Kính
gửi: Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ.
Căn cứ Luật Bảo vệ môi trường
năm 2020, Luật Ngân sách nhà nước năm 2015, Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10
tháng 01 năm 2022 của Chính phủ Quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ
môi trường, Thông tư số 02/2022/TT-BTNMT ngày 10 tháng 01 năm 2022 của Bộ Tài nguyên
và Môi trường Quy định tiết một số điều của Luật Bảo vệ môi trường, Bộ Tài
nguyên và Môi trường hướng dẫn việc xây dựng kế hoạch và dự toán ngân sách nhà
nước năm 2023 và kế hoạch tài chính - ngân sách nhà nước 03 năm 2023 - 2025 từ
nguồn kinh phí sự nghiệp bảo vệ môi trường của các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ
quan thuộc Chính phủ (sau đây gọi tắt là Bộ, ngành) như sau:
Phần thứ nhất
ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH THỰC HIỆN KẾ HOẠCH VÀ DỰ TOÁN KINH
PHÍ SỰ NGHIỆP BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG NĂM 2021 VÀ NĂM 2022
1. Đánh giá
tình hình quản lý môi trường theo thẩm quyền, chức năng của Bộ, ngành
- Tình hình triển khai thực hiện
Luật Bảo vệ môi trường năm 2014, Luật Đa dạng sinh học và các nhiệm vụ được
Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giao theo các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của
Bộ, ngành; lồng ghép nội dung, yêu cầu bảo vệ môi trường vào trong các chiến lược,
quy hoạch, kế hoạch, dự án phát triển ngành, lĩnh vực; xây dựng, trình ban hành
và ban hành theo thẩm quyền các văn bản quy phạm pháp luật về bảo vệ môi trường;
thông tin, truyền thông, giáo dục, nâng cao nhận thức về môi trường; phối hợp
trong công tác quản lý môi trường; tổ chức bộ máy và năng lực đội ngũ cán bộ
làm công tác quản lý, bảo vệ môi trường.
- Đánh giá tình hình triển
khai, thực hiện Chỉ thị số 25/CT-TTg ngày 31 tháng 8 năm 2016 của Thủ tướng
Chính phủ về một số nhiệm vụ, giải pháp cấp bách về bảo vệ môi trường; đánh giá
tình hình triển khai, thực hiện Nghị quyết số 08/NQ-CP ngày 23 tháng 01 năm
2014 của Chính phủ ban hành Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết số
24-NQ/TW ngày 03 tháng 6 năm 2013 của Ban chấp hành Trung ương về chủ động ứng
phó với biến đổi khí hậu, tăng cường quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường và
Nghị quyết số 35/NQ-CP ngày 18 tháng 3 năm 2013 của Chính phủ về một số vấn đề
cấp bách trong lĩnh vực bảo vệ môi trường; đánh giá tình hình triển khai, thực
hiện Chiến lược Bảo vệ môi trường Quốc gia đến năm 2020, tầm nhìn đến 2030; Chỉ
thị số 27/CT-TTg ngày 17 tháng 9 năm 2018 của Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo, giải
quyết kịp thời vấn đề nhập khẩu và sử dụng phế liệu làm nguyên liệu sản xuất.
Chỉ thị số 33/CT-TTg ngày 20 tháng 8 năm 2020 của Thủ tướng Chính phủ về tăng
cường quản lý, tái sử dụng, tái chế, xử lý và giảm thiểu chất thải nhựa và Chỉ
thị số 41/CT-TTg ngày 01 tháng 12 năm 2020 của Thủ tướng Chính phủ về một số giải
pháp cấp bách tăng cường quản lý chất thải rắn.
- Đánh giá tình hình triển khai
các Quyết định của Thủ tướng Chính phủ sau đây:
+ Về xử lý các điểm ô nhiễm thuốc
bảo vệ thực vật tồn lưu theo Quyết định số 1946/QĐ-TTg ngày 21 tháng 10 năm
2010 phê duyệt Kế hoạch xử lý phòng ngừa ô nhiễm môi trường do hóa chất bảo vệ
thực vật tồn lưu trên phạm vi cả nước.
+ Về bảo vệ môi trường không
khí: Đánh giá tình hình triển khai Quyết định số 985a/QĐ-TTg ngày 01 tháng 6
năm 2016 phê duyệt Kế hoạch hành động quốc gia về quản lý chất lượng không khí
đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2025.
- Đánh giá tình hình triển khai
các nhiệm vụ bảo vệ môi trường khác của Bộ, ngành theo chỉ đạo của Chính phủ,
Thủ tướng Chính phủ.
