Đề án mua lại công cụ nợ của Chính phủ từ 15/01/2024 theo quy định tại Nghị định 83/2023/NĐ-CP thay đổi ra sao?
Đề án mua lại công cụ nợ của Chính phủ từ 15/01/2024 theo quy định tại Nghị định 83/2023/NĐ-CP thay đổi ra sao?
Vừa qua, Chính Phủ vừa ban hành Nghị định 83/2023/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 95/2018/NĐ-CP quy định về phát hành, đăng ký, lưu ký, niêm yết và giao dịch công cụ nợ của Chính phủ trên thị trường chứng khoán.
Hiện nay, đề án mua lại công cụ nợ của Chính phủ được quy định tại khoản 1 Điều 24 Nghị định 95/2018/NĐ-CP như sau:
Bộ Tài chính xây dựng đề án mua lại công cụ nợ trước ngày đáo hạn và trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt trước khi thực hiện. Đề án bao gồm các nội dung cơ bản sau:
a) Mục đích mua lại;
b) Khối lượng và điều kiện, điều khoản công cụ nợ dự kiến mua lại;
c) Nguồn mua lại;
d) Phương thức mua lại;
đ) Dự kiến thời gian tổ chức thực hiện và chi phí có liên quan.
Theo quy định tại khoản 7 Điều 1 Nghị định 83/2023/NĐ-CP thì đề án mua lại công cụ nợ của Chính phủ được sửa đổi như sau:
Bộ Tài chính xây dựng kế hoạch mua lại công cụ nợ trước ngày đáo hạn và trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại kế hoạch vay, trả nợ công hằng năm hoặc tại đề án cơ cấu lại nợ riêng. Nội dung trình Thủ tướng Chính phủ bao gồm:
a) Mục đích mua lại;
b) Khối lượng và điều kiện, điều khoản công cụ nợ dự kiến mua lại;
c) Nguồn mua lại;
d) Phương thức mua lại;
đ) Dự kiến thời gian tổ chức thực hiện và chi phí có liên quan.
Như vậy, theo nội dung sửa đổi tại Nghị định 83/2023/NĐ-CP thì nội dung trình Thủ tướng Chính phủ về việc mua lại công cụ nợ của Chính phủ vẫn được giữ nguyên tuy nhiên có hai sự thay đổi sau:
(1) Thay đổi tên gọi từ đề án mua lại công cụ nợ của Chính phủ thành kế hoạch mua lại công cụ nợ của Chính phủ.
(2) Thời gian trình Thủ tướng Chính phủ về việc mua lại công cụ nợ của Chính phủ không còn trước ngày đáo hạn mà là trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại kế hoạch vay, trả nợ công hằng năm hoặc tại đề án cơ cấu lại nợ riêng.
Đề án mua lại công cụ nợ của Chính phủ từ 15/01/2024 theo quy định tại Nghị định 83/2023/NĐ-CP thay đổi ra sao?
Các bước đấu thầu mua lại công cụ nợ của Chính phủ tại thị trường trong nước như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 11 Thông tư 110/2018/TT-BTC thì các bước đấu thầu mua lại công cụ nợ của Chính phủ tại thị trường trong nước thực hiện như sau:
(1) Tối thiểu bốn (04) ngày làm việc trước ngày tổ chức mua lại, chủ thể tổ chức phát hành công bố thông tin trên trang điện tử của chủ thể tổ chức phát hành và đề nghị Sở Giao dịch chứng khoán gửi thông báo cho các nhà tạo lập thị trường và công bố thông tin trên trang điện tử của Sở Giao dịch chứng khoán. Nội dung thông báo bao gồm:
- Mã công cụ nợ tổ chức mua lại;
- Quy mô của mã, ngày phát hành lần đầu, ngày đáo hạn, lãi suất danh nghĩa, phương thức thanh toán gốc, lãi công cụ nợ;
- Khối lượng công cụ nợ dự kiến mua lại đối với từng mã;
- Ngày tổ chức mua lại và ngày mua lại công cụ nợ;
- Hình thức đấu thầu, phương thức xác định kết quả đấu thầu.
