văn.
Thực hành viết
- Viết được một văn bản nghị luận về một vấn đề xã hội; trình bày rõ quan điểm và hệ thống các luận điểm; có cấu trúc chặt chẽ; sử dụng các bằng chứng thuyết phục: chính xác, tin cậy, thích hợp, đầy đủ.
- Viết được một văn bản nghị luận phân tích, đánh giá một tác phẩm văn học: chủ đề, những nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật và tác dụng của chúng.
- Viết được một bài luận thuyết phục người khác từ bỏ một thói quen hay một quan niệm.
- Viết được một bài luận về bản thân.
- Viết được bản nội quy hoặc bản hướng dẫn ở nơi công cộng.
- Viết được báo cáo kết quả nghiên cứu về một vấn đề, có sử dụng trích dẫn, cước chú và các phương tiện hỗ trợ phù hợp.
NÓI VÀ NGHE
Nói
- Biết thuyết trình về một vấn đề xã hội có sử dụng kết hợp phương tiện ngôn ngữ với các phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ.
- Trình bày được báo cáo về một kết quả nghiên cứu hay hoạt động trải nghiệm.
- Biết giới thiệu, đánh giá về nội dung và nghệ thuật của một tác phẩm văn học (theo lựa chọn cá nhân).
Nghe
- Nghe và nắm bắt được nội dung truyết trình, quan điểm của người nói. Biết nhận xét về nội dung và hình thức thuyết trình.
Nói nghe tương tác
- Biết thảo luận về một vấn đề có những ý kiến khác nhau; đưa ra được những căn cứ thuyết phục để bảo vệ hay bác bỏ một ý kiến nào đó; tôn trọng người đối thoại.
Mục tiêu chương trình ngữ văn cấp THPT theo Thông tư 32 như thế nào?
Tại Chương trình ngữ văn ban hành kèm theo Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT có nêu rõ mục tiêu chương trình ngữ văn cấp THPT như sau:
- Giúp học sinh tiếp tục phát triển những phẩm chất đã được hình thành ở trung học cơ sở; mở rộng và nâng cao yêu cầu phát triển phẩm chất với các biểu hiện cụ thể: có bản lĩnh, cá tính, có lí tưởng và hoài bão, biết giữ gìn và phát huy các giá trị văn hoá Việt Nam; có tinh thần hội nhập và ý thức công dân toàn cầu.
- Tiếp tục phát triển các năng lực đã hình thành ở trung học cơ sở với các yêu cầu cần đạt cao hơn: đọc hiểu được cả nội dung tường minh và hàm ẩn của các loại văn bản với mức độ khó hơn thể hiện qua dung lượng, nội dung và yêu cầu đọc; đọc hiểu với yêu cầu phát triển tư duy phản biện; vận dụng được các kiến thức về đặc điểm ngôn từ văn học, các xu hướng - trào lưu văn học, phong cách tác giả, tác phẩm, các yếu tố bên trong và bên ngoài văn bản để hình thành năng lực đọc độc lập. Viết thành thạo kiểu văn bản nghị luận và thuyết minh tổng hợp (kết hợp các phương thức biểu đạt và các thao tác nghị luận), đúng quy trình, có chủ kiến, đảm bảo logic và có sức thuyết phục. Nói và nghe linh hoạt; có khả năng nghe và đánh giá được nội dung cũng như hình thức biểu đạt của bài thuyết trình; biết tham gia và có chủ kiến, cá tính, có thái độ tranh luận phù hợp trong tranh luận.
- Phát triển năng lực văn học với yêu cầu: phân biệt được tác phẩm văn học và các tác phẩm thuộc loại hình nghệ thuật khác; phân tích và nhận xét được đặc điểm của ngôn ngữ văn học; phân biệt được cái biểu đạt và cái được biểu đạt trong văn học; nhận biết và phân tích, cảm thụ tác phẩm văn học dựa vào đặc điểm phong cách văn học; có trí tưởng tượng phong phú, biết thưởng thức, tiếp nhận và đánh giá văn học; tạo ra được một số sản phẩm có tính văn học.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Những bệnh không đủ điều kiện sức khỏe thi lái xe theo Thông tư 36/2024 áp dụng từ 2025 thế nào?
- Quân nhân khi tiếp xúc với nhân dân mà có hành vi đòi hỏi, yêu sách có thể bị tước danh hiệu quân nhân?
- Ngoài bản đồ địa giới đơn vị hành chính cấp xã, hồ sơ địa giới đơn vị hành chính cấp xã còn có gì?
- Lập, chỉnh lý, cập nhật, quản lý, khai thác hồ sơ địa chính như thế nào khi địa phương chưa xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai?
- Quyền sử dụng đất của nhóm người sử dụng đất không phân chia được theo phần thì sẽ được thực hiện như thế nào?