Đầu tư công trung hạn: Đảm bảo đầu tư có trọng tâm, trọng điểm, kiên quyết không dàn trải, manh mún, chia cắt?
- Số vốn dự kiến bố trí cho các dự án đầu tư công trung hạn chưa đủ?
- Đầu tư công trung hạn có trọng tâm, trọng điểm, kiên quyết không dàn trải, manh mún, chia cắt?
- Các yêu cầu cần tập trung hoàn thành trong quá trình phân bổ, hoàn thiện thủ tục đầu tư dự án dự kiến bố trí kế hoạch đầu tư công trung hạn?
Số vốn dự kiến bố trí cho các dự án đầu tư công trung hạn chưa đủ?
Căn cứ theo Chỉ thị 17/CT-TTg năm 2022, Thủ tướng Chính Phủ đã nêu ra như sau:
Kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025 được Quốc hội thông qua tháng 7/2021 đã tạo sự chủ động cho các cấp, các ngành xây dựng kế hoạch và tổ chức triển khai thực hiện nhằm tạo ra không gian phát triển mới, động lực mới, năng lực mới cho sự phát triển của từng ngành, lĩnh vực, từng địa phương, có vai trò, ý nghĩa rất quan trọng góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
Tuy nhiên, thực tiễn triển khai Nghị quyết 29/2021/QH15 về Kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025 của Quốc hội cho thấy, đến nay đã hơn 01 năm nhưng số vốn còn lại chưa phân bổ, số vốn dự kiến bố trí cho các dự án chưa đủ thủ tục đầu tư phải báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến trước khi giao kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025 còn lớn.
Đầu tư công trung hạn: Đảm bảo đầu tư có trọng tâm, trọng điểm, kiên quyết không dàn trải, manh mún, chia cắt?
Đầu tư công trung hạn có trọng tâm, trọng điểm, kiên quyết không dàn trải, manh mún, chia cắt?
Căn cứ theo Mục 1, Mục 2 Chỉ thị 17/CT-TTg năm 2022, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Bộ trưởng các Bộ, Thủ trưởng các cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan khác ở trung ương và Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương:
Tiếp tục bám sát và cụ thể hóa các quan điểm, mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp, 03 đột phá chiến lược tại Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2021 - 2030 và phương hướng phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021 - 2025 đã được Đại hội lần thứ XIII của Đảng thông qua, bảo đảm vì mục tiêu, lợi ích chung của quốc gia, dân tộc.
Bên cạnh đó, đầu tư có trọng tâm, trọng điểm, kiên quyết không dàn trải, manh mún, chia cắt, tập trung vào các ngành, lĩnh vực then chốt, các vùng động lực, cực tăng trưởng, các dự án lớn, quan trọng của quốc gia, dự án quy mô lớn, kết nối liên vùng, các dự án quan trọng, cấp thiết của địa phương để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư công.
Tăng cường vai trò, trách nhiệm của cơ quan chuyên môn, cơ quan chuẩn bị đầu tư dự án, thẩm định dự án. Nâng cao chất lượng công tác lựa chọn tư vấn trong giai đoạn chuẩn bị đầu tư, chuẩn bị dự án. Thực hiện cơ chế phân công, phối hợp rõ ràng, xác định rõ thẩm quyền, trách nhiệm giữa các cơ quan, đơn vị trong việc hoàn thiện thủ tục đầu tư dự án, bảo đảm chất lượng, chuẩn bị đầy đủ các điều kiện cần thiết để có thể triển khai thực hiện ngay sau khi được giao kế hoạch vốn theo quy định và bảo đảm tiến độ thực hiện dự án được phê duyệt và chất lượng theo yêu cầu. Nghiên cứu, đề xuất các cơ chế, chính sách cần sửa đổi, bổ sung để bảo đảm thực hiện hiệu quả kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021 - 2025.
Các yêu cầu cần tập trung hoàn thành trong quá trình phân bổ, hoàn thiện thủ tục đầu tư dự án dự kiến bố trí kế hoạch đầu tư công trung hạn?
