Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Quyết định 149/QĐ-TTg 2022 phê duyệt Chiến lược quốc gia về đa dạng sinh học đến 2030

Số hiệu: 149/QĐ-TTg Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Thủ tướng Chính phủ Người ký: Lê Văn Thành
Ngày ban hành: 28/01/2022 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đã biết Số công báo: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 149/QĐ-TTg

Hà Nội, ngày 28 tháng 01 năm 2022

QUYẾT ĐỊNH

PHÊ DUYỆT CHIẾN LƯỢC QUỐC GIA VỀ ĐA DẠNG SINH HỌC ĐẾN NĂM 2030, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2050

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;

Căn cứ Luật Đa dạng sinh học ngày 10 tháng 12 năm 2018;

Căn cứ Luật Bảo vệ môi trường ngày 17 tháng 11 năm 2020;

Căn cứ Nghị quyết số 50/NQ-CP ngày 20 tháng 5 năm 2021 của Chính phủ về Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng;

Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường.

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Chiến lược quốc gia về đa dạng sinh học đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 với những nội dung chủ yếu sau:

I. QUAN ĐIỂM, MỤC TIÊU VÀ TẦM NHÌN

1. Quan điểm

a) Đa dạng sinh học là vốn tự nhiên quan trọng để phát triển kinh tế xanh; bảo tồn đa dạng sinh học vừa là giải pháp trước mắt, vừa là giải pháp lâu dài, bền vững nhằm bảo vệ môi trường, phòng chống thiên tai và thích ứng với biến đổi khí hậu.

b) Bảo tồn đa dạng sinh học kết hợp sử dụng bền vững các dịch vụ hệ sinh thái và đa dạng sinh học góp phần phát triển kinh tế - xã hội, giảm nghèo, nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân; thực hiện tiếp cận hệ sinh thái trong bảo tồn và sử dụng đa dạng sinh học.

c) Bảo tồn đa dạng sinh học là quyền và trách nhiệm của mọi tổ chức, cá nhân. Lợi ích từ đa dạng sinh học và dịch vụ hệ sinh thái được chia sẻ công bằng, hợp lý, phù hợp với sự tham gia, đóng góp của tổ chức và cá nhân.

d) Tăng cường nguồn lực, ưu tiên đầu tư bảo tồn đa dạng sinh học, phục hồi và phát triển các hệ sinh thái tự nhiên; đẩy mạnh xã hội hóa và tăng cường hợp tác quốc tế về bảo tồn đa dạng sinh học.

2. Mục tiêu đến năm 2030

a) Mục tiêu tổng quát

Gia tăng diện tích các hệ sinh thái tự nhiên được bảo vệ, phục hồi và bảo đảm tính toàn vẹn, kết nối; đa dạng sinh học được bảo tồn, sử dụng bền vững nhằm góp phần phát triển kinh tế - xã hội theo định hướng nền kinh tế xanh, chủ động thích ứng với biến đổi khí hậu.

b) Mục tiêu cụ thể

- Mở rộng và nâng cao hiệu quả quản lý hệ thống các di sản thiên nhiên, khu bảo tồn thiên nhiên bảo đảm đạt được các chỉ tiêu cơ bản sau: diện tích các khu bảo tồn thiên nhiên trên đất liền phấn đấu đạt 9% diện tích lãnh thổ đất liền; diện tích các vùng biển, ven biển được bảo tồn đạt từ 3 - 5% diện tích vùng biển tự nhiên của quốc gia; 70% khu bảo tồn thiên nhiên, di sản thiên nhiên được đánh giá hiệu quả quản lý; các khu vực tự nhiên được quốc tế công nhận: 15 khu đất ngập nước có tầm quan trọng quốc tế (khu Ramsar), 14 khu dự trữ sinh quyển, 15 vườn di sản ASEAN; tỷ lệ che phủ rừng toàn quốc duy trì ổn định từ 42% - 43%; phục hồi được ít nhất 20% diện tích hệ sinh thái tự nhiên bị suy thoái.

- Bảo tồn hiệu quả các loài hoang dã, đặc biệt là các loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ, loài di cư; không có thêm loài hoang dã bị tuyệt chủng; tình trạng quần thể của ít nhất 10 loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ được cải thiện; các nguồn gen hoang dã và giống cây trồng, vật nuôi được lưu giữ và bảo tồn đạt mục tiêu thu thập, lưu giữ tối thiểu 100.000 nguồn gen.

