|
Bản dịch này thuộc quyền sở hữu của
THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Mọi hành vi sao chép, đăng tải lại mà không có sự đồng ý của
THƯ VIỆN PHÁP LUẬT là vi phạm pháp luật về Sở hữu trí tuệ.
THƯ VIỆN PHÁP LUẬT has the copyright on this translation. Copying or reposting it without the consent of
THƯ VIỆN PHÁP LUẬT is a violation against the Law on Intellectual Property.
X
CÁC NỘI DUNG ĐƯỢC SỬA ĐỔI, HƯỚNG DẪN
Các nội dung của VB này được VB khác thay đổi, hướng dẫn sẽ được làm nổi bật bằng
các màu sắc:
: Sửa đổi, thay thế,
hủy bỏ
Click vào phần bôi vàng để xem chi tiết.
|
|
|
Đang tải văn bản...
Chỉ thị 33/CT-TTg 2020 tăng cường quản lý tái sử dụng tái chế xử lý và giảm thiểu chất thải nhựa
Số hiệu:
|
33/CT-TTg
|
|
Loại văn bản:
|
Chỉ thị
|
Nơi ban hành:
|
Thủ tướng Chính phủ
|
|
Người ký:
|
Nguyễn Xuân Phúc
|
Ngày ban hành:
|
20/08/2020
|
|
Ngày hiệu lực:
|
Đã biết
|
Ngày công báo:
|
Đang cập nhật
|
|
Số công báo:
|
Đang cập nhật
|
|
Tình trạng:
|
Đã biết
|
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
--------
|
CỘNG HÒA XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 33/CT-TTg
|
Hà Nội, ngày 20 tháng 8 năm 2020
|
CHỈ THỊ
VỀ TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ, TÁI SỬ DỤNG, TÁI CHẾ, XỬ LÝ
VÀ GIẢM THIỂU CHẤT THẢI NHỰA
Ô nhiễm nhựa đang
trở thành một trong những thách thức lớn nhất mà các quốc gia đang phải đối mặt.
Mỗi năm lượng chất thải nhựa do con người thải ra trên phạm vi toàn cầu đủ để
phủ kín 4 lần diện tích bề mặt trái đất, trong đó 13 triệu tấn chất thải nhựa được
đổ ra đại dương. Việc lạm dụng sử dụng sản phẩm nhựa, nhất là túi ni-lông khó
phân hủy, sản phẩm nhựa dùng một lần đã và đang để lại những hậu quả nghiêm trọng
đối với môi trường, vấn đề ô nhiễm nhựa, đặc biệt là ô nhiễm nhựa đại dương là
vấn đề thực sự đáng báo động, đã, đang và sẽ gây thiệt hại to lớn cho môi trường
sinh thái ở nước ta.
Nhận thức được
vai trò trong giải quyết cuộc khủng hoảng chất thải nhựa toàn cầu, Việt Nam, một
thành viên có trách nhiệm của Liên hợp quốc, đã cam kết hành động mạnh mẽ thực
hiện giảm thiểu chất thải nhựa để bảo vệ môi trường sinh thái biển và đại
dương. Năm 2017, Việt Nam chính thức gia nhập danh sách 127 quốc gia thông qua
Nghị quyết Hội đồng Môi trường Liên hợp quốc của Chương trình Môi trường Liên hợp
quốc về chất thải nhựa và vi nhựa đại dương. Năm 2018, tại Hội nghị thượng đỉnh
G7 tổ chức ở Canada, Thủ tướng Chính phủ đã cam kết hành động cũng như kêu gọi
hợp tác toàn cầu trong việc giải quyết vấn đề rác thải nhựa trên biển. Năm
2019, Thủ tướng Chính phủ đã phát động phong trào chống chất thải nhựa trên
toàn quốc, nhiều cơ quan, tổ chức, địa phương, doanh nghiệp và các cá nhân đã
có nhiều hành động thiết thực, ý nghĩa, hiệu quả để chống, giảm thiểu chất thải
nhựa.
Nhằm tiếp tục
tăng cường hiệu quả các hoạt động quản lý, tái sử dụng, tái chế, xử lý nhựa đã
qua sử dụng, giảm thiểu phát thải chất thải nhựa ra môi trường, Thủ tướng Chính
phủ chỉ thị:
1.
Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân
dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương ban hành chỉ thị hoặc kế hoạch giảm
thiểu, phân loại, thu gom, tái sử dụng, tái chế và xử lý chất thải nhựa trong
ngành, lĩnh vực và địa bàn quản lý (hoàn thành trước ngày 30 tháng 10 năm
2020); trong đó chỉ đạo, yêu cầu các cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập
trực thuộc thực hiện một số các hoạt động cụ thể như sau:
a) Gương mẫu,
tích cực và đi đầu trong việc giảm thiểu chất thải nhựa; hạn chế tối đa việc sử
dụng các sản phẩm nhựa dùng một lần (bao gồm túi ni-lông khó phân hủy, bao gói
nhựa thực phẩm, chai lọ nhựa, ống hút, hộp xốp đựng thực phẩm, cốc và bộ đồ
ăn.v.v...); không sử dụng băng rôn, khẩu hiệu, chai, cốc, ống hút, bát, đũa nhựa....
dùng một lần tại công sở và trong các hội nghị, hội thảo, cuộc họp và ngày lễ,
ngày kỷ niệm và các sự kiện khác; ưu tiên lựa chọn các sản phẩm tái chế, thân
thiện với môi trường;
b) Tiên phong,
gương mẫu thực hiện phân loại rác thải tại nguồn ngay tại công sở, bố trí thùng
rác để phân loại rác thải tại các cơ quan, đơn vị; chất thải nhựa và các chất
thải khác có thể tái chế không được để lẫn với chất thải hữu cơ; khuyến khích
xây dựng và thực hiện các mô hình kiểu mẫu để làm cơ sở nhân rộng cho các cơ
quan, đơn vị trong lĩnh vực và địa bàn quản lý;
c) Thực hiện truyền
thông, tập huấn nâng cao nhận thức cho công chức, viên chức, người lao động
trong cơ quan, đơn vị về phân loại, thu gom, giảm thiểu chất thải nhựa; phối hợp
các tổ chức, cá nhân có liên quan vận động người dân hạn chế hoặc không sử dụng
các sản phẩm nhựa dùng một lần để bảo vệ môi trường.