2. Đánh giá
tình hình thực hiện nhiệm vụ, dự án bảo vệ môi trường và sử dụng kinh phí sự
nghiệp bảo vệ môi trường năm 2021 và năm 2022
- Tình hình thực hiện kế hoạch
bảo vệ môi trường năm 2021 và ước thực hiện năm 2022: nêu cụ thể danh mục các
nhiệm vụ, dự án bảo vệ môi trường và kinh phí đã bố trí để thực hiện; đơn vị thực
hiện và kết quả, sản phẩm của các nhiệm vụ, dự án bảo vệ môi trường đã triển
khai thực hiện (đặc biệt là các văn bản quy phạm pháp luật về môi trường, các
tiêu chuẩn môi trường, các quy chuẩn kỹ thuật môi trường, định mức kinh tế kỹ
thuật môi trường và các cơ chế chính sách, quy định về bảo vệ môi trường đã ban
hành); số kinh phí đã giải ngân đến ngày 30 tháng 6 năm 2022 (theo mẫu gửi kèm
tại Phụ lục 1). Dự kiến mức độ hoàn thành kế hoạch năm 2022.
- Phân tích, đánh giá các mặt
thuận lợi, khó khăn, vướng mắc trong triển khai thực hiện các nhiệm vụ bảo vệ
môi trường.
3. Kiến nghị
và đề xuất
Qua việc thực hiện kế hoạch và
dự toán kinh phí sự nghiệp bảo vệ môi trường năm 2021 - 2022; trên cơ sở đánh
giá, phân tích ở phần 1 và phần 2 nêu trên, kiến nghị các giải pháp nhằm nâng
cao chất lượng và hiệu quả trong hoạt động quản lý và sử dụng kinh phí sự nghiệp
bảo vệ môi trường và các kiến nghị, đề xuất khác.
Phần thứ hai
KẾ HOẠCH VÀ DỰ TOÁN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC NĂM 2023 VÀ KẾ
HOẠCH TÀI CHÍNH - NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC 3 NĂM 2023 - 2025 TỪ NGUỒN KINH PHÍ SỰ
NGHIỆP BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
Nội dung của kế hoạch và dự
toán ngân sách nhà nước năm 2023 và kế hoạch tài chính - ngân sách nhà nước 03
năm 2023 - 2025 từ nguồn kinh phí sự nghiệp bảo vệ môi trường gồm ba phần: phần
thứ nhất căn cứ đề xuất các nhiệm vụ; phần thứ hai về dự án, nhiệm vụ trọng điểm,
cấp bách; phần thứ ba về các dự án, nhiệm vụ thường xuyên theo chức năng.
1. Căn cứ
đề xuất các nhiệm vụ:
- Luật Bảo vệ môi trường năm
2020;
- Luật Đa dạng sinh học năm
2008 và các văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn thực hiện Luật Đa dạng sinh học.
- Nghị định số 08/2022/NĐ-CP
ngày 10 tháng 01 năm 2022 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật
Bảo vệ môi trường;
- Thông tư số 02/2022/TT-BTNMT
ngày 10 tháng 01 năm 2022 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định chi tiết thi
hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường;
- Thông tư số 01/2022/TT-BTNMT
ngày 07 tháng 01 năm 2022 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định chi tiết thi
hành Luật Bảo vệ môi trường về ứng phó với biến đổi khí hậu;
- Quyết định số 450/QĐ-TTg ngày
13 tháng 4 năm 2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược bảo vệ môi trường
quốc gia đến năm 2030 tầm nhìn đến năm 2050;
- Quyết định số 343/QĐ-TTg ngày
12 tháng 3 năm 2021 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Kế hoạch triển khai thi
hành Luật Bảo vệ môi trường;
- Chỉ thị số 03/CT-TTg ngày 18
tháng 01 năm 2021 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường kiểm soát ô nhiễm môi
trường không khí;
- Quyết định số 1973/QĐ-TTg
ngày 23 tháng 11 năm 2021 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Kế hoạch quốc
gia về quản lý chất lượng môi trường không khí giai đoạn 2021 - 2025;
- Quyết định số 491/QĐ-TTg ngày
07 tháng 5 năm 2018 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt điều chỉnh chiến
lược quốc gia về quản lý tổng hợp chất thải rắn đến năm 2025, tầm nhìn đến năm
2050;
- Quyết định số 1746/QĐ-TTg
ngày 4 tháng 12 năm 2019 của Thủ tướng Chính phủ về Kế hoạch hành động quốc gia
về Quản lý rác thải nhựa đại dương;
- Quyết định số 28/2020/QĐ-TTg
ngày 24 tháng 9 năm 2020 của Thủ tướng Chính phủ về danh mục phế liệu được phép
nhập khẩu từ nước ngoài làm nguyên liệu sản xuất;
- Chỉ thị số 41/CT-TTg ngày 01
tháng 12 năm 2020 của Thủ tướng Chính phủ về một số giải pháp cấp bách tăng cường
quản lý chất thải rắn;
- Chỉ thị số 33/CT-TTg ngày 20
tháng 8 năm 2020 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường quản lý, tái sử dụng,
tái chế, xử lý và giảm thiểu chất thải nhựa;
- Chỉ thị số 08/CT-TTg ngày 26
tháng 3 năm 2021 của Thủ tướng Chính phủ về việc đẩy mạnh xử lý, sử dụng tro, xỉ,
thạch cao của các nhà máy nhiệt điện, hóa chất, phân bón làm nguyên liệu sản xuất
vật liệu xây dựng và trong công trình xây dựng;
- Chỉ thị số 42/CT-TTg ngày 8
tháng 12 năm 2020 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường công tác quản lý,
kiểm soát loài ngoại lai xâm hại;
- Quyết định số 1055/QĐ-TTg
ngày 20 tháng 7 năm 2020 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Kế hoạch quốc gia
thích ứng với biến đổi khí hậu giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.
