Đáo hạn phái sinh là gì? Hợp đồng quyền chọn có phải là một loại chứng khoán phái sinh hay không?
Đáo hạn phái sinh là gì?
Đáo hạn phái sinh hay được hiểu là ngày đáo hạn của chứng khoán phái sinh, là ngày hiệu lực cuối cùng của những hợp đồng chứng khoán phái sinh. Khi những hợp đồng chứng khoán phái sinh đến ngày đáo hạn thì hợp đồng của tháng hiện tại được tất toán thành tiền mặt và chuyển sang các tháng tiếp theo để giao dịch; do đó, nhà đầu tư cần đưa ra quyết định đối với hợp đồng chứng khoán phái sinh này.
Đáo hạn phái sinh là gì?
Hợp đồng quyền chọn có phải là một loại chứng khoán phái sinh không?
Căn cứ theo quy định tại khoản 9 và khoản 11 Điều 4 Luật Luật Chứng khoán 2019 có nội dung:
9. Chứng khoán phái sinh là công cụ tài chính dưới dạng hợp đồng, bao gồm hợp đồng quyền chọn, hợp đồng tương lai, hợp đồng kỳ hạn, trong đó xác nhận quyền, nghĩa vụ của các bên đối với việc thanh toán tiền, chuyển giao số lượng tài sản cơ sở nhất định theo mức giá đã được xác định trong khoảng thời gian hoặc vào ngày đã xác định trong tương lai.
...
11. Hợp đồng quyền chọn là loại chứng khoán phái sinh, xác nhận quyền của người mua và nghĩa vụ của người bán để thực hiện một trong các giao dịch sau đây:
a) Mua hoặc bán số lượng tài sản cơ sở nhất định theo mức giá thực hiện đã được xác định tại thời điểm trước hoặc vào ngày đã xác định trong tương lai;
b) Thanh toán khoản chênh lệch giữa giá trị tài sản cơ sở đã được xác định tại thời điểm giao kết hợp đồng và giá trị tài sản cơ sở tại thời điểm trước hoặc vào ngày đã xác định trong tương lai.
Như vậy, hợp đồng quyền chọn là một loại chứng khoán phái sinh. Hợp đồng quyền chọn xác nhận quyền của người mua và nghĩa vụ của người bán để thực hiện một trong các giao dịch sau đây:
+ Mua hoặc bán số lượng tài sản cơ sở nhất định theo mức giá thực hiện đã được xác định tại thời điểm trước hoặc vào ngày đã xác định trong tương lai;
+ Thanh toán khoản chênh lệch giữa giá trị tài sản cơ sở đã được xác định tại thời điểm giao kết hợp đồng và giá trị tài sản cơ sở tại thời điểm trước hoặc vào ngày đã xác định trong tương lai;
Ngày nào là ngày đáo hạn phái sinh?
Hợp đồng chứng khoán phái sinh là nơi ghi nhận đáo hạn phái sinh hay ngày đáo hạn chứng khoán phái sinh. Vào ngày đó, các giao dịch của hợp đồng sẽ ngừng lại và chuyển thành tiền mặt hay vào ngày đó hợp đồng sẽ hết hiệu lực và chuyển thành tiền mặt.
Tại thị trường Việt Nam, ngày đáo hạn phái sinh hay ngày đáo hạn chứng khoán phái sinh thường diễn ra vào Thứ Năm tuần thứ 3 trong tháng đáo hạn của hợp đồng. Tháng đáo hạn của hợp đồng tương lai thường là tháng hiện tại, tháng kế tiếp và tháng cuối cùng của 2 quý gần nhất. Nếu ngày đáo hạn rơi vào ngày nghỉ lễ thì ngày giao dịch liền trước đó sẽ được tính là ngày đáo hạn.
