Danh sách ưu tiên trong thẩm định an toàn thực phẩm thủy sản xuất khẩu là gì? Cơ sở nào sẽ được có tên trong danh sách ưu tiên?
- Danh sách ưu tiên trong thẩm định an toàn thực phẩm thủy sản xuất khẩu là gì?
- Cơ sở nào sẽ được có tên trong danh sách ưu tiên thẩm định an toàn thực phẩm thủy sản xuất khẩu?
- Trường hợp nào cơ sở sản xuất thủy sản sẽ bị đưa ra khỏi danh sách ưu tiên?
- Điều kiện để được xem xét vào Danh sách ưu tiên theo quy định mới sẽ có hiệu lực từ khi nào?
Danh sách ưu tiên trong thẩm định an toàn thực phẩm thủy sản xuất khẩu là gì?
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 22 Thông tư 48/2013/TT-BNNPTNT, khái niệm "Danh sách ưu tiên" được định nghĩa như sau:
Danh sách ưu tiên
1. Danh sách ưu tiên là danh sách các Cơ sở có lịch sử bảo đảm ATTP tốt (đáp ứng các tiêu chí nêu tại khoản 2 Điều này) và được áp dụng hình thức chứng nhận thủy sản xuất khẩu theo quy định tại Mục 2 Chương này.
Dẫn chiếu đến Mục 2 Chương 3 Thông tư 48/2013/TT-BNNPTNT, danh sách ưu tiên được hiểu là danh sách tổng hợp các cơ sở sản xuất thủy sản có lịch sử bảo đảm an toàn thực phẩm tốt.
Theo đó, các cơ sở sản xuất có tên trong danh sách ưu tiên sẽ được áp dụng các hình thức chứng nhận thủy sản xuất khẩu liên quan đến cấp chứng thư cho lô hàng xuất khẩu sản xuất.
Danh sách ưu tiên trong thẩm định an toàn thực phẩm thủy sản xuất khẩu là gì? Cơ sở nào sẽ được có tên trong danh sách ưu tiên? (Hình từ Internet)
Cơ sở nào sẽ được có tên trong danh sách ưu tiên thẩm định an toàn thực phẩm thủy sản xuất khẩu?
Dựa theo nội dung được quy định tại khoản 2 Điều 22 Thông tư 48/2013/TT-BNNPTNT được sửa đổi bởi khoản 19 Điều 2 Thông tư 32/2022/TT-BNNPTNT, tính đến thời điểm xem xét lập danh sách, Cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản lập danh sách ưu tiên đối với các Cơ sở đáp ứng đầy đủ các tiêu chí sau đây:
- Cơ sở có tên trong Danh sách xuất khẩu;
- Cơ sở được phân loại điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm hạng 1, hạng 2;
- Có ít nhất 5 lô hàng xuất khẩu và không bị Cơ quan thẩm quyền của Việt Nam hoặc thị trường nhập khẩu phát hiện vi phạm về an toàn thực phẩm trong thời gian tối thiểu 03 tháng kể từ ngày được xếp hạng 1, 2.
Như vậy, nếu cơ sở sản xuất thủy sản có đủ 03 tiêu chí nêu trên tính đến thời điểm xem xét lập danh sách thì sẽ được có mặt tại danh sách ưu tiên.
Trường hợp nào cơ sở sản xuất thủy sản sẽ bị đưa ra khỏi danh sách ưu tiên?