2.
Bộ Tài nguyên và Môi trường:
a) Hoàn thiện chế
định quản lý chất thải rắn trong dự án Luật Bảo vệ môi trường (sửa đổi) theo hướng
coi chất thải và chất thải nhựa là tài nguyên; thúc đẩy phát triển các mô hình
kinh tế tuần hoàn; thực hiện tốt việc giảm thiểu, phân loại chất thải tại nguồn,
thu gom, tái sử dụng, tái chế, xử lý chất thải (bao gồm chất thải nhựa). Xây dựng
tài liệu kỹ thuật hướng dẫn phân loại rác thải tại nguồn. Nghiên cứu, đề xuất
cơ chế hạn chế sản xuất, tiêu dùng và có lộ trình cấm sản xuất, tiêu dùng một số
sản phẩm nhựa dùng một lần;
b) Rà soát và sửa
đổi, bổ sung Quyết định số 16/2015/QĐ-TTg ngày 22 tháng 05 năm 2015 của Thủ tướng
Chính phủ quy định về thu hồi, xử lý sản phẩm thải bỏ theo hướng tăng cường trách
nhiệm của nhà sản xuất, nhập khẩu, chủ sở hữu thương hiệu, nhà phân phối, bán lẻ
hiện đại và truyền thống trong thu hồi, tái chế chất thải; bổ sung bao bì đóng
gói sản phẩm vào danh mục sản phẩm thải bỏ phải thu hồi, tái chế. Nghiên cứu, đề
xuất cơ chế khuyến khích, hỗ trợ các doanh nghiệp, cơ sở tái chế chất thải chấp
hành tốt pháp luật bảo vệ môi trường; thúc đẩy các mô hình hợp tác công tư, mô
hình kinh doanh, kinh tế chia sẻ và thúc đẩy các sáng kiến, sự tham gia của các
hiệp hội, các tổ chức, các doanh nghiệp nhằm giảm thiểu, tái sử dụng và tái chế
chất thải rắn và chất thải nhựa;
c) Nghiên cứu,
xây dựng hàng rào kỹ thuật môi trường đối với các sản phẩm, hàng hóa chứa hạt
vi nhựa, nano nhựa và túi ni-lông để phòng ngừa các tác động xấu đến sức khỏe
con người, môi trường sinh thái; nghiên cứu, đề xuất lộ trình cấm sử dụng hạt
vi nhựa trong sản xuất hóa mỹ phẩm, may mặc, phân bón.... Ban hành các quy chuẩn,
quy định kỹ thuật môi trường cho các sản phẩm, hàng hóa nhựa tái chế bảo đảm
yêu cầu bảo vệ môi trường. Rà soát, tiếp tục hoàn thiện quy định pháp luật về
nhãn sinh thái đối với tủi ni-lông thân thiện môi trường và các sản phẩm nhựa
có hàm lượng tái chế nhất định;
d) Chủ trì, phối
hợp với Bộ Công Thương tổ chức thống kê và định kỳ thống kê, phân loại nguyên
liệu nhựa được sử dụng trong sản xuất, tiêu dùng và chất thải nhựa; xây dựng cơ
sở dữ liệu về sử dụng nhựa và chất thải nhựa trên phạm vi toàn quốc; thực hiện
các nghiên cứu về thực trạng, xu hướng phát sinh và công tác quản lý chất thải
nhựa. Xây dựng, trình Thủ tướng Chính phủ đề án thành lập khu công nghiệp tái
chế tập trung theo quy định của pháp luật để hình thành ngành công nghiệp, thị
trường tái chế;
đ) Thực hiện
nghiêm các quy định về nhập khẩu phế liệu nhựa theo quy định của pháp luật về bảo
vệ môi trường; chỉ được nhập khẩu phế liệu nhựa làm nguyên liệu sản xuất ra các
sản phẩm, hàng hóa (không bao gồm hạt nhựa tái chế thương phẩm), trừ các trường
hợp dự án đã được chấp thuận chủ trương đầu tư, cấp giấy chứng nhận đầu tư và
cơ sở sản xuất đang hoạt động được phép nhập khẩu nhựa phế liệu để sản xuất ra
hạt nhựa tái chế thương phẩm đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2024. Không cấp phép
cho các cơ sở nhập khẩu phế liệu chỉ để sơ chế, xử lý và bán lại phế liệu;
e) Rà soát, sửa đổi Quyết
định 73/2014/QĐ-TTg ngày 19 tháng 12 năm 2014 của Thủ tướng Chính phủ về danh mục
phế liệu được phép nhập khẩu theo hướng chỉ cho phép nhập khẩu phế liệu nhựa sạch,
có giá trị tái chế cao, không nhập khẩu phế liệu nhựa sử dụng một lần. Nghiên cứu
và đề xuất tái xuất hoặc trả lại phế liệu nhựa nhập khẩu không đáp ứng yêu cầu
bảo vệ môi trường;
g) Tổng kết tình
hình thực hiện Quyết định số 582/QĐ-TTg ngày 11 tháng 4 năm 2013 của Thủ tướng
Chính phủ về phê duyệt Đề án tăng cường kiểm soát ô nhiễm môi trường do sử dụng
túi ni-lông khó phân hủy trong sinh hoạt đến năm 2020 và đề xuất chính sách,
quy định pháp luật để quản lý, hạn chế, tiến tới không sử dụng túi ni-lông khó
phân hủy trong sinh hoạt;
h) Đề xuất giải
pháp tổ chức thực hiện có hiệu quả Quyết định số 491/QĐ-TTg ngày 07 tháng 5 năm
2018 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt điều chỉnh Chiến lược quốc gia về quản
