Doanh nghiệp xếp hạng tín nhiệm nắm giữ công cụ nợ của tổ chức được xếp hạng tín nhiệm có được xem là xung đột lợi ích không?
- Dịch vụ xếp hạng tín nhiệm đối với công cụ nợ là gì?
- Có được sử dụng kết quả phát hành công cụ nợ của tổ chức được xếp hạng tín nhiệm để làm căn cứ xác định chi phí dịch vụ xếp hạng tín nhiệm không?
- Doanh nghiệp xếp hạng tín nhiệm nắm giữ công cụ nợ của tổ chức được xếp hạng tín nhiệm có được xem là xung đột lợi ích không?
Dịch vụ xếp hạng tín nhiệm đối với công cụ nợ là gì?
Dịch vụ xếp hạng tín nhiệm đối với công cụ nợ được giải thích tại khoản 6 Điều 4 Nghị định 88/2014/NĐ-CP là dịch vụ được cung cấp bởi doanh nghiệp xếp hạng tín nhiệm để phân tích, nhận định và xếp hạng về khả năng thực hiện đầy đủ, đúng hạn nghĩa vụ nợ của chủ thể phát hành đối với công cụ nợ tại thời điểm xếp hạng.
Doanh nghiệp xếp hạng tín nhiệm nắm giữ công cụ nợ của tổ chức được xếp hạng tín nhiệm có được xem là xung đột lợi ích không? (Hình từ Internet)
Có được sử dụng kết quả phát hành công cụ nợ của tổ chức được xếp hạng tín nhiệm để làm căn cứ xác định chi phí dịch vụ xếp hạng tín nhiệm không?
Có được sử dụng kết quả phát hành công cụ nợ của tổ chức được xếp hạng tín nhiệm để làm căn cứ xác định chi phí dịch vụ xếp hạng tín nhiệm không, thì theo quy định tại khoản 6 Điều 7 Nghị định 88/2014/NĐ-CP có quy định về các hành vi nghiêm cấm như sau:
Các hành vi nghiêm cấm
1. Sửa chữa, tẩy xóa, giả mạo các tài liệu trong hồ sơ đã được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh.
2. Sửa chữa, tẩy xóa, giả mạo Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh.
3. Cho thuê, hoặc chuyển nhượng Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh.
4. Cung cấp dịch vụ xếp hạng tín nhiệm khi không có Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh theo quy định tại Nghị định này.
5. Đòi hỏi hoặc nhận tiền hoặc nhận bất kỳ lợi ích nào từ tổ chức được xếp hạng tín nhiệm ngoài khoản chi phí dịch vụ xếp hạng tín nhiệm đã được thỏa thuận trong hợp đồng xếp hạng tín nhiệm đã ký kết.
6. Sử dụng kết quả xếp hạng tín nhiệm và kết quả phát hành công cụ nợ của tổ chức được xếp hạng tín nhiệm để làm căn cứ xác định chi phí dịch vụ xếp hạng tín nhiệm.
7. Thông đồng, móc nối với tổ chức được xếp hạng tín nhiệm làm ảnh hưởng đến kết quả xếp hạng tín nhiệm.
8. Làm sai lệch kết quả xếp hạng tín nhiệm.
9. Công bố thông tin về kết quả xếp hạng tín nhiệm khi không có hợp đồng xếp hạng tín nhiệm với tổ chức được xếp hạng tín nhiệm.
10. Chuyên viên phân tích, thành viên Hội đồng xếp hạng tín nhiệm cung cấp dịch vụ xếp hạng tín nhiệm trong các trường hợp xảy ra xung đột lợi ích quy định tại Điều 38 Nghị định này.
11. Tổ chức được xếp hạng tín nhiệm thực hiện các hành vi sau:
a) Cản trở chuyên viên phân tích thực hiện hoạt động xếp hạng tín nhiệm;
b) Cung cấp sai lệch, không trung thực thông tin, tài liệu liên quan đến việc xếp hạng tín nhiệm;
c) Đe dọa, mua chuộc, hối lộ, thông đồng với chuyên viên phân tích, thành viên Hội đồng xếp hạng tín nhiệm hoặc doanh nghiệp xếp hạng tín nhiệm để làm sai lệch kết quả xếp hạng tín nhiệm.
Như vậy, theo quy định pháp luật thì không được sử dụng kết quả phát hành công cụ nợ của tổ chức được xếp hạng tín nhiệm để làm căn cứ xác định chi phí dịch vụ xếp hạng tín nhiệm.
Doanh nghiệp xếp hạng tín nhiệm nắm giữ công cụ nợ của tổ chức được xếp hạng tín nhiệm có được xem là xung đột lợi ích không?
Doanh nghiệp xếp hạng tín nhiệm nắm giữ công cụ nợ của tổ chức được xếp hạng tín nhiệm có được xem là xung đột lợi ích không, thì theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 38 Nghị định 88/2014/NĐ-CP có quy định các trường hợp xung đột lợi ích như sau:
Các trường hợp xung đột lợi ích
1. Doanh nghiệp xếp hạng tín nhiệm:
a) Mua, nắm giữ cổ phiếu, phần vốn góp, công cụ nợ của tổ chức được xếp hạng tín nhiệm trong quá trình thực hiện hợp đồng xếp hạng tín nhiệm;
b) Cung cấp dịch vụ xếp hạng tín nhiệm cho người có liên quan của doanh nghiệp xếp hạng tín nhiệm;
c) Có quan hệ góp vốn đầu tư với tổ chức được xếp hạng tín nhiệm;
d) Có người có liên quan sở hữu trên 5% vốn điều lệ thực góp của tổ chức được xếp hạng tín nhiệm hoặc trên 5% tổng dư nợ của công cụ nợ được xếp hạng tín nhiệm.
2. Người quản lý doanh nghiệp, chuyên viên phân tích, thành viên Hội đồng xếp hạng tín nhiệm:
a) Mua, nắm giữ cổ phiếu, phần vốn góp, công cụ nợ của tổ chức được xếp hạng tín nhiệm trong quá trình thực hiện hợp đồng xếp hạng tín nhiệm;
b) Sở hữu trên 5% vốn điều lệ thực góp của tổ chức cung cấp dịch vụ tư vấn phát hành, quản lý rủi ro, bảo lãnh phát hành, đại lý phân phối cho tổ chức được xếp hạng tín nhiệm;
c) Tham gia đàm phán chi phí dịch vụ của hợp đồng xếp hạng tín nhiệm;
…
Như vậy, theo quy định trên thì doanh nghiệp xếp hạng tín nhiệm nắm giữ công cụ nợ của tổ chức được xếp hạng tín nhiệm nếu trong quá trình thực hiện hợp đồng xếp hạng tín nhiệm thì thuộc trường hợp xung đột lợi ích.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tải mẫu Bảng tổng hợp kết quả đánh giá giáo viên của cơ sở giáo dục phổ thông mới nhất? Ai có trách nhiệm báo cáo kết quả thực hiện?
- Mẫu báo cáo kiểm điểm tập thể thường trực HĐND xã mới nhất chuẩn Hướng dẫn 25? Tải về mẫu báo cáo kiểm điểm tập thể?
- Người lao động được hưởng BHXH một lần khi bị suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên không? Thời điểm được chi trả BHXH một lần là khi nào?
- Kiểm tra hải quan là gì? Ai có thẩm quyền quyết định kiểm tra hải quan theo quy định pháp luật?
- Mẫu bản kiểm điểm của Bí thư đảng ủy là mẫu nào? Nội dung bản kiểm của Bí thư đảng ủy phải đảm bảo gì?