(2) Chậm nhất vào 10 giờ 30 phút ngày tổ chức mua lại, nhà tạo lập thị trường gửi Sở Giao dịch chứng khoán thông tin dự thầu theo mẫu đăng ký dự thầu do Sở Giao dịch chứng khoán quy định. Mỗi nhà tạo lập thị trường và mỗi khách hàng của nhà tạo lập thị trường dự thầu cạnh tranh lãi suất được phép đặt tối đa năm (05) mức dự thầu đối với mỗi mã công cụ nợ gọi thầu. Mỗi mức đặt thầu bao gồm lãi suất dự thầu (tính đến 2 chữ số thập phân) và khối lượng công cụ nợ dự thầu tương ứng. Đối với trường hợp đấu thầu cho khách hàng, nhà tạo lập thị trường phải cung cấp đầy đủ tên khách hàng, mức lãi suất và khối lượng dự thầu tương ứng của mỗi khách hàng.
(3) Chậm nhất mười lăm (15) phút sau thời gian đăng ký dự thầu cuối cùng quy định tại Khoản 2 Điều này, Sở Giao dịch chứng khoán mở thầu, tổng hợp thông tin dự thầu và gửi cho chủ thể tổ chức phát hành công cụ nợ.
(4) Căn cứ thông tin dự thầu tổng hợp nhận từ Sở Giao dịch chứng khoán, chủ thể tổ chức phát hành xác định mức lãi suất mua lại đối với mỗi mã gọi thầu và thông báo cho Sở Giao dịch chứng khoán để xác định kết quả đấu thầu công cụ nợ theo quy định tại Điều 12 Thông tư 110/2018/TT-BTC.
(5) Kết thúc phiên đấu thầu mua lại, Sở Giao dịch chứng khoán thông báo kết quả đấu thầu cho nhà tạo lập thị trường bằng dữ liệu điện tử thông qua hệ thống đấu thầu điện tử và thông báo cho chủ thể tổ chức phát hành, Trung tâm Lưu ký chứng khoán Việt Nam theo mẫu quy định tại Phụ lục 5 Thông tư 110/2018/TT-BTC.
(6) Căn cứ thông báo của Sở Giao dịch chứng khoán, Trung tâm Lưu ký chứng khoán Việt Nam thực hiện phong tỏa công cụ nợ đã trúng thầu mua lại.
(7) Vào ngày mua lại, chủ thể tổ chức phát hành thực hiện chuyển tiền mua lại công cụ nợ theo quy định tại Điều 22 Thông tư 110/2018/TT-BTC.
(8) Việc hủy niêm yết, hủy đăng ký, rút lưu ký công cụ nợ thực hiện theo quy định tại Điều 25 Thông tư 110/2018/TT-BTC.
(9) Kết thúc đợt mua lại, các đơn vị thực hiện công bố thông tin theo quy định tại Điều 27 Thông tư 110/2018/TT-BTC.
Mục đích phát hành công cụ nợ của Chính phủ là gì?
Căn cứ theo quy định tại Điều 5 Nghị định 95/2018/NĐ-CP thì mục đích phát hành công cụ nợ của Chính phủ là:
(1) Công cụ nợ của Chính phủ được phát hành tại thị trường trong nước cho các mục đích quy định tại khoản 1, khoản 2 và khoản 3 Điều 25 Luật Quản lý nợ công 2017.
(2) Đối với trái phiếu quốc tế, mục đích phát hành theo quy định tại khoản 1 Điều 28 Luật Quản lý nợ công 2017.
Nghị định 83/2023/NĐ-CP sẽ có hiệu lực từ 15/01/2024
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tam tai là gì? Cúng sao giải hạn tam tai có phải mê tín dị đoan không? Hành vi mê tín dị đoan bị xử lý thế nào?
- Nhóm kín, nhóm tele, nhóm zalo chia sẻ link 18+, link quay lén trong group kín thì có bị phạt tù không?
- Chủ đầu tư có phải mua bảo hiểm bắt buộc cho người lao động thi công trên công trường hay không?
- Đảng viên phải tự kiểm điểm, đánh giá chất lượng đảng viên trước chi bộ vào cuối năm đúng không?
- Có trở thành công ty đại chúng khi chưa chào bán cổ phiếu lần đầu ra công chúng? Phải đăng ký cổ phiếu tập trung tại đâu?