lý tổng hợp chất thải rắn đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2050, tập trung thực
hiện mục tiêu sử dụng 100% túi ni-lông thân thiện với môi trường tại các trung
tâm thương mại, siêu thị phục vụ cho mục đích sinh hoạt thay thế cho túi
ni-lông khó phân hủy; hạn chế và tiến tới chấm dứt việc nhập khẩu, sản xuất và
cung cấp các loại túi ni-lông khó phân huỷ kể từ năm 2026 tại các trung tâm
thương mại, siêu thị phục vụ cho mục đích sinh hoạt;
i) Chủ trì tổ chức
thực hiện Quyết định số 1746/QĐ-TTg ngày 04 tháng 12 năm 2019 của Thủ tướng
Chính phủ ban hành Kế hoạch hành động quốc gia về quản lý rác thải nhựa đại
dương đến năm 2030; xây dựng và vận hành Trung tâm quốc tế về rác thải nhựa đại
dương; thiết lập và vận hành hệ thống cơ sở dữ liệu về chất thải nhựa và chất
thải nhựa đại dương; tăng cường hợp tác quốc tế, chia sẻ thông tin, học hỏi
kinh nghiệm giảm thiểu, phân loại, thu gom, tái chế và xử lý chất thải nhựa; chủ
động tham gia thiết lập chính sách, cơ chế hợp tác toàn cầu, khu vực để xử lý vấn
đề chất thải nhựa và chất thải nhựa đại dương. Vận động, thu hút đầu tư, chuyển
giao công nghệ tiên tiến trong tái chế, xử lý chất thải nhựa;
k) Xây dựng, thực
hiện hiệu quả Kế hoạch tuyên truyền, truyền thông nâng cao nhận thức cộng đồng
về giảm thiểu, phân loại, thu gom, tái chế, xử lý chất thải nhựa; hình thành ý
thức, thói quen của người dân về giảm thiểu, phân loại chất thải nhựa; phát hiện,
phổ biến và trao giải thưởng môi trường đối với các mô hình, giải pháp, sáng kiến
về giảm thiểu, phân loại, thu gom, tái chế và xử lý chất thải nhựa; xây dựng cổng
thông tin điện tử để chia sẻ thông tin, kiến thức về chất thải nhựa; nghiên cứu
và đưa tiêu chí giảm thiểu, phân loại, thu gom chất thải nhựa trong đánh giá, xếp
hạng kết quả hoạt động bảo vệ môi trường của các địa phương;
l) Thực hiện xã hội
hóa, nâng cao vai trò của cộng đồng, doanh nghiệp trong hoạt động giảm thiểu chất
thải nhựa, phân loại, thu gom, tái chế, xử lý chất thải nhựa; mở rộng các hình
thức ưu đãi, hỗ trợ đối với các tổ chức, cá nhân sản xuất, phân phối, quảng bá,
tiêu dùng các sản phẩm nhựa, túi ni-lông được gắn nhãn xanh; xây dựng, triển
khai, hoàn thiện cơ sở dữ liệu về đăng ký, khai báo, quản lý việc sản xuất, sử
dụng sản phẩm chứa chất thải nhựa, túi ni-lông; tăng cường truyền thông, triển
khai nhân rộng, áp dụng hiệu quả các mô hình giảm thiểu, phân loại, thu gom chất
thải nhựa, túi ni-lông tại các địa điểm, khu du lịch, đặc biệt các địa điểm,
khu du lịch gắn liền với nguồn nước...;
Chủ trì, phối hợp
các tổ chức chính trị-xã hội, tổ chức xã hội, tổ chức quốc tế, doanh nghiệp triển
khai các phong trào, mô hình chống chất thải nhựa, giảm thiểu chất thải nhựa,
phân loại và thu gom chất thải nhựa; hỗ trợ và tạo điều kiện thuận lợi cho các
hoạt động giảm thiểu chất thải nhựa, phân loại, thu gom, tái sử dụng, tái chế,
xử lý chất thải nhựa.
3.
Bộ Tài chính:
a) Nghiên cứu,
trình cấp có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung Luật Thuế bảo vệ môi trường theo hướng
mở rộng đối tượng chịu thuế và tăng mức thuế đối với túi ni-lông, bao bì và sản
phẩm nhựa khác; nghiên cứu đề xuất đánh thuế vật liệu nhựa gốc (virgin
plastics); chỉ đạo thanh tra, kiểm tra ngăn chặn các hành vi trốn thuế bảo
vệ môi trường, đặc biệt là đối với túi ni-lông;
b) Chủ trì, phối
hợp Bộ Tài nguyên và Môi trường nghiên cứu, đề xuất chính sách tài chính nhằm
thúc đẩy, khuyến khích các hoạt động tái chế chất thải và tái chế chất thải nhựa;
ưu đãi, hỗ trợ đối với túi ni-lông thân thiện môi trường, các sản phẩm nhựa tái
chế và các vật liệu thân thiện với môi trường. Nghiên cứu xây dựng tiêu chí ưu
tiên hoặc định mức áp dụng mua sắm công đối với các sản phẩm tái chế, thân thiện
môi trường;
c) Thống kê, tổng
hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ và gửi Bộ Tài nguyên và Môi trường số liệu về
nhập khẩu nguyên liệu nhựa, phế liệu nhựa hàng năm.
4.