- Quyết định số 1316/QĐ-TTg
ngày 22 tháng 7 năm 2021 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án tăng cường
công tác quản lý chất thải nhựa ở Việt Nam;
- Quyết định số 45/QĐ-TTg ngày
08 tháng 01 năm 2014 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch tổng thể bảo tồn
đa dạng sinh học của cả nước đến năm 2020, định hướng đến năm 2030;
- Quyết định số 1975/QĐ-TTg
ngày 24 tháng 11 năm 2021 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Kế hoạch hành động
quốc gia về Bảo tồn và sử dụng bền vững các vùng đất ngập nước giai đoạn 2021 -
2030;
- Quyết định số 2067/QĐ-TTg
ngày 08 tháng 12 năm 2021 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Đề án “Điều tra,
kiểm kê, quan trắc, lập báo cáo và xây dựng cơ sở dữ liệu đa dạng sinh học quốc
gia đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050”;
- Quyết định số 149/QĐ-TTg ngày
28 tháng 1 năm 2022 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Chiến lược quốc gia về đa
dạng sinh học đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050;
- Quyết định số 410/QĐ-BTNMT
ngày 4 tháng 3 năm 2022 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường về ban hành kế
hoạch của Bộ Tài nguyên và Môi trường thực hiện Quyết định số 2067/QĐ-TTg ngày
08 tháng 12 năm 2021 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Đề án “Điều tra, kiểm
kê, quan trắc, lập báo cáo và xây dựng cơ sở dữ liệu đa dạng sinh học quốc gia
đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050”;
- Quyết định số 417/QĐ-BTNMT
ngày 10 tháng 3 năm 2021 của Bộ Tài nguyên và Môi trường phê duyệt Chương trình
chuyển đổi số tài nguyên và môi trường đến năm 2025, định hướng đến năm 2030;
- Quyết định số 558/QĐ-BTNMT
ngày 23 tháng 3 năm 2022 của Bộ Tài nguyên và Môi trường phê duyệt Danh mục và
phân côn g đơn vị xây dựng văn bản pháp luật do Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ
trì; phân công đơn vị phối hợp xây dựng văn bản pháp luật do các Bộ, ngành, địa
phương chủ trì và nhiệm vụ để triển khai thi hành Luật bảo vệ môi trường, các
văn bản hướng dẫn thi hành Luật Bảo vệ môi trường
- Triển khai thực hiện các Nghị
quyết của Đảng, Nghị quyết của Chính phủ, chỉ đạo khác của Thủ tướng Chính phủ.
Các nhiệm vụ đề xuất cần bảo đảm:
- Phù hợp với chức năng, nhiệm
vụ của các Bộ, ngành.
- Phù hợp với các nội dung quy
định tại: Luật Bảo vệ môi trường, Luật Đa dạng sinh học và các văn bản hướng dẫn;
chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chương trình, đề án và các văn bản chỉ đạo của
cấp của thẩm quyền trong lĩnh vực môi trường, bảo tồn thiên nhiên và đa dạng
sinh học.
- Phù hợp với các nhiệm vụ chi
được quy định tại Nghị định số 08/2022/NĐ-CP (Điều 151, Điều
153).
- Phù hợp với chỉ đạo của cấp
có thẩm quyền thực hiện các nhiệm vụ đột xuất, cấp bách trong lĩnh vực môi trường,
bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học.
2. Các dự
án, nhiệm vụ trọng điểm, cấp bách
- Triển khai Luật bảo vệ môi
trường năm 2020.