Theo Mục 3 Chỉ thị 17/CT-TTg năm 2022, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu tập trung hoàn thành các nội dung sau:
- Đối với số vốn ngân sách trung ương đã được cấp có thẩm quyền phân bổ cho các bộ, cơ quan trung ương và địa phương nhưng chưa giao chi tiết cho các dự án: Chỉ đạo các đơn vị khẩn trương hoàn thiện thủ tục đầu tư theo quy định trong phạm vi kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025 được giao, gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính bằng văn bản và trên Hệ thống thông tin quốc gia về đầu tư công trước ngày 01/11/2022 theo đúng quy định tại Nghị quyết 16/NQ-CP năm 2022 để tổng hợp, báo cáo cấp có thẩm quyền theo quy định.
- Đối với số vốn ngân sách trung ương còn lại chưa được cấp có thẩm quyền phân bổ, thông báo vốn bổ sung:
Các bộ, cơ quan trung ương và địa phương chuẩn bị đầy đủ các điều kiện cần thiết để có thể triển khai công tác hoàn thiện thủ tục đầu tư dự án ngay sau khi được thông báo bổ sung vốn; rà soát tiến độ thực hiện các dự án chuyển tiếp, các dự án sử dụng vốn ODA và vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ nước ngoài đã có chủ trương đầu tư, đề xuất nhu cầu bổ sung kế hoạch đầu tư vốn nước ngoài giai đoạn 2021-2025, gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư theo đúng quy định trước ngày 01/11/2022 để tổng hợp, báo cáo cấp có thẩm quyền theo quy định.
Bộ Giao thông vận tải chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đề xuất kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025 cho dự án do Tổng công ty Phát triển hạ tầng và Đầu tư tài chính Việt Nam làm chủ đầu tư đã được Quốc hội cho phép chuyển vốn vay về cho vay lại, bảo lãnh Chính phủ thành cấp phát ngân sách nhà nước tại Nghị quyết 63/2022/QH15, gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư trước ngày 15/10/2022 để tổng hợp, báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định.
Bộ Tài chính dự kiến việc sử dụng nguồn vốn ngân sách địa phương còn lại (137.000 tỷ đồng) cho các địa phương, bảo đảm thuận lợi nhất, hiệu quả nhất, gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổng hợp, báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định khi thực hiện đánh giá giữa kỳ Kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025 theo quy định.
Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính tổng hợp các dự án hoàn thiện thủ tục đầu tư, đủ điều kiện giao kế hoạch vốn đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025, báo cáo Thủ tướng Chính phủ, Chính phủ trong tháng 11/2022 để báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội theo quy định; đề xuất phương án xử lý đối với số vốn ngân sách trung ương đã phân bổ cho các bộ, cơ quan trung ương và địa phương còn lại nhưng chưa giao chi tiết theo quy định tại Nghị quyết 16/NQ-CP năm 2022.
- Đối với 03 Chương trình mục tiêu quốc gia, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các địa phương khẩn trương hoàn thành ngay việc phân bổ và giao kế hoạch vốn hỗ trợ của ngân sách trung ương và vốn đối ứng của ngân sách địa phương sau khi được giao kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025 cho 03 Chương trình từ số vốn còn lại chưa phân bổ; hoàn thiện các thủ tục phê duyệt dự toán chi tiết, phê duyệt dự án đầu tư để sớm tổ chức triển khai các nội dung, hoạt động của các Chương trình mục tiêu quốc gia.
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan khác ở Trung ương và Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trực tiếp lãnh đạo, chỉ đạo, kiểm tra, rà soát từng dự án, đặc biệt là các dự án khởi công mới, kiểm soát chặt chẽ sự cần thiết, phạm vi, quy mô từng dự án theo đúng quy hoạch, định hướng, mục tiêu đã được duyệt, bảo đảm hiệu quả đầu tư, kết quả đầu ra của từng dự án…
Xem chi tiết nội dung tại: Chỉ thị 17/CT-TTg năm 2022.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tranh chấp hợp đồng dân sự là gì? Những tranh chấp về dân sự thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án bao gồm tranh chấp hợp đồng dân sự?
- Quy chế tổ chức và hoạt động của trường cao đẳng sư phạm phải được lấy ý kiến rộng rãi từ những ai?
- Caption giáng sinh ngắn? Caption noel ý nghĩa? Lễ Giáng sinh người lao động nước ngoài có được nghỉ làm không?
- Đại hội Hội công chứng viên được triệu tập lần thứ 2 khi nào? Cơ quan chấp hành của Đại hội Hội công chứng viên là cơ quan nào?
- Ban Chấp hành Hội công chứng viên làm việc theo nguyên tắc gì? Hình thức bầu Ban Chấp hành Hội công chứng viên là gì?