Bộ Công thương:
a) Chỉ đạo thực
hiện mục tiêu “Tiếp tục đẩy mạnh và sớm triển khai Kế hoạch thực hiện mục tiêu
đến năm 2021 các cửa hàng, chợ, siêu thị ở đô thị không sử dụng đồ nhựa dùng một
lần; đến năm 2025 cả nước không sử dụng đồ nhựa dùng một lần”;
b) Nghiên cứu,
ban hành quy định về tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật chất lượng, thiết kế sản phẩm
nhựa bảo đảm phục vụ cho tái chế, tái sử dụng; quy định tỷ lệ tối thiểu về hàm
lượng nhựa tái sinh trong sản phẩm nhựa, độ bền và công khai thông tin về độ bền
của các sản phẩm nhựa; xây dựng hướng dẫn về sản xuất, tiêu dùng sản phẩm nhựa
bền vững. Ban hành các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về chất lượng nhựa tái chế
và các loại phụ gia độc hại trong vật liệu nhựa;
c) Tổ chức đánh
giá hiện trạng phát triển ngành nhựa và đề xuất định hướng, giải pháp phát triển
ngành nhựa theo hướng phát triển bền vững, báo cáo Thủ tướng Chính phủ định trước
ngày 31 tháng 12 năm 2020;
d) Tổ chức rà
soát, công bố các sản phẩm sản xuất trong nước và nhập khẩu có chứa vi nhựa,
nano nhựa để người tiêu dùng biết.
5.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xây dựng, thực hiện kế hoạch giảm thiểu,
thu gom, tái chế chất thải nhựa trong ngành trồng trọt, chăn nuôi và thủy sản;
thực hiện các giải pháp hạn chế sử dụng phao xốp trong ngành thủy sản (để làm nổi
các lồng bè nuôi cá); xây dựng, thực hiện các giải pháp thu hồi các ngư cụ như
lưới, phao bị thất lạc, bỏ quên hoặc thải bỏ trên biển (ALDFG) và thu
hồi các bao bì thuốc bảo vệ thực vật, phân bón; chuẩn bị nguồn nguyên liệu cho
các sản phẩm thay thế túi ni-lông khó phân hủy và đồ nhựa dùng một lần từ nông
sản.
6.
Bộ Y tế chỉ đạo thực hiện kế hoạch phân loại, giảm thiểu chất thải nhựa tại các
bệnh viện, cơ sở y tế; chỉ đạo hướng dẫn việc phân loại rác tại bệnh viện, cơ sở
y tế; đưa nội dung giảm thiểu chất thải nhựa là một tiêu chí đánh giá cơ sở y tế
xanh, sạch, đẹp. Ban hành tiêu chuẩn chất lượng, yêu cầu vệ sinh đối với các sản
phẩm nhựa tái chế làm bao bì đựng thực phẩm, các loại nước đóng chai...
7.
Bộ Giáo dục và Đào tạo xây dựng, thực hiện kế hoạch phân loại chất thải và giảm
thiểu chất thải nhựa trong các trường học, cơ sở giáo dục, đào tạo; xây dựng nội
dung lồng ghép vào hoạt động giáo dục về phân loại chất thải tại nguồn cho học
sinh, sinh viên; đưa nội dung phân loại chất thải và giảm thiểu chất thải nhựa
thành một tiêu chí đánh giá trường học xanh, sạch, đẹp, an toàn.
8.
Bộ Khoa học và Công nghệ thúc đẩy đổi mới, sáng tạo, nghiên cứu và chuyển giao
công nghệ sản xuất vật liệu thân thiện với môi trường nhằm thay thế nhựa trong
sản xuất, kinh doanh như: vật liệu nhựa phân hủy ở trong nước biển, vật liệu nhựa
sinh học (bio plastic), ứng dụng công nghệ dùng xenlulo, thay thế vật
liệu nhựa bằng giấy; thúc đẩy, hỗ trợ các nhiệm vụ nghiên cứu khoa học và công
nghệ liên quan đến tái chế và xử lý chất thải nhựa; thẩm định quy chuẩn kỹ thuật
quốc gia liên quan đến tái chế và xử lý chất thải nhựa.
9.
Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch nghiên cứu, bổ sung tiêu chuẩn giảm thiểu sử dụng
sản phẩm nhựa dùng một lần và túi ni-lông khó phân hủy trong các cơ sở kinh
doanh, dịch vụ lưu trú du lịch và dịch vụ du lịch khác tại các khu, điểm du lịch,
các cơ sở thể dục thể thao quần chúng, các trung tâm huấn luyện và thi đấu thể
thao, đặc biệt tại các vùng ven biển và đưa ra các phương án thay thế trong quy
định hướng dẫn ngành du lịch dịch vụ.
10.
Bộ Thông tin và Truyền thông, Đài Truyền hình Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam,
Thông tấn xã Việt Nam chủ trì hoặc phối hợp các cơ quan, tổ chức, cá nhân có
liên quan thực hiện chương trình truyền thông, tuyên truyền về giảm thiểu chất
thải nhựa, phân loại, thu gom, tái chế, xử lý chất thải nhựa.
11.
Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương:
a) Tuyên truyền,
nâng cao nhận thức cộng đồng về giảm thiểu chất thải nhựa, phân loại chất thải,
chất thải nhựa; phối hợp các tổ chức chính trị-xã hội, tổ chức xã hội xây dựng
phong trào, liên minh chống chất thải nhựa; vận động người dân, cộng đồng dân
cư hạn chế hoặc không sử dụng các sản phẩm nhựa dùng một lần (bao gồm túi
ni-lông khó phân hủy, bao gói nhựa thực phẩm, chai lọ nhựa, ống hút, hộp xốp đựng
thực phẩm, cốc và bộ đồ ăn...) để bảo vệ môi trường;
b) Vận động các
trung tâm thương mại, siêu thị, cửa hàng, chợ dân sinh, khách sạn, nhà hàng,
quán nước, khu du lịch và các cơ sở sản xuất, kinh doanh, du lịch.v.v… trên địa
bàn cam kết giảm thiểu chất thải nhựa, hạn chế sử dụng đồ nhựa dùng một lần hoặc
thay thế bằng các sản phẩm thân thiện môi trường; không cung cấp miễn phí túi
ni-lông cho khách hàng hoặc chuyển từ sử dụng túi ni-lông khó phân hủy sang các
loại túi khác thân thiện với môi trường;
c) Nghiên cứu, học
tập kinh nghiệm và triển khai thực hiện phân loại chất thải tại nguồn; bố trí
hoặc chỉ đạo bố trí các thùng thu gom, phân loại rác và tập huấn, hướng dẫn
phân loại rác tại các công sở, trường học, cơ sở y tế và các khu vực công cộng
như sân bay, bến tàu, bến xe, trung tâm thương mại, siêu thị, chợ dân sinh,
công viên, quảng trường, khu du lịch, danh lam thắng cảnh.... Tăng cường năng lực,
hiệu quả công tác thu gom, xử lý chất thải rắn; thực hiện thu gom và xử lý
riêng các loại chất thải đã được phân loại (bao gồm cả chất thải nhựa). Thực hiện
thu phí dịch vụ thu gom rác đối với các tiểu thương tại các chợ dân sinh truyền
thống;
d) Tổ chức và thực
hiện các biện pháp kỹ thuật để thu gom chất thải nhựa trên các sông, rạch,
kênh, mương... để hạn chế chất thải nhựa đổ ra đại dương; tiến hành và xã hội
hóa các hoạt động thu gom, xử lý chất thải nhựa trên biển, sông, suối và các hồ,
ao trong khu đô thị, khu dân cư;
đ) Chỉ đạo tăng
cường việc kiểm tra việc tuân thủ chính sách thuế bảo vệ môi trường, các quy định
môi trường của các cơ sở cung cấp túi ni-lông cho các chợ dân sinh và cửa hàng
buôn bán nhỏ; tăng cường thanh tra, kiểm soát chặt chẽ các làng nghề,
cơ sở tái chế nhựa không bảo đảm các yêu cầu về bảo vệ môi trường.
12.
Tổ chức thực hiện:
a) Bộ trưởng, Thủ
trưởng cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh,
thành phố trực thuộc Trung ương và tổ chức, cá nhân có liên quan có trách nhiệm
chỉ đạo và thực hiện nghiêm túc Chỉ thị này.
Bộ Tài nguyên và
Môi trường theo dõi, đôn đốc, tổng hợp tình hình thực hiện Chỉ thị này và định
kỳ hàng năm báo cáo Thủ tướng Chính phủ.
b) Trân trọng đề
nghị các cơ quan Đảng, Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Tòa án nhân dân tối
cao, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, tổ chức chính trị-xã hội, tổ chức xã hội
hưởng ứng phong trào chống chất thải nhựa của Thủ tướng Chính phủ; chỉ đạo các
cơ quan, tổ chức trực thuộc ban hành, tích cực thực hiện kế hoạch giảm thiểu,
phân loại, thu gom chất thải nhựa để góp phần bảo vệ môi trường./.
Nơi nhận:
- Ban Bí thư Trung
ương Đảng;
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng
Chính phủ;
- Các bộ, cơ quan ngang bộ,
cơ quan thuộc Chính phủ;
- UBND các tỉnh, thành phố
trực thuộc Trung ương;
- Văn phòng Trung ương Đảng;
- Văn phòng Tổng Bí thư;
- Văn phòng Quốc hội;
- Ban Tuyên giáo Trung ương;
- Ủy ban trung ương Mặt trận
Tổ quốc Việt Nam;
- Cơ quan trung ương của các
đoàn thể;
- Phòng Thương mại và Công
nghiệp Việt Nam;
- VPCP: BTCN, các PCN,
Trợ lý TTg, TGĐ Cổng TTĐT, các Vụ, Cục;
- Lưu: VT, CN(2) Vượng
|
THỦ TƯỚNG
Nguyễn Xuân Phúc
|
Chỉ thị 33/CT-TTg năm 2020 về tăng cường quản lý, tái sử dụng, tái chế, xử lý và giảm thiểu chất thải nhựa do Thủ tướng Chính phủ ban hành
PRIME MINISTER
--------
|
SOCIALIST
REPUBLIC OF VIETNAM
Independence - Freedom - Happiness
---------------
|
No. 33/CT-TTg
|
Hanoi, August 20,
2020
|
DIRECTIVE REGARDING
STRENGTHENING OF MANAGEMENT, REUSE, RECYCILING, DISPOSAL AND REDUCTION OF
PLASTIC WASTE Plastic pollution is becoming one of the biggest
challenges facing countries. Each year, the amount of plastic waste produced by
humans on a global scale is enough to entirely cover the earth's surface 4
times, including 13 million tonnes of plastic waste that are dumped into the
oceans. The overuse of plastic products, especially non-biodegradable plastic
bags and disposable plastic products, has been causing serious consequences for
the environment and the problem of plastic pollution, especially ocean plastic
pollution which is a really alarming problem, and has been causing and will
cause great damage to the ecological environment in our country. On recognizing its role in solving the global
plastic waste crisis, Vietnam, as a responsible member of the United Nations,
is committed to taking strong action to reduce plastic waste to protect the
marine and ocean ecosystem. In 2017, Vietnam officially joined the list of 127
countries that passed the United Nations Environment Council Resolution of the
United Nations Environment Program on marine plastic waste and microplastics.
