Để khuyến khích người tiêu dùng sử dụng sản phẩm, doanh nghiệp có được sử dụng hình ảnh của người có sức ảnh hưởng không?
Các hành vi bị cấm trong bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng là gì?
Quy định tại Điều 10 Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng 2010, các hành vi bị cấm trong bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng bao gồm:
- Tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ lừa dối hoặc gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng thông qua hoạt động quảng cáo hoặc che giấu, cung cấp thông tin không đầy đủ, sai lệch, không chính xác về một trong các nội dung sau đây:
+ Hàng hóa, dịch vụ mà tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ cung cấp;
+ Uy tín, khả năng kinh doanh, khả năng cung cấp hàng hóa, dịch vụ của tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ;
+ Nội dung, đặc điểm giao dịch giữa người tiêu dùng với tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ.
- Tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ quấy rối người tiêu dùng thông qua tiếp thị hàng hóa, dịch vụ trái với ý muốn của người tiêu dùng từ 02 lần trở lên hoặc có hành vi khác gây cản trở, ảnh hưởng đến công việc, sinh hoạt bình thường của người tiêu dùng.
- Tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ ép buộc người tiêu dùng thông qua việc thực hiện một trong các hành vi sau đây:
+ Dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc các biện pháp khác gây thiệt hại đến tính mạng, sức khỏe, danh dự, uy tín, nhân phẩm, tài sản của người tiêu dùng;
+ Lợi dụng hoàn cảnh khó khăn của người tiêu dùng hoặc lợi dụng thiên tai, dịch bệnh để ép buộc giao dịch.
- Tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ thực hiện hoạt động xúc tiến thương mại, đề nghị giao dịch trực tiếp với đối tượng là người không có năng lực hành vi dân sự hoặc người mất năng lực hành vi dân sự.
- Tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ yêu cầu người tiêu dùng thanh toán hàng hóa, dịch vụ đã cung cấp mà không có thỏa thuận trước với người tiêu dùng.
- Người tiêu dùng, tổ chức xã hội tham gia bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ lợi dụng việc bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng để xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân khác.
- Tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ lợi dụng hoàn cảnh khó khăn của người tiêu dùng hoặc lợi dụng thiên tai, dịch bệnh để cung cấp hàng hóa, dịch vụ không bảo đảm chất lượng.
- Tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ không bảo đảm chất lượng gây thiệt hại đến tính mạng, sức khỏe, tài sản của người tiêu dùng.
Để khuyến khích người tiêu dùng sử dụng sản phẩm, doanh nghiệp có được sử dụng hình ảnh của người có sức ảnh hưởng? (Hình ảnh từ Internet)
Doanh nghiệp có được sử dụng hình ảnh của người có sức ảnh hưởng để khuyến khích người tiêu dùng sử dụng sản phẩm không?
Theo đề xuất tại khoản 1 Điều 10 Dự thảo Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (sửa đổi) về các hành vi bị cấm sau đây:
Các hành vi bị cấm
1. Tổ chức, cá nhân kinh doanh:
...
h) Sử dụng hoặc lợi dụng hình ảnh, lời khuyên, khuyến nghị của người có ảnh hưởng nhằm xúc tiến thương mại hoặc khuyến khích người tiêu dùng mua, sử dụng sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, mà không thông báo trước cho người tiêu dùng đây là các nội dung được tài trợ;
i) Ngăn cản người tiêu dùng được kiểm tra về sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác;
k) Yêu cầu người tiêu dùng phải mua sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ khác như là điều kiện bắt buộc để giao kết hợp đồng với người tiêu dùng trái với ý muốn của người tiêu dùng;
l) Quy định các điều khoản không có hiệu lực tại Điều 24 của Luật này trong hợp đồng giao kết với người tiêu dùng, hợp đồng theo mẫu, điều kiện giao dịch chung;
m) Thu thập, lưu trữ, sử dụng, chỉnh sửa, cập nhật, hủy bỏ thông tin của người tiêu dùng trái quy định của pháp luật.
...
Như vậy, doanh nghiệp sử dụng hình ảnh của người có sức ảnh hưởng để khuyến khích người tiêu dùng sử dụng sản phẩm mà không thông báo trước cho người tiêu dùng đây là hành vi bị cấm theo đề xuất trên.
Trường hợp doanh nghiệp có thông báo trước cho người tiêu dùng thì được sử dụng hình ảnh của người có sức ảnh hưởng nhằm mục đích xúc tiến thương mại, khuyến khích người tiêu dùng sử dụng sản phẩm.
Quy định về xử lý vi phạm về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng như thế nào?
Căn cứ Điều 11 Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng 2010 về xử lý vi phạm về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, cụ thể:
- Cá nhân vi phạm pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự, nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.
- Tổ chức vi phạm pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử phạt vi phạm hành chính, nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.
- Cá nhân lợi dụng chức vụ, quyền hạn vi phạm pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự, nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tổ chức đào tạo pháp luật về giao thông đường bộ cho người điều khiển xe máy chuyên dùng theo Thông tư 35/2024 ra sao?
- Mẫu biên bản thanh lý hợp đồng trước thời hạn chuẩn pháp lý? Thế nào là thanh lý hợp đồng trước thời hạn?
- Mẫu báo cáo tự rà soát soi rọi đánh giá kết quả rèn luyện phấn đấu thực hiện lời thề đảng viên? Lưu ý khi viết?
- Trực tiếp bóng đá Việt Nam Myanmar 21 12 AFF Cup 2024? Link xem trực tiếp Việt Nam Myanmar 21 12? Nghĩa vụ của vận động viên đội tuyển quốc gia?
- Tổng hợp đề thi viết chữ đẹp lớp 1, 2, 3, 4, 5? Quy định mẫu chữ viết trong trường tiểu học thế nào?