Danh mục 23 địa điểm tiềm năng phát triển thành khu du lịch quốc gia mới nhất tại trung du và miền núi phía Bắc gồm địa điểm nào?
Danh mục 23 địa điểm tiềm năng phát triển thành khu du lịch quốc gia mới nhất tại trung du và miền núi phía Bắc gồm địa điểm nào?
Tại Phụ lục I ban hành kèm theo Quyết định 369/QĐ-TTg năm 2024 ban hành ngày 4/5/2024 phê duyệt Quy hoạch vùng trung du và miền núi phía Bắc thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 (Gọi tắt là Quy hoạch), danh mục 23 địa điểm tiềm năng phát triển thành khu du lịch quốc gia mới nhất tại trung du và miền núi phía Bắc gồm:
STT | Tên các điểm, khu vực du lịch |
A | Các địa điểm được xác định trong thời kỳ trước |
1 | Khu vực Cao nguyên đá Đồng Văn (tỉnh Hà Giang) |
2 | Khu vực thác Bản Giốc gắn với công viên địa chất toàn cầu “Non nước Cao Bằng” (tỉnh Cao Bằng) |
3 | Khu vực Mẫu Sơn (tỉnh Lạng Sơn) |
4 | Khu vực Hồ Ba Bể (tỉnh Bắc Kạn) |
5 | Khu vực Tân Trào (tỉnh Tuyên Quang) |
6 | Khu vực Hồ Núi Cốc (tỉnh Thái Nguyên) |
7 | Khu vực Hồ Thác Bà (tỉnh Yên Bái) |
8 | Khu vực Mộc Châu (tỉnh Sơn La) |
9 | Khu vực Điện Biên Phủ - Pá Khoang (tỉnh Điện Biên) |
10 | Khu vực Hồ Hòa Bình (tỉnh Hòa Bình) |
11 | Khu vực Vườn quốc gia Xuân Sơn (tỉnh Phú Thọ) |
B | Các địa điểm được đề xuất bổ sung |
1 | Khu vực lòng hồ Sơn La (tỉnh Sơn La) |
2 | Khu vực hồ Na Hang - Lâm Bình (tỉnh Tuyên Quang) |
3 | Khu vực Mù Cang Chải (tỉnh Yên Bái) |
4 | Khu vực cao nguyên Bắc Hà (tỉnh Lào Cai) |
5 | Khu vực công viên địa chất Lạng Sơn (tỉnh Lạng Sơn) |
6 | Khu du lịch Tây Yên Tử - theo dấu chân Phật tổ thiền phái Trúc Lâm Yên Tử (tỉnh Bắc Giang) |
7 | Khu du lịch sinh thái, miệt vườn, nghỉ dưỡng, thể thao, vui chơi, giải trí Lục Ngạn với trung tâm hồ Khuôn Thần (tỉnh Bắc Giang) |
8 | Khu du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, thể thao, vui chơi, giải trí núi Nham Biến (tỉnh Bắc Giang) |
9 | Quần thể du lịch thác Tác Tình gắn với chinh phục đỉnh Pu Ta Leng (tỉnh Lai Châu) |
10 | Quần thể du lịch sinh thái Sin Suối Hồ gắn với đỉnh Bạch Mộc Lương Tử, Sơn Bạc Mây (tỉnh Lai Châu) |
11 | Quần thể du lịch đèo Hoàng Liên tại huyện Tam Đường và huyện Tân Uyên gắn với du lịch sinh thái hang động Tiên Sơn (tỉnh Lai Châu) |
12 | Quần thể du lịch sinh thái cao nguyên Sìn Hồ (tỉnh Lai Châu) |
Danh mục 23 địa điểm tiềm năng phát triển thành khu du lịch quốc gia mới nhất tại trung du và miền núi phía Bắc gồm địa điểm nào? (Hình từ Internet)
Nhiệm vụ trọng tâm và khâu đột phá trong thời kỳ quy hoạch theo Quyết định 369 ra sao?
Tại Mục II Quyết định 369/QĐ-TTg năm 2024, Nhiệm vụ trọng tâm và khâu đột phá trong thời kỳ quy hoạch được quy định như sau:
- Tập trung phát triển kết cấu hạ tầng, ưu tiên phát triển hệ thống giao thông kết nối với Thủ đô Hà Nội, vùng đồng bằng sông Hồng, tiểu vùng Bắc Trung Bộ và với Trung Quốc, Lào.