Các trường hợp cơ sở sản xuất thủy sản bị đưa ra khỏi danh sách ưu tiên được quy định tại khoản 3 Điều 22 Thông tư 48/2012/TT-BNNPTNT được sửa đổi bởi khoản 19 Điều 2 Thông tư 32/2022/TT-BNNPTNT như sau:
- Cơ sở không duy trì điều kiện bảo đảm ATTP, bị xuống hạng 3 hoặc hạng 4;
- Cơ sở không được cấp Chứng thư theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 26 Thông tư này;
- Cơ sở có lô hàng xuất khẩu bị Cơ quan thẩm quyền của Việt Nam hoặc thị trường nhập khẩu phát hiện không bảo đảm ATTP đối với các chỉ tiêu: vi sinh vật, ký sinh trùng gây bệnh; tồn dư chất ô nhiễm môi trường, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật, hóa chất, phụ gia, chất hỗ trợ chế biến, độc tố sinh học, chất gây dị ứng;
- Cơ sở bị áp dụng biện pháp xử phạt bổ sung đình chỉ sản xuất; tước quyền sử dụng Giấy chứng nhận ATTP có thời hạn theo quy định của pháp luật xử lý vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm.
Theo đó, nếu rơi vào 01 trong 04 trường hợp nêu trên thì cơ sở sản xuất thủy sản thuộc danh sách ưu tiên sẽ bị đưa ra khỏi danh sách.
Căn cứ vào khoản 4 Điều 22 Thông tư 48/2013/TT-BNNPTNT được sửa đổi bởi khoản 19 Điều 2 Thông tư 32/2022/TT-BNNPTNT, cơ sở sản xuất thủy sản được đưa trở lại danh sách ưu tiên khi đáp ứng những yêu cầu sau:
- Có tên trong Danh sách xuất khẩu;
- Được phân loại điều kiện bảo đảm ATTP hạng 1, hạng 2;
- Có lô hàng xuất khẩu và không có thêm lô hàng bị cảnh báo về ATTP:
+ Sau thời gian tối thiểu 3 tháng kể từ ngày hoàn thành việc báo cáo kết quả điều tra nguyên nhân và thực hiện hành động khắc phục được Cơ quan thẩm định chấp thuận đạt yêu cầu;
+ Hoặc kể từ sau ngày chấp hành xong Quyết định đình chỉ sản xuất hoặc biện pháp xử lý vi phạm theo quy định của pháp luật đối với trường hợp cơ sở bị áp dụng biện pháp xử phạt bổ sung đình chỉ sản xuất; tước quyền sử dụng Giấy chứng nhận an toàn thực phẩm có thời hạn theo quy định của pháp luật xử lý vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm.
Như vậy, cơ sở sản xuất thủy sản thuộc danh sách ưu tiên sau khi bị đưa ra khỏi danh sách tiên vẫn được đưa trở lại danh sách ưu tiên sau khi đáp ứng các điều kiện nêu trên.
Điều kiện để được xem xét vào Danh sách ưu tiên theo quy định mới sẽ có hiệu lực từ khi nào?
Về hiệu lực thi hành, khoản 1 Điều 3 Thông tư 32/2022/TT-BNNPTNT có quy định như sau:
Hiệu lực thi hành
1. Thông tư này có hiệu lực kể từ ngày 15 tháng 02 năm 2023.
Như vậy, theo quy định trên Thông tư 32/2022/TT-BNNPTNT sẽ chính thức có hiệu lực từ ngày 15/02/2023. Theo đó, các quy định mới về điều kiện xem xét lập Danh sách ưu tiên đối với các cơ sở sản xuất thủy sản cũng được đưa vào áp dụng kể từ ngày này.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Kinh phí khuyến công quốc gia đảm bảo chi cho những hoạt động khuyến công do cơ quan nào thực hiện?
- Người nộp thuế có được yêu cầu cơ quan quản lý thuế xác nhận việc thực hiện nghĩa vụ nộp thuế của mình không?
- 1 năm có bao nhiêu tuần học? Nguyên tắc xây dựng kế hoạch thời gian năm học 2024 2025 của các địa phương ra sao?
- Trong hợp đồng EPC, nhà thầu có phải chịu bồi thường rủi ro tổn hại thân thể đối với bất cứ người nào do nguyên nhân thi công không?
- Danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu cấm nhập khẩu được quy định như thế nào? Hồ sơ cấp Giấy phép quá cảnh hàng hóa bao gồm?