In 2018, at the G7 Summit held in Canada, the Prime Minister pledged to take
action as well as call for global cooperation in solving the problem of marine
plastic waste. In 2019, after the Prime Minister embarked on a nationwide
movement against plastic waste, many agencies, organizations, localities,
businesses and individuals have taken many practical, meaningful and effective
actions to prevent and reduce plastic waste. In order to continue to strengthen the efficiency
of the management, reuse, recycle and dispose of used plastics, and reduce
emission of plastic waste into the environment, the Prime Minister orders: 1. Ministers, Heads of ministerial-level
agencies, Governmental bodies, People's Committees of provinces and
centrally-affiliated cities to issue directives or plans to reduce, sort,
collect, reuse, recycle and dispose of plastic waste in industries, sectors and
areas under their management (to be completed by October 30, 2020); direct and
require state agencies and public service units under their direct control to
perform a number of specific tasks as follows: a) Setting good examples of, taking the active part
and the initiative in reducing plastic waste; minimizing the use of
disposable plastic products (including non-biodegradable plastic bags, food
plastic packaging, plastic bottles, straws, foam food containers, cups and
tableware, etc.); avoiding the use of disposable plastic banners, posters,
bottles, cups, straws, bowls, chopsticks.... used at workplace and in
conferences, seminars, meetings, holidays, anniversaries and other events;
preferring to use recycled and eco-friendly products; b) Playing a pioneering and exemplary role in
classifying waste at source right at workplace, placing trash bins to classify
waste at workplace; plastic and other recyclable waste must not be kept with
organic waste; encouraging the development and implementation of exemplary
models for widespread use at their agencies and units in the sectors and areas
under their management; ... ... ... Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN. Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66 2. The Ministry of Natural
Resources and Environment: a) Completing regulations on management of solid
waste in the project of Law on Environmental Protection (amended) which are
oriented towards considering waste and plastic waste as resources; promoting
the development of models of circular economy; duly implementing the tasks of
reduction, classification of waste at source, collection, reuse, recycling and
disposal of waste (including plastic waste). Designing technical manuals for
classification of waste at source. Researching and proposing mechanisms for restricted
production and consumption of disposable plastic products and have a roadmap to
ban the production and consumption of a number of disposable plastic products; b) Examining, amending and supplementing the Prime
Minister’s Decision No. 16/2015/QD-TTg dated May 22, 2015, regulating the
recall and disposal of discarded products, with a view to increasing the
responsibility of modern and traditional manufacturers, importers, brand
owners, distributors and retailers for waste recovery and recycling; adding
product packaging to the list of discarded products that must be recalled and
recycled. Researching and proposing mechanisms to encourage and support
enterprises and waste recycling facilities to duly observe the law on
environmental protection; promoting models of public-private partnership,
sharing business or economy, and promoting initiatives, participation of
associations, organizations and businesses with the aim of reducing, reusing
and recycling solid waste and plastic waste; c) Researching and building environmental technical
barriers to products and commodities containing microplastics, nanoplastics and
plastic bags to prevent adverse impacts on human health and ecological
environment; researching and proposing a roadmap to ban the use of
microplastics in the production of cosmetics, garments, and fertilizers, etc.
Promulgating environmental technical regulatory standards and regulations for
recycled plastic products and goods to ensure environmental protection
requirements. Reviewing and continuing to improve legislative regulations on
eco-labels for environmentally friendly plastic bags and plastic products with
a certain recycled content; d) Taking charge of, or cooperating with the
Ministry of Industry and Trade in, conducting the statistics and periodically
making statistics of and classifying plastic materials used in production,
consumption and plastic waste; building a database of nationwide use of
plastics and plastic waste; conducting studies on the current situation, generation
trends and management of plastic waste. Formulating the project for
establishment of the centralized recycling industrial park and submitting it to
the Prime Minister in accordance with laws with the intention of creating the
recycling industry and market; dd) Strictly complying with regulations on
importation of plastic scrap in accordance with the law on environmental
protection; importing plastic scrap used only as raw materials for the
production of products and goods (excluding commercial recycled plastic beads),
except for projects obtaining approval of investment policies and issued with
investment certificates, and active production facilities obtaining permits for
importation of plastic scrap for production of commercial recycled plastic
beads till the end of December 31, 2024. No permit or license shall be granted
to establishments that import scrap for preliminary or further processing and
resale of scrap; e) Reviewing and amending the Prime Minister's
Decision No. 73/2014/QD-TTg dated December 19, 2014 on the list of scrap
permitted for importation which is oriented towards only allowing the import of
clean plastic scrap of a high recycling value, and prohibiting the import of
disposable plastic scraps. Researching and proposing the re-export or return of
imported plastic scraps that do not meet environmental protection requirements; g) Reviewing the implementation of the Prime
Minister's Decision No. 582/QD-TTg dated April 11, 2013, approving the Project
on strengthening of the control of environmental pollution due to the use of
non-biodegradable domestic plastic bags to be carried out by 2020, and
proposing regulatory policies and regulations for management, restriction of
and progress towards non-use of domestic non-degradable plastic bags; h) Proposing solutions to the effective
implementation of the Prime Minister’s Decision No. 491/QD-TTg dated May 7,
2018, approving the adjustment of the National Strategy on integrated solid
waste management by 2025 with vision to 2050, and concentration on implementing
the goal of using 100% of environmentally friendly plastic bags at commercial
centers and supermarkets for domestic purposes as replacement for
non-biodegradable plastic bags; restricting and proceeding to end the
importation, production and supply of non-biodegradable plastic bags for
domestic use as from 2026 at commercial centers and supermarkets; ... ... ... Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN. Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66 k) Effectively developing and implementing the
propaganda and communication plan to raise public awareness of the reduction,
classification, collection, recycling and disposal of plastic waste; forming
people's awareness and habits of reduction and sorting of plastic waste; coming
up with, disseminating and offering environmental awards for models, solutions
and initiatives regarding the reduction, classification, collection, recycling
and disposal of plastic waste; building the electronic portal to share
information and knowledge about plastic waste; researching criteria for
reduction, classification and collection of plastic waste and applying them to
the assessment and ranking of results of environmental protection activities of
localities; l) Involving the private sector and improving the
role of communities and businesses in plastic waste reduction, classification,
collection, recycling and disposal; extending forms of incentive and support
for organizations and individuals that produce, distribute, promote and consume
plastic products and plastic bags with green labels; setting up, operating and
completing the database of registration, declaration and management of the
production and use of products containing plastic waste, plastic bags;
strengthening communication, widespread use and effective application of models
for reduction, classification and collection of plastic waste and plastic bags
at tourist sites or attractions, especially those closely connected with water
resources, etc.; Presiding over, and cooperating with
socio-political organizations, social organizations, international
organizations and enterprises in, deploying movements and models to combat
plastic waste, reduce plastic waste, classify and collect plastic waste;
supporting and creating favorable conditions for plastic waste reduction,
classification, collection, reuse, recycling, and disposal activities. 3. The Ministry of Finance: a) Researching and seeking competent authorities’
approval of modification and supplementation of the Law on Environmental
Protection Tax with a view to expanding taxable objects and increasing tax
rates on plastic bags, packaging and other plastic products; researching and
proposing taxes on virgin plastics; directing the inspection and prevention of
environmental protection tax evasion, especially for plastic bags; b) Presiding over, and cooperating with the
Ministry of Natural Resources and Environment in, researching and proposing
financial policies to promote and encourage waste recycling and plastic waste
recycling activities; incentives and support for environmentally friendly
plastic bags, recycled plastic products and environmentally friendly materials.