Đẩy nhanh tiến độ, chuẩn bị và khởi công xây dựng các tuyến đường sắt tốc độ cao Lạng Sơn - Hà Nội, Lào Cai - Hà Nội
- Hải Phòng - Quảng Ninh. Xây dựng, nâng cấp hạ tầng logistics, hạ tầng các khu kinh tế cửa khẩu, các khu du lịch, hạ tầng thông tin, truyền thông và hạ tầng kinh tế số.
- Tập trung phát triển khu vực động lực, các cực tăng trưởng, các hành lang kinh tế quan trọng, các ngành kinh tế có lợi thế.
Phát triển vành đai công nghiệp - đô thị - dịch vụ, hình thành các cụm liên kết ngành, các chuỗi sản phẩm của vùng tập trung chủ yếu tại Bắc Giang - Thái Nguyên - Phú Thọ - Hòa Bình; phát triển các cực tăng trưởng của vùng tại Thái Nguyên, Bắc Giang, Lào Cai, Sơn La, Lạng Sơn, Phú Thọ.
Tập trung phát triển các chuỗi sản phẩm nông nghiệp, du lịch đặc trưng và kinh tế cửa khẩu.
- Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, nhất là giáo dục nghề cho đồng bào dân tộc thiểu số, đáp ứng với nhu cầu của từng tiểu vùng, từng khu vực; chú trọng thu hút, sử dụng nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực có trình độ tại chỗ.
- Tăng cường liên kết nội vùng, liên vùng và hợp tác quốc tế.
Thực hiện thí điểm một số mô hình, cơ chế, chính sách mới, đặc thù trong phát triển vùng, đặc biệt là đối với các địa bàn, khu vực giữ vai trò quan trọng về bảo vệ rừng, an ninh biên giới, an ninh nguồn nước, an ninh năng lượng.
Phương hướng phát triển mạng lưới cơ sở văn hóa, thể thao của Quy hoạch ra sao?
Căn cứ tiểu mục 10 Mục VI Quyết định 369/QĐ-TTg năm 2024, Thủ tướng Chính phủ phê duyệt phương hướng phát triển mạng lưới cơ sở văn hóa, thể thao của Quy hoạch như sau:
- Bảo tồn, phát huy giá trị các di sản văn hóa, danh lam thắng cảnh tạo động lực phát triển kinh tế - xã hội.
Tập trung xây dựng và cải tạo các công trình trọng điểm có ý nghĩa lớn về văn hóa, lịch sử của địa phương và của cả nước như:
Khu di tích Pác Bó (Cao Bằng), trường đại học Văn hóa Tây Bắc, khu di tích Điện Biên Phủ (Điện Biên), khu di tích Tân Trào (Tuyên Quang), An toàn khu Định Hóa (Thái Nguyên) gắn với phát triển du lịch.
- Xây dựng hệ thống thiết chế văn hóa, thể thao đạt chuẩn để tổ chức các hoạt động văn hóa, thể thao trên địa bàn, đáp ứng nhu cầu sáng tạo, hưởng thụ các giá trị văn hóa, luyện tập thể dục, thể thao của các tầng lớp nhân dân, đặc biệt là các công trình văn hóa tiêu biểu của vùng đồng bào dân tộc.
Nâng cấp, cải tạo Bảo tàng Văn hóa các dân tộc Việt Nam và Nhà hát Ca, Múa, Nhạc dân gian Việt Bắc tại Thái Nguyên.
- Xã hội hóa đầu tư vào các dự án văn hóa, thể thao; tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức, cá nhân tham gia đầu tư, phát triển cơ sở hạ tầng nhằm phát triển toàn diện lĩnh vực văn hóa, thể thao.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Đất trồng cây lâu năm thuộc nhóm đất gì? NSDĐ trồng lúa có nhu cầu chuyển đổi sang trồng cây lâu năm thì gửi Bản Đăng ký cho cơ quan nào?
- Tải mẫu quyết định thay đổi Thẩm phán trước khi mở phiên tòa hình sự mới nhất? Hướng dẫn viết mẫu?
- Quy định về bồi thường thiệt hại do súc vật gây ra như thế nào? Trường hợp chủ sở hữu súc vật không phải bồi thường thiệt hại?
- Nếu hợp đồng và phụ lục hợp đồng có mâu thuẫn thì điều khoản trong hợp đồng hay trong phụ lục hết hiệu lực?
- Mẫu Quyết định thành lập Hội đồng thẩm định trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho mới nhất? Mức trích lập được tính theo công thức nào?