- Giá trị của đa dạng sinh học, dịch vụ hệ sinh thái được đánh giá, duy trì và nâng cao thông qua việc sử dụng bền vững, hạn chế các tác động tiêu cực tới đa dạng sinh học; giải pháp dựa vào thiên nhiên được triển khai, áp dụng trong phát triển kinh tế - xã hội, phòng chống thiên tai, thích ứng với biến đổi khí hậu; thúc đẩy tiếp cận và chia sẻ công bằng, hợp lý lợi ích từ việc sử dụng nguồn gen.

3. Tầm nhìn đến năm 2050

Đến năm 2050, các hệ sinh thái tự nhiên quan trọng, các loài nguy cấp, nguồn gen quý, hiếm được phục hồi, bảo tồn thực sự hiệu quả; đa dạng sinh học và dịch vụ hệ sinh thái được lượng giá đầy đủ, sử dụng bền vững và mang lại lợi ích thiết yếu cho mọi người dân, góp phần bảo đảm an ninh sinh thái, chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, phát triển bền vững đất nước.

II. NỘI DUNG, NHIỆM VỤ TRỌNG TÂM

1. Tăng cường bảo tồn, phục hồi đa dạng sinh học

a) Mở rộng và nâng cao hiệu quả quản lý hệ thống di sản thiên nhiên, khu bảo tồn thiên nhiên và hành lang đa dạng sinh học

- Thực hiện hiệu quả Quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học quốc gia đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Trên cơ sở các quy hoạch được phê duyệt, tiếp tục củng cố và mở rộng hệ thống di sản thiên nhiên, khu bảo tồn thiên nhiên; thúc đẩy thành lập các khu bảo tồn đất ngập nước và biển; thành lập và quản lý bền vững các hành lang đa dạng sinh học kết nối giữa các khu bảo tồn thiên nhiên.

- Kiện toàn và tăng cường năng lực hệ thống quản lý các khu bảo tồn thiên nhiên; rà soát, hoàn thiện chức năng nhiệm vụ, tổ chức hoạt động và nâng cao năng lực của các Ban quản lý, tổ chức được giao quản lý khu di sản thiên nhiên, khu bảo tồn thiên nhiên; đầu tư, nâng cấp cơ sở hạ tầng, hệ thống kỹ thuật, trang thiết bị phục vụ công tác quản lý, hệ thống quan trắc đa dạng sinh học; giáo dục môi trường, đa dạng sinh học; thử nghiệm và từng bước áp dụng các mô hình đồng quản lý khu bảo tồn thiên nhiên ở những địa bàn phù hợp.

- Xây dựng, ban hành các tiêu chí và tổ chức thực hiện đánh giá hiệu quả quản lý di sản thiên nhiên, khu bảo tồn thiên nhiên; hướng dẫn đăng ký công nhận các khu bảo tồn thiên nhiên trong “Danh lục Xanh” toàn cầu.

- Xây dựng các quy định, hướng dẫn bảo vệ môi trường di sản thiên nhiên, bồi hoàn đa dạng sinh học, chính sách đầu tư cho di sản thiên nhiên, khu bảo tồn đất ngập nước, khu bảo tồn biển; xây dựng chính sách chuyển đổi nghề, hỗ trợ thực hiện mô hình sinh kế hộ gia đình bền vững của cộng đồng dân cư sinh sống hợp pháp trong vùng đệm.

b) Củng cố và mở rộng các khu vực tự nhiên có tầm quan trọng quốc gia, quốc tế

- Xây dựng hành lang pháp lý để quản lý các di sản thiên nhiên được tổ chức quốc tế công nhận, các khu dự trữ sinh quyển thế giới theo hướng quản lý tổng hợp, có sự tham gia của các bên liên quan; bảo đảm hài hòa giữa mục tiêu bảo tồn và phát triển kinh tế - xã hội, phát huy các nguồn lực để thực hiện mục tiêu phát triển bền vững.