- Xây dựng, ban hành theo thẩm
quyền các văn bản quy phạm pháp luật về bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi
khí hậu nhằm thực hiện Luật Bảo vệ môi trường năm 2020; xây dựng quy chuẩn kỹ
thuật, định mức kinh tế - kỹ thuật môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu;
xây dựng cơ chế, chính sách thúc đẩy xã hội hóa hoạt động bảo vệ môi trường;
Xây dựng cơ chế chính sách và nâng cao năng lực phòng ngừa, giảm thiểu, tái chế,
tái sử dụng chất thải, nâng cao hiệu quả sử dụng tài nguyên thiên nhiên, bảo tồn
đa dạng sinh học; áp dụng các công cụ kinh tế trong hoạt động bảo vệ môi trường.
- Triển khai, thực hiện Nghị
quyết số 35/NQ-CP ngày 18 tháng 3 năm 2013 của Chính phủ về một số vấn đề cấp
bách trong lĩnh vực bảo vệ môi trường; Triển khai, thực hiện Chiến lược Bảo vệ
môi trường Quốc gia đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 và thực hiện các chương
trình, dự án, nhiệm vụ bảo vệ môi trường do Bộ, ngành chủ trì thực hiện theo chỉ
đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.
- Triển khai, thực hiện Chỉ thị
số 25/CT-TTg ngày 31 tháng 8 năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ về một số nhiệm vụ,
giải pháp cấp bách về bảo vệ môi trường. Trong đó, tập trung vào các nội dung
chính sau:
+ Rà soát tình hình thực hiện
các yêu cầu về bảo vệ môi trường, các quy chuẩn áp dụng, chương trình giám sát
môi trường của các dự án theo báo cáo đánh giá tác động môi trường đã được cơ
quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt, trong đó tập trung rà soát các dự án đầu
tư lớn, có nguy cơ cao gây ô nhiễm môi trường, sự cố môi trường; kiến nghị điều
chỉnh nếu cần thiết. Trên cơ sở đó xác định các dự án cần ưu tiên quản lý, giám
sát, kiểm tra chặt chẽ trong quá trình vận hành thử nghiệm.
+ Kiểm soát chặt chẽ các nguồn
thải có nguy cơ ô nhiễm môi trường cao. Thực hiện chế độ kiểm tra, giám sát đặc
biệt đối với các dự án, khu công nghiệp, cụm công nghiệp, làng nghề, cơ sở sản
xuất kinh doanh dịch vụ lớn, tiềm ẩn nguy cơ cao gây ô nhiễm môi trường, sự cố
môi trường trên diện rộng.
+ Thực hiện các giải pháp tăng
cường vai trò, đóng góp của thiên nhiên, đa dạng sinh học trong phát triển kinh
tế xã hội của đất nước; Lồng ghép các nội dung phù hợp về bảo tồn thiên nhiên,
đa dạng sinh học trong các công cụ quản lý nhà nước của Bộ.
+ Triển khai Quyết định số
149/QĐ-TTg ngày 28 tháng 01 năm 2022 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Chiến lược
quốc gia về bảo tồn đa dạng sinh học đến năm 2030, tầm nhìn 2050; Quyết định số
2067/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 8 tháng 12 năm 2021 về phê duyệt Đề án
“Kiểm kê, quan trắc, lập báo cáo và xây dựng cơ sở dữ liệu đa dạng sinh học quốc
gia đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050”; Quyết định số 1975/QĐ-TTg ngày 24
tháng 11 năm 2021 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Kế hoạch hành động quốc gia
về bảo tồn và sử dụng bền vững các vùng đất ngập nước giai đoạn 2021 - 2030.
- Tập trung nguồn lực triển
khai, thực hiện Chỉ thị số 33/CT-TTg ngày 20 tháng 8 năm 2020 của Thủ tướng
Chính phủ về tăng cường quản lý, tái sử dụng, tái chế, xử lý và giảm thiểu chất
thải nhựa và Chỉ thị số 41/CT-TTg ngày 01 tháng 12 năm 2020 của Thủ tướng Chính
phủ về một số giải pháp cấp bách tăng cường quản lý chất thải rắn, Chỉ thị số
03/CT-TTg ngày 18 tháng 01 năm 2021 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường kiểm
soát ô nhiễm môi trường không khí và Chỉ thị số 42/CT-TTg ngày 8/12/2020 của Thủ
tướng Chính phủ về việc tăng cường công tác quản lý, kiểm soát loài ngoại lai
xâm hại.