Researching and developing priority criteria or norms for public procurement of
recycled and environmentally friendly products; c) Making statistics and consolidated reports to
the Prime Minister and sending the Ministry of Natural Resources and
Environment data on the annual import of plastic materials and plastic scraps. 4. The Ministry of Industry
and Trade: a) Directing the implementation of the goal
“Continuation in the strengthened and early implementation of the plan to
accomplish the goal of ensuring that all shops, markets and supermarkets in
urban areas do not use single-use plastics by 2021; the whole country will not
use single-use plastics by 2025”; ... ... ... Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN. Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66 c) Conducting the assessment of the current
development of the plastic industry and proposing orientations and solutions
for development of the plastic industry towards the sustainable development,
and reporting to the Prime Minister before December 31, 2020; d) Conducting the review and announcement of
domestically produced and imported products containing microplastics,
nanoplastics for consumers’ information. 5. The Ministry of Agriculture
and Rural Development shall develop and implement the plan to reduce, collect
and recycle plastic waste in the crop production, animal husbandry and
fisheries sectors; implement solutions to the restricted use of foam floats in
the fisheries sector (used for floating fish cages); developing and
implementing solutions to take back fishing gear, such as nets and buoys,
abandoned, lost, discarded at sea (ALDFG) and recover packages of pesticides
and fertilizers; preparing raw materials made from agricultural products for
manufacturing of replacement products for non-biodegradable plastic bags and
disposable plastic products. 6. The Ministry of Health shall
take control of the implementation of the plan to classify and reduce plastic
waste at hospitals and medical facilities; direct the guidance on the
classification of waste at hospitals and medical facilities; adopting the
requirement concerning reduction of plastic waste as a criterion for assessment
of green, clean and beautiful medical facilities. Promulgating quality
standards and hygiene requirements for recycled plastic products used as food
and bottled water packaging, etc. 7. The Ministry of Education
and Training shall develop and implement the plan on classification and
reduction of plastic waste at schools, educational and training institutions;
integrating education about classification of waste at source into educational
programs for students; accepting the requirement for classification and
reduction of waste and plastic waste as a criterion for assessment of green,
clean, beautiful and safe schools. 8. The Ministry of Science and
Technology shall promote innovation, research and transfer of technologies for
the production of environmentally friendly materials in order to replace
plastics used in production and business, such as plastic materials decomposed
at sea, bioplastic materials, apply technologies for use of cellulose and
replacement of plastic materials by paper; promote and support scientific and
technological research tasks related to plastic waste recycling and disposal;
appraise national technical regulations related to plastic waste recycling and
disposal. 9. The Ministry of Culture,
Sports and Tourism shall research and add standards for reduction in the use of
disposable plastic products and non-biodegradable plastic bags in business
establishments, tourist accommodation and other tourism services at tourist
sites, attractions, public fitness and sports facilities, and sports training
and competition centers, especially in coastal areas, and suggest alternatives
in the regulations providing instructions for the tourism and service industry. 10. The Ministry of
Information and Communications, Vietnam Television, Voice of Vietnam and
Vietnam News Agency shall preside over or cooperate with relevant agencies,
organizations and individuals in implementing communication and propaganda
programs on plastic waste reduction, sorting, collection, recycling and
disposal. 11. People’s Committees of
centrally-affiliated cities and provinces: ... ... ... Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN. Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66 b) Coaxing commercial centers, supermarkets, shops,
people's markets, hotels, restaurants, coffee shops, tourist attractions and
production, business, and tourism establishments, etc. in localities within
their remit to be committed to reducing plastic waste, limit the use of
single-use plastics or replace them with environmentally friendly products; not
providing free plastic bags to customers or switching from use of
non-biodegradable plastic bags to use of other environmentally friendly bags; c) Researching, learning from experience in and
implementing classification of waste at source; placing or directing the
placing of trash bins used for garbage collection and classification, and
providing training courses and instructions on waste classification at offices,
schools, medical facilities and public areas, such as airports, bus or ship terminals,
commercial centers, supermarkets, public markets, parks, squares, tourist
sites, scenic spots, etc. Strengthening the capacity and efficiency of solid
waste collection and disposal activities; carrying out separate collection and
disposal of classified waste (including plastic waste). Collecting garbage
collection service fees from small traders at conventional markets; d) Organizing and implementing technical measures
to collect plastic waste on rivers, canals,... to constrain plastic waste from pouring
into the ocean; conducting and involving the private sector in collection and
disposal of plastic waste in the sea, rivers, streams, lakes and ponds in urban
areas and residential areas; dd) Directing the strengthening of the inspection
of compliance with environmental protection tax policies and environmental
regulations of establishments supplying plastic bags to public markets and
small shops; strengthening the inspection and strict control of craft villages
and plastic recycling facilities that fail to meet the environmental protection
requirements. 12. Implementation: a) Ministers, Heads of Ministry-level agencies,
Heads of Governmental bodies, and Presidents of People’s Committees of
centrally-affiliated cities and provinces, and other organizations and persons
involved, shall be responsible for directing the implementation of and strictly
complying with this Directive. The Ministry of Natural Resources and Environment
shall monitor, urge and review the implementation of this Directive and annually
submit review reports to the Prime Minister. b) The Party’s organs, National Assembly, National
Assembly Standing Committee, Supreme People's Court, Supreme People's
Procuracy, socio-political organizations and social organizations are kindly
requested to echo the Prime Minister’s anti-plastic waste movement; direct
entities under their direct control to devise and actively implement plastic
waste reduction, classification and collection plans to contribute to the
environmental protection./. ... ... ... Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN. Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66 PRIME MINISTER
Nguyen Xuan Phuc
Chỉ thị 33/CT-TTg ngày 20/08/2020 về tăng cường quản lý, tái sử dụng, tái chế, xử lý và giảm thiểu chất thải nhựa do Thủ tướng Chính phủ ban hành
17.394
|
NỘI DUNG SỬA ĐỔI, HƯỚNG DẪN
Văn bản bị thay thế
Văn bản thay thế
Chú thích
Chú thích:
Rà chuột vào nội dụng văn bản để sử dụng.
