Đánh giá tình hình thực hiện dự án bảo vệ môi trường và sử dụng kinh phí sự nghiệp bảo vệ môi trường năm 2021, năm 2022?
Đánh giá tình hình thực hiện dự án bảo vệ môi trường và sử dụng kinh phí sự nghiệp bảo vệ môi trường năm 2021, 2022 như thế nào?
Theo Mục 2 Phần thứ nhất Công văn 3556/BTNMT-KHTC năm 2022 trong việc đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch và dự toán kinh phí sự nghiệp bảo vệ môi trường năm 2021 và năm 2022
- Tình hình thực hiện kế hoạch bảo vệ môi trường năm 2021 và ước thực hiện năm 2022: nêu cụ thể danh mục các nhiệm vụ, dự án bảo vệ môi trường và kinh phí đã bố trí để thực hiện; đơn vị thực hiện và kết quả, sản phẩm của các nhiệm vụ, dự án bảo vệ môi trường đã triển khai thực hiện (đặc biệt là các văn bản quy phạm pháp luật về môi trường, các tiêu chuẩn môi trường, các quy chuẩn kỹ thuật môi trường, định mức kinh tế kỹ thuật môi trường và các cơ chế chính sách, quy định về bảo vệ môi trường đã ban hành); số kinh phí đã giải ngân đến ngày 30 tháng 6 năm 2022 (theo mẫu gửi kèm tại Phụ lục 1). Dự kiến mức độ hoàn thành kế hoạch năm 2022.
- Phân tích, đánh giá các mặt thuận lợi, khó khăn, vướng mắc trong triển khai thực hiện các nhiệm vụ bảo vệ môi trường.
Như vậy, đánh giá tình hình thực hiện nhiệm vụ, dự án bảo vệ môi trường và sử dụng kinh phí sự nghiệp bảo vệ môi trường năm 2021 và năm 2022 được quy định như trên.
Đánh giá tình hình thực hiện dự án bảo vệ môi trường và sử dụng kinh phí sự nghiệp bảo vệ môi trường năm 2021, năm 2022? (Nguồn hình: Internet)
Đánh giá tình hình quản lý môi trường theo thẩm quyền, chức năng của Bộ, ngành?
Căn cứ Mục 1 Phần thứ nhất Công văn 3556/BTNMT-KHTC năm 2022 như sau:
- Tình hình triển khai thực hiện Luật Bảo vệ môi trường năm 2014, Luật Đa dạng sinh học và các nhiệm vụ được Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giao theo các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của Bộ, ngành; lồng ghép nội dung, yêu cầubảo vệ môi trường vào trong các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, dự án phát triển ngành, lĩnh vực; xây dựng, trình ban hành và ban hành theo thẩm quyền các văn bản quy phạm pháp luật về bảo vệ môi trường; thông tin, truyền thông, giáo dục, nâng cao nhận thức về môi trường; phối hợp trong công tác quản lý môi trường; tổ chức bộ máy và năng lực đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý, bảo vệ môi trường.
- Đánh giá tình hình triển khai, thực hiện Chỉ thị số 25/CT-TTg ngày 31 tháng 8 năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ về một số nhiệm vụ, giải pháp cấp bách về bảo vệ môi trường; đánh giá tình hình triển khai, thực hiện Nghị quyết số 08/NQ-CP ngày 23 tháng 01 năm 2014 của Chính phủ ban hành Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết số 24-NQ/TW ngày 03 tháng 6 năm 2013 của Ban chấp hành Trung ương về chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, tăng cường 2 quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường và Nghị quyết số 35/NQ-CP ngày 18 tháng 3 năm 2013 của Chính phủ về một số vấn đề cấp bách trong lĩnh vực bảo vệ môi trường; đánh giá tình hình triển khai, thực hiện Chiến lược Bảo vệ môi trường Quốc gia đến năm 2020, tầm nhìn đến 2030; Chỉ thị số 27/CT-TTg ngày 17 tháng 9 năm 2018 của Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo, giải quyết kịp thời vấn đề nhập khẩu và sử dụng phế liệu làm nguyên liệu sản xuất. Chỉ thị số 33/CT-TTg ngày 20 tháng 8 năm 2020 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường quản lý, tái sử dụng, tái chế, xử lý và giảm thiểu chất thải nhựa và Chỉ thị số 41/CT-TTg ngày 01 tháng 12 năm 2020 của Thủ tướng Chính phủ về một số giải pháp cấp bách tăng cường quản lý chất thải rắn.
- Đánh giá tình hình triển khai các Quyết định của Thủ tướng Chính phủ sau đây:
+ Về xử lý các điểm ô nhiễm thuốc bảo vệ thực vật tồn lưu theo Quyết định số 1946/QĐ-TTg ngày 21 tháng 10 năm 2010 phê duyệt Kế hoạch xử lý phòng ngừa ô nhiễm môi trường do hóa chất bảo vệ thực vật tồn lưu trên phạm vi cả nước.
+ Về bảo vệ môi trường không khí: Đánh giá tình hình triển khai Quyết định số 985a/QĐ-TTg ngày 01 tháng 6 năm 2016 phê duyệt Kế hoạch hành động quốc gia về quản lý chất lượng không khí đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2025. - Đánh giá tình hình triển khai các nhiệm vụ bảo vệ môi trường khác của Bộ, ngành theo chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.
Thực hiện kiến nghị trong dự toán kinh phí sự nghiệp bảo vệ môi trường như thế nào?
Căn cứ Mục 3 Phần thứ nhất Công văn 2236/BTNMT-KHTC năm 2022 quy định thực hiện kiến nghị và đề xuất dự toán kinh phí sự nghiệp bảo vệ môi trường năm 2021 và năm 2022:
Qua việc thực hiện kế hoạch và dự toán kinh phí sự nghiệpbảo vệ môi trường năm 2021 - 2022; trên cơ sở đánh giá, phân tích ở phần 1 và phần 2 nêu trên, kiến nghị các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả trong hoạt động quản lý và sử dụng kinh phí sự nghiệp bảo vệ môi trường và các kiến nghị, đề xuất khác
Như vậy, kiến nghị và đề xuất dự toán kinh phí sự nghiệp bảo vệ môi trường năm 2021 và năm 2022 được quy định như trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thông tin người nộp thuế là thông tin do người nộp thuế cung cấp hay do cơ quan thuế thu thập được?
- Giáo viên chủ nhiệm có được tham dự các cuộc họp của Hội đồng kỷ luật học sinh? Giáo viên có được làm chủ tịch Hội đồng kỷ luật học sinh?
- Có phải ký hợp đồng đào tạo khi người sử dụng lao động tuyển người vào học nghề để làm việc cho mình không?
- Những ai được bắt người đang bị truy nã? Có được bắt người đang bị truy nã vào ban đêm hay không?
- Thời hạn sử dụng đất nông nghiệp là bao lâu? Theo Luật Đất đai 2024 chuyển nhượng đất nông nghiệp hết thời hạn sử dụng có được không?