- Phòng ngừa, xử lý ô nhiễm môi
trường ở những điểm nóng, bức xúc, trong đó tập trung xử lý các cơ sở công ích
gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng; xử lý ô nhiễm nguồn nước, đặc biệt ở các
lưu vực sông Cầu, sông Nhuệ - Đáy, hệ thống sông Đồng Nai, nơi phát sinh dịch bệnh;
xử lý chất thải rắn ở các đô thị, khu công nghiệp, xử lý ô nhiễm môi trường các
làng nghề, khu dân cư tập trung; kiểm soát việc sản xuất, nhập khẩu và sử dụng
hóa chất, thuốc bảo vệ thực vật, phân bón hóa học dùng trong nông nghiệp, nuôi
trồng thủy sản; kiểm soát việc nhập khẩu phế liệu, máy móc, thiết bị đã qua sử
dụng.
- Thực hiện Quyết định số
491/QĐ-TTg ngày 07 tháng 5 năm 2018 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt điều
chỉnh Chiến lược quốc gia về quản lý tổng hợp chất thải rắn đến năm 2025 và tầm
nhìn đến năm 2050 và Nghị quyết số 09/NQ- CP ngày 03 tháng 02 năm 2019 của
Chính phủ về Phiên họp thường kỳ Chính phủ tháng 01 năm 2019, trong đó giao Bộ
Tài nguyên và Môi trường là cơ quan đầu mối, thống nhất quản lý nhà nước về chất
thải rắn. Trong đó, tập trung vào các nội dung chính như sau:
+ Phòng ngừa, kiểm soát, hạn chế
về cơ bản mức độ phát sinh chất thải rắn gia tăng, giảm thiểu tối đa ô nhiễm
môi trường do chất thải rắn gây ra, góp phần bảo vệ sức khỏe con người, môi trường,
thích ứng với biến đổi khí hậu và hướng tới mục tiêu phát triển bền vững đất nước;
+ Tăng cường năng lực quản lý tổng
hợp chất thải rắn, tiến hành đồng thời các giải pháp nhằm đẩy mạnh công tác lưu
giữ, thu gom, vận chuyển, tái sử dụng, tái chế, xử lý chất thải rắn; mở rộng mạng
lưới thu gom chất thải rắn; thúc đẩy phân loại chất thải rắn tại nguồn với
phòng ngừa và giảm thiểu phát sinh chất thải rắn trong sinh hoạt, sản xuất,
kinh doanh và dịch vụ; đẩy mạnh xã hội hóa và thu hút đầu tư từ khu vực tư
nhân, nước ngoài trong quản lý chất thải rắn sinh hoạt;
+ Ứng dụng các công nghệ xử lý
chất thải rắn tiên tiến, thân thiện môi trường; lựa chọn các công nghệ xử lý chất
thải rắn kết hợp với thu hồi năng lượng, giảm phát thải khí nhà kính, an toàn
và phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội của từng địa phương; phát
triển ngành công nghiệp tái chế, khuyến khích sử dụng, tiêu thụ các sản phẩm từ
quá trình xử lý chất thải rắn.
- Thực hiện Quyết định số
1176/QĐ-TTg ngày 12 tháng 9 năm 2019 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương
trình bảo tồn các loài rùa nguy cấp của Việt Nam đến năm 2025, tầm nhìn đến năm
2030.
- Triển khai các nội dung về quản
lý di sản thiên nhiên theo phân công của Chính phủ. Tăng cường hoạt động quản
lý, phát triển và xây dựng các văn bản hướng dẫn quản lý di sản thiên nhiên; hưởng
ứng, triển khai sáng kiến của Thủ tướng Chính phủ về trồng 1 tỷ cây xanh.
- Thực hiện các chương trình, dự
án, nhiệm vụ bảo vệ môi trường do Bộ, ngành chủ trì thực hiện theo chỉ đạo của
Đảng, của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ về
xây dựng Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và Dự toán Ngân sách nhà nước năm
2023.
- Triển khai việc thẩm định,
đánh giá kết quả xử lý dioxin tại các sân bay và điểm tồn lưu dioxin ở Việt
Nam.
- Triển khai thực hiện điều
tra, khảo sát, thống kê số liệu hoạt động, kiểm kê phát thải khí nhà kính, đánh
giá hiện trạng phát thải khí nhà kính cấp quốc gia, ngành và cơ sở, lập danh mục
lĩnh vực, cơ sở phát thải khí nhà kính phải kiểm kê khí nhà kính; xây dựng và vận
hành hệ thống đo đạc, báo cáo, thẩm định giảm nhẹ phát thải khí nhà kính cấp quốc
gia, ngành, lĩnh vực và cơ sở; xây dựng báo cáo kiểm kê khí nhà kính cấp quốc
gia, lĩnh vực; xây dựng kế hoạch giảm nhẹ phát thải khí nhà kính quốc gia, lĩnh
vực; xây dựng báo cáo tổng hợp giảm nhẹ phát thải khí nhà kính quốc gia, báo
cáo giảm nhẹ phát thải khí nhà kính lĩnh vực; phân bổ hạn ngạch phát thải khí
nhà kính.