<Nội dung> = Nội dung hai
văn bản đều có;
<Nội dung> =
Nội dung văn bản cũ có, văn bản mới không có;
<Nội dung> = Nội dung văn
bản cũ không có, văn bản mới có;
<Nội dung> = Nội dung được sửa đổi, bổ
sung.
Click trái để xem cụ thể từng nội dung cần so sánh
và cố định bảng so sánh.
Click phải để xem những nội dung sửa đổi, bổ sung.
Double click để xem tất cả nội dung không có thay
thế tương ứng.
Tắt so sánh [X] để
trở về trạng thái rà chuột ban đầu.
FILE ĐƯỢC ĐÍNH KÈM THEO VĂN BẢN
FILE ATTACHED TO DOCUMENT
|
|
|
Địa chỉ:
|
17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q.3, TP.HCM
|
Điện thoại:
|
(028) 3930 3279 (06 lines)
|
E-mail:
|
inf[email protected]
|
Mã số thuế:
|
0315459414
|
|
|
TP. HCM, ngày 31/05/2021
Thưa Quý khách,
Đúng 14 tháng trước, ngày 31/3/2020, THƯ VIỆN PHÁP LUẬT đã bật Thông báo này, và nay 31/5/2021 xin bật lại.
Hơn 1 năm qua, dù nhiều khó khăn, chúng ta cũng đã đánh thắng Covid 19 trong 3 trận đầu. Trận 4 này, với chỉ đạo quyết liệt của Chính phủ, chắc chắn chúng ta lại thắng.
Là sản phẩm online, nên 250 nhân sự chúng tôi vừa làm việc tại trụ sở, vừa làm việc từ xa qua Internet ngay từ đầu tháng 5/2021.
Sứ mệnh của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT là:
sử dụng công nghệ cao để tổ chức lại hệ thống văn bản pháp luật,
và kết nối cộng đồng Dân Luật Việt Nam,
nhằm:
Giúp công chúng “…loại rủi ro pháp lý, nắm cơ hội làm giàu…”,
và cùng công chúng xây dựng, thụ hưởng một xã hội pháp quyền trong tương lai gần;
Chúng tôi cam kết dịch vụ sẽ được cung ứng bình thường trong mọi tình huống.
THÔNG BÁO
về Lưu trữ, Sử dụng Thông tin Khách hàng
Kính gửi: Quý Thành viên,
Nghị định 13/2023/NĐ-CP về Bảo vệ dữ liệu cá nhân (hiệu lực từ ngày 01/07/2023) yêu cầu xác nhận sự đồng ý của thành viên khi thu thập, lưu trữ, sử dụng thông tin mà quý khách đã cung cấp trong quá trình đăng ký, sử dụng sản phẩm, dịch vụ của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Quý Thành viên xác nhận giúp THƯ VIỆN PHÁP LUẬT được tiếp tục lưu trữ, sử dụng những thông tin mà Quý Thành viên đã, đang và sẽ cung cấp khi tiếp tục sử dụng dịch vụ.
Thực hiện Nghị định 13/2023/NĐ-CP, chúng tôi cập nhật Quy chế và Thỏa thuận Bảo về Dữ liệu cá nhân bên dưới.
Trân trọng cảm ơn Quý Thành viên.
Tôi đã đọc và đồng ý Quy chế và Thỏa thuận Bảo vệ Dữ liệu cá nhân
Tiếp tục sử dụng
Cảm ơn đã dùng ThuVienPhapLuat.vn
- Bạn vừa bị Đăng xuất khỏi Tài khoản .
-
Hiện tại có đủ người dùng cùng lúc,
nên khi người thứ vào thì bạn bị Đăng xuất.
- Có phải do Tài khoản của bạn bị lộ mật khẩu
nên nhiều người khác vào dùng?
- Hỗ trợ: (028) 3930.3279 _ 0906.229966
- Xin lỗi Quý khách vì sự bất tiện này!
Tài khoản hiện đã đủ người
dùng cùng thời điểm.
Quý khách Đăng nhập vào thì sẽ
có 1 người khác bị Đăng xuất.
Tài khoản của Quý Khách đẵ đăng nhập quá nhiều lần trên nhiều thiết bị khác nhau, Quý Khách có thể vào đây để xem chi tiết lịch sử đăng nhập
Có thể tài khoản của bạn đã bị rò rỉ mật khẩu và mất bảo mật, xin vui lòng đổi mật khẩu tại đây để tiếp tục sử dụng
|
|