Ví dụ: Vào Quý I/2021 đã diễn ra 3 phiên giao dịch trong các tháng 1, 2, 3 như sau:
Lịch đáo hạn phái sinh tháng 01/2021 với mã hợp đồng tương lai là VN30F2101. Ngày giao dịch đầu tiên là 20/11/2020 và ngày giao dịch cuối cùng 21/1/2021. Trong giai đoạn cầu các nhà đầu tư chưa có động thái thay đổi các hoạt động giao dịch. Đến ngày 15/12/2020 thị trường giao dịch mới bắt đầu nhộn nhịp. Trong hai ngày 19 và 20/1/2021 giá thị trường sụt giảm mạnh trước thời điểm đáo hạn 2 ngày.
Lịch đáo hạn trong tháng 2 là ngày 19/02/2021, mã giao dịch là VN30F2102. Phiên giao dịch chỉ diễn ra trong hai ngày 18 và 19/02/2021.
Lịch đáo hạn trong tháng 3 cũng diễn ra trong 3 ngày 17,18,19 tháng 03 với mã V30F2103. Ngày giao dịch đầu tiên từ 17/07/2020, đến ngày giao dịch cuối cùng 18/03/2021.
Những trường hợp nào khi đầu tư chứng khoán phái sinh cần tuân theo điều kiện của pháp luật?
Căn cứ theo quy định tại Điều 16 Nghị định 158/2020/NĐ-CP thì các tổ chức, cá nhân được đầu tư vào các chứng khoán phái sinh trên thị trường chứng khoán phái sinh, trừ trường hợp bị cơ quan có thẩm quyền cấm thực hiện các hoạt động về chứng khoán và thị trường chứng khoán có thời hạn hoặc vĩnh viễn do vi phạm trong hoạt động về chứng khoán và thị trường chứng khoán. Bên cạnh đó, các trường hợp đầu tư chứng khoán phái sinh có điều kiện cụ thể sau đây:
+ Công ty chứng khoán chỉ được đầu tư chứng khoán phái sinh sau khi được Ủy ban Chứng khoán Nhà nước cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh chứng khoán phái sinh cho phép thực hiện hoạt động tự doanh chứng khoán phái sinh;
+ Công ty quản lý quỹ chỉ được đầu tư chứng khoán phái sinh nhằm mục đích phòng ngừa rủi ro cho danh mục chứng khoán đang nắm giữ đối với nguồn vốn ủy thác từ hoạt động quản lý danh mục đầu tư; công ty quản lý quỹ chỉ được đầu tư chứng khoán phái sinh nhằm mục đích phòng ngừa rủi ro theo quy định của pháp luật về quỹ đầu tư chứng khoán đối với nguồn vốn của quỹ đầu tư chứng khoán, công ty đầu tư chứng khoán. Công ty quản lý quỹ không được đầu tư chứng khoán phái sinh từ nguồn vốn của mình, nguồn vốn vay và các nguồn vốn huy động hợp pháp khác;
+ Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài chỉ được đầu tư chứng khoán phái sinh sau khi được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận bằng văn bản;
+ Doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm nước ngoài chỉ được đầu tư chứng khoán phái sinh theo quy định của pháp luật về kinh doanh bảo hiểm;
+ Tập đoàn kinh tế nhà nước, tổng công ty nhà nước, doanh nghiệp nhà nước chỉ được đầu tư chứng khoán phái sinh sau khi đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép thực hiện theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng vốn nhà nước vào hoạt động sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Phần mềm Họp không giấy của Kiểm toán nhà nước được xây dựng nhằm mục đích gì? Được quản lý tập trung ở đâu?
- Lưu học sinh Campuchia hệ đào tạo dài hạn tự lựa chọn phương tiện là xe khách có được hỗ trợ thanh toán giá vé không?
- Vận động viên đe dọa xâm phạm sức khỏe tính mạng trong thi đấu thể thao có bị xử phạt hay không?
- Giới nghiêm là gì? Lệnh giới nghiêm trong hoạt động quốc phòng cần phải xác định những nội dung nào?
- Hệ thống thông tin phục vụ giao dịch điện tử trong cơ quan nhà nước có số lượng người sử dụng bao nhiêu được xem là có quy mô rất lớn?