- Điều tra, thống kê, giám sát,
đánh giá, lập danh mục chất làm suy giảm tầng ô-dôn, chất gây hiệu ứng nhà kính
thuộc nhiệm vụ của trung ương;
- Tổ chức phát triển thị trường
các-bon trong nước.
- Thực hiện Quyết định số
1055/QĐ-TTg ngày 20 tháng 7 năm 2020 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Kế hoạch
quốc gia thích ứng với biến đổi khí hậu giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm
2050.
- Tập trung thực hiện theo thẩm
quyền các Quyết định của Thủ tướng Chính phủ: Quyết định số 1946/QĐ-TTg ngày 21
tháng 10 năm 2010 phê duyệt Kế hoạch xử lý phòng ngừa ô nhiễm môi trường do hóa
chất bảo vệ thực vật tồn lưu trên phạm vi cả nước; Quyết định số 705/QĐ-TTg
ngày 07 tháng 6 năm 2018 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình cập nhật,
phân vùng rủi ro thiên tai, lập bản đồ cảnh báo thiên tai, đặc biệt là các
thiên tai liên quan đến bão, nước dâng do bão, lũ, lũ quét, sạt lở đất, hạn
hán, xâm nhập mặn; Quyết định số 2067/QĐ-TTg ngày 08 tháng 12 năm 2021 của Thủ
tướng Chính phủ phê duyệt Đề án Kiểm kê, quan trắc, lập báo cáo và xây dựng cơ
sở dữ liệu đa dạng sinh học quốc gia đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050...
3. Các dự
án, nhiệm vụ thường xuyên theo chức năng
Ngoài các nhiệm vụ, dự án nêu
trong mục 1, các Bộ, ngành thực hiện các nội dung sau:
- Đánh giá tình hình ô nhiễm,
suy thoái và sự cố môi trường trong phạm vi quản lý của ngành, lĩnh vực.
- Xây dựng và duy trì hoạt động
của các nội dung theo chức năng quản lý được phân công kết nối với hệ thống
thông tin, cơ sở dữ liệu về môi trường quốc gia; hệ thống thông tin cảnh báo
môi trường cộng đồng.
- Quan trắc môi trường bảo đảm
hoạt động của mạng lưới quan trắc môi trường theo Quyết định số 90/QĐ-TTg ngày
12 tháng 01 năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Quy hoạch tổng
thể mạng lưới quan trắc tài nguyên và môi trường quốc gia giai đoạn 2016 -
2025, tầm nhìn đến năm 2030. Xây dựng và thực hiện các chương trình quan trắc
hiện trạng môi trường, các tác động đối với môi trường trong lĩnh vực quản lý.
- Mua sắm trang thiết bị thay
thế; duy trì, vận hành trang thiết bị, phương tiện phục vụ công tác bảo vệ môi
trường thuộc trách nhiệm của trung ương;
- Thống kê môi trường, xây dựng
báo cáo công tác bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu.
- Xây dựng báo cáo đánh giá tác
động, tính dễ bị tổn thương, rủi ro, tổn thất và thiệt hại do biến đổi khí hậu
theo khu vực và lĩnh vực.
- Xây dựng báo cáo đánh giá môi
trường chiến lược; lồng ghép nội dung, yêu cầu bảo vệ môi trường vào các chiến
lược, quy hoạch, kế hoạch, dự án phát triển ngành, lĩnh vực đảm bảo tuân thủ
quy định theo Điều 25 Luật bảo vệ môi trường năm 2020.
- Thanh tra, kiểm tra, giám sát
việc thực hiện pháp luật về bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu đối
với các tổ chức, cá nhân thuộc thẩm quyền quản lý.
- Truyền thông, tập huấn nâng
cao ý thức bảo vệ môi trường; giáo dục môi trường; phổ biến kiến thức, tuyên
truyền pháp luật về bảo vệ môi trường, bao gồm: Tuyên truyền, tập huấn Luật Bảo
vệ môi trường năm 2020, Luật Đa dạng sinh học năm 2008. Tổ chức thực hiện công
tác thông tin, tuyên truyền, giáo dục pháp luật về bảo vệ môi trường, ứng phó với
biến đổi khí hậu, thực hiện các điều ước quốc tế liên quan đến bảo vệ môi trường,
ứng phó với biến đổi khí hậu trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ của ngành, lĩnh
vực; tổ chức các hoạt động hưởng ứng Ngày môi trường Thế giới, Ngày Đa dạng
sinh học quốc tế, Tuần lễ Quốc gia nước sạch và vệ sinh môi trường, Chiến dịch
làm cho Thế giới sạch hơn.
- Đánh giá, dự báo chất lượng
môi trường nước mặt, trầm tích, khả năng chịu tải của môi trường nước mặt đối với
sông, hồ liên tỉnh; kiểm kê, đánh giá nguồn thải, mức độ ô nhiễm sông, hồ liên
tỉnh; đánh giá, dự báo chất lượng môi trường không khí liên tỉnh, liên vùng,
xuyên biên giới; điều tra, đánh giá, phân loại, cảnh báo, kiểm soát khu vực ô
nhiễm môi trường đất.
- Thực hiện các nội dung công
việc về bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu đã được ký kết trong
các Chương trình phối hợp, Quy chế phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường.
Danh mục dự án đề xuất theo mẫu
gửi kèm tại Phụ lục 2 , Phụ lục 3 và Phụ lục 4 kèm theo.
4. Yêu cầu
- Kế hoạch và dự toán nguồn
kinh phí sự nghiệp bảo vệ môi trường là một bộ phận và được tổng hợp chung
trong Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách năm 2022 và kế
hoạch tài chính - ngân sách nhà nước 03 năm 2022 - 2025 từ nguồn kinh phí sự
nghiệp bảo vệ môi trường của các Bộ, ngành.
- Các dự án, nhiệm vụ (bao gồm
cả hoạt động quan trắc môi trường, hỗ trợ mua sắm các trang thiết bị thay thế,
vật tư hóa chất để đảm bảo duy trì hoạt động quan trắc) phải được cấp có thẩm
quyền phê duyệt, có thuyết minh đề cương, dự toán chi tiết gửi kèm, sắp xếp
theo thứ tự ưu tiên và theo các biểu mẫu hướng dẫn ở các phụ lục kèm theo (báo
cáo sử dụng phông chữ Time New Roman, Phụ lục trên Excel).
- Sử dụng kinh phí sự nghiệp bảo
vệ môi trường đúng mục đích, chi tiêu đúng chế độ và có hiệu quả; tuân thủ các
thủ tục, quy định hiện hành.
- Đối với các dự án xử lý các
điểm tồn lưu hoá chất bảo vệ thực vật thuộc đối tượng được hỗ trợ theo Quyết định
số 58/2008/QĐ-TTg ngày 29 tháng 4 năm 2008, Quyết định số 38/2011/QĐ-TTg ngày
05 tháng 7 năm 2011 sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định số
58/2008/QĐ-TTg và Quyết định số 1946/QĐ-TTg ngày 21 tháng 10 năm 2010 đề nghị gửi
hồ sơ đầy đủ theo quy định tại Quyết định và định kỳ báo cáo hàng năm gửi về Bộ
Tài nguyên và Môi trường tình hình bố trí kinh phí và kết quả thực hiện dự án
được hỗ trợ.
5. Tiến độ
xây dựng kế hoạch
- Trước ngày 20 tháng 7 năm
2022: các Bộ, ngành gửi văn bản đăng ký kế hoạch và dự toán ngân sách sự nghiệp
môi trường năm 2023 theo mẫu Bảng tổng hợp và Thuyết minh đề cương dự toán nhiệm
vụ, dự án tại các phụ lục kèm theo gửi về Bộ Tài nguyên và Môi trường. Đồng thời
gửi file điện tử công văn và phụ lục đính kèm vào 2 địa chỉ email:
[email protected] và [email protected].
- Từ ngày 21 tháng 7 đến ngày
31 tháng 7 năm 2022: Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức trao đổi về kế hoạch
và dự toán ngân sách sự nghiệp môi trường năm 2023 và kế hoạch tài chính - ngân
sách nhà nước 03 năm 2023 - 2025 với các Bộ, ngành. Lịch làm việc do Bộ Tài
nguyên và Môi trường sắp xếp và thông báo cụ thể sau.
Mọi vướng mắc trong quá trình
triển khai thực hiện, đề nghị liên hệ về Bộ Tài nguyên và Môi trường để phối hợp
giải quyết./.
Nơi nhận:
- Như trên;
- Ủy ban KHCN&MT của Quốc hội;
- Bộ trưởng Trần Hồng Hà (để báo cáo);
- TCMT;
- Lưu: VT, KHTC, BN.
|
KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG
Võ Tuấn Nhân
|
PHỤ LỤC 1
Bộ, ngành:…………………
KẾT QUẢ THỰC HIỆN CÁC NHIỆM VỤ, DỰ ÁN BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
NĂM 2021 - 2022
(Kèm theo Công văn số / ngày tháng năm
2022 của )
Đơn
vị: triệu đồng
STT
|
Tên nhiệm vụ/ dự án
|
Thời gian thực hiện
|
Tổng kinh phí
|
Kinh phí năm 2021
|
Luỹ kế đến hết năm 2021
|
Dự toán năm 2022
|
Đơn vị thực hiện; lưu giữ sản phẩm
|
Tiến độ giải ngân (%)
|
Các kết quả chính đã đạt được
|
Ghi chú
|
A
|
Nhiệm vụ chuyên môn
|
|
1
|
Nhiệm vụ chuyển tiếp
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
…
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
2
|
Nhiệm vụ mở mới
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
...
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
B
|
Nhiệm vụ thường xuyên
|
|
...
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
…
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
PHỤ LỤC 2
Bộ, ngành:…………………
TỔNG HỢP CÁC NHIỆM VỤ, DỰ ÁN BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG NĂM
2023, GIAI ĐOẠN 2023 - 2025
(Kèm theo Công văn số / ngày
tháng năm 2022 của )
Đơn
vị: triệu đồng
STT
|
Tên nhiệm vụ/dự án
|
Cơ sở pháp lý
|
Mục tiêu
|
Nội dung thực hiện
|
Dự kiến sản phẩm
|
Cơ quan thực hiện
|
Thời gian thực hiện
|
Tổng kinh phí
|
Lũy kế đến hết năm 2021
|
Dự toán năm 2022
|
Kinh phí năm 2023
|
Kinh phí dự kiến năm 2024
|
Kinh phí dự kiến năm 2025
|
Ghi chú
|
A
|
Nhiệm vụ chuyên môn
|
|
|
|
1
|
Nhiệm vụ chuyển tiếp
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
…
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
2
|
Nhiệm vụ mở mới
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
...
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
B
|
Nhiệm vụ thường xuyên
|
|
|
|
...
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
C
|
Hỗ trợ xử lý điểm tồn lưu hoá
chất bảo vệ thực vật ô nhiễm môi trường nghiêm trọng
|
|
|
|
1
|
Nhiệm vụ chuyển tiếp
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
…
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
2
|
Nhiệm vụ mở mới
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
...
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
PHỤ LỤC 3
Bộ, ngành:…………………
BIỂU KẾ HOẠCH VÀ DỰ TOÁN KINH PHÍ SỰ NGHIỆP BẢO VỆ MÔI
TRƯỜNG NĂM 2023
(Kèm theo Công văn số / ngày
tháng năm 2022 của )
Đơn
vị: triệu đồng
STT
|
Tên nhiệm vụ/dự án
|
Quyết định phê duyệt của cấp có thẩm quyền
|
Thời gian thực hiện
|
Tổng mức kinh phí
|
Thực hiện năm 2021
|
Năm 2022
|
Lũy kế đến hết năm 2022
|
Dự toán năm 2023
|
Ghi chú
|
Dự toán
|
Ước thực hiện
|
A
|
Nhiệm vụ chuyên môn
|
1
|
Nhiệm vụ chuyển tiếp
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
…
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
2
|
Nhiệm vụ mở mới
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
...
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
B
|
Nhiệm vụ thường xuyên
|
...
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
C
|
Hỗ trợ xử lý điểm tồn lưu
hoá chất bảo vệ thực vật ô nhiễm môi trường nghiêm trọng
|
1
|
Nhiệm vụ chuyển tiếp
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
…
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
2
|
Nhiệm vụ mở mới
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
...
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
PHỤ LỤC 4
Bộ, ngành:…………………….
ĐỀ CƯƠNG DỰ TOÁN NHIỆM VỤ, DỰ ÁN, ĐỀ ÁN BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
NĂM 2023 TỪ NGUỒN KINH PHÍ SỰ NGHIỆP BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
1. Tên nhiệm vụ, dự án, đề án:
2. Quản lý dự án:
- Cơ quan quản lý:
- Cơ quan chủ trì:
- Cơ quan phối hợp:
3. Thời gian thực hiện
4. Kinh phí thực hiện
5. Các căn cứ pháp lý và sự cần
thiết phải thực hiện dự án
6. Mục tiêu của dự án
7. Phạm vi, quy mô của dự án
8. Địa điểm thực hiện dự án
9. Phương pháp thực hiện dự án
10. Nội dung thực hiện dự án
11. Tiến độ thực hiện dự án
12. Kết quả sản phẩm, địa chỉ
bàn giao sử dụng
13. Dự toán chi tiết kinh phí
thực hiện dự án
|
Người phê duyệt
(Ký tên, đóng dấu)
|