- Hướng dẫn việc đề cử công nhận danh hiệu quốc tế về đa dạng sinh học; rà soát, đánh giá các khu vực đạt tiêu chí công nhận các danh hiệu quốc tế, chú trọng các khu vực đại diện cho vùng sinh thái, các khu vực biển, đảo trong việc đề cử các khu đất ngập nước có tầm quan trọng quốc tế Ramsar, di sản thiên nhiên thế giới, vườn di sản ASEAN; thành lập và tăng cường năng lực mạng lưới các khu dự trữ sinh quyển, di sản thiên nhiên thế giới, khu Ramsar, vườn di sản ASEAN.

- Xây dựng các mô hình bảo tồn đa dạng sinh học gắn với phát triển bền vững, cải thiện sinh kế cộng đồng; ưu tiên áp dụng các mô hình thí điểm, cơ chế mới về bảo tồn và sử dụng bền vững đa dạng sinh học tại các khu dự trữ sinh quyển.

c) Áp dụng biện pháp bảo tồn hiệu quả tại khu vực ngoài khu bảo tồn thiên nhiên

- Điều tra, đánh giá, xác định các khu vực đa dạng sinh học cao, vùng đất ngập nước quan trọng; hướng dẫn thực hiện các biện pháp bảo tồn đa dạng sinh học hiệu quả tại các khu vực này.

- Thực hiện các biện pháp bảo vệ, ngăn chặn có hiệu quả tình trạng phá, khai thác trái phép rừng, rạn san hô, thảm cỏ biển; bảo vệ các khu vực tập trung sinh sản, khu vực thủy sản còn non tập trung sinh sống và đường di cư của loài thủy sản; thực hiện thả bổ sung các loài thủy sản bản địa, đặc hữu có giá trị kinh tế, khoa học vào vùng nước tự nhiên; nghiên cứu hình thành khu vực cư trú nhân tạo cho loài thủy sản nguy cấp, quý, hiếm.

- Thúc đẩy việc quản lý hiệu quả các vùng đất ngập nước quan trọng; nhân rộng các mô hình sử dụng đất ngập nước hiệu quả.

- Thiết lập cơ chế hỗ trợ thành lập các di sản thiên nhiên, khu vực bảo tồn do cộng đồng quản lý để bảo vệ các khu vực đa dạng sinh học cao, đặc biệt là các sân chim, sinh cảnh sống của các loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ.

d) Phục hồi hệ sinh thái tự nhiên quan trọng bị suy thoái

- Thực hiện chương trình phục hồi rừng ngập mặn, rạn san hô, thảm cỏ biển, ưu tiên tập trung ở các khu bảo tồn biển; khoanh vi bảo vệ để phục hồi tự nhiên các khu vực có rạn san hô, thảm cỏ biển đang bị suy thoái.

- Áp dụng các biện pháp khoanh nuôi tái sinh, phục hồi tự nhiên các hệ sinh thái bị suy thoái trong các khu bảo tồn thiên nhiên, các khu vực đa dạng sinh học cao, hành lang đa dạng sinh học.

- Tổ chức thực hiện hiệu quả Kế hoạch hành động quốc gia về bảo tồn và sử dụng bền vững các vùng đất ngập nước giai đoạn 2021 - 2030; Đề án Trồng một tỷ cây xanh giai đoạn 2021 - 2025, gắn với mục tiêu phục hồi và phát triển hệ sinh thái rừng.

- Xây dựng các quy trình và hướng dẫn kỹ thuật phục hồi các hệ sinh thái tự nhiên bị suy thoái, đặc biệt các hệ sinh thái đất ngập nước, rạn san hô, thảm cỏ biển.

2. Bảo tồn và phục hồi các loài hoang dã nguy cấp, đặc biệt là các loài động vật nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ, loài di cư

- Xây dựng và tổ chức thực hiện Chương trình bảo tồn các loài động vật hoang dã nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ; chú trọng công tác bảo tồn tại chỗ, nghiên cứu gây nuôi bảo tồn và tái thả vào tự nhiên một số loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ; quản lý, bảo vệ các loài hoang dã di cư, bao gồm bảo vệ các sinh cảnh, tuyến di cư xuyên biên giới và điểm dừng chân của chúng; tăng cường phối hợp với các tổ chức quốc tế thiết lập hệ thống theo dõi, giám sát các tuyến di cư quan trọng của các loài hoang dã di cư.

- Điều tra, đánh giá thực trạng các loài thực vật hoang dã nguy cấp, quý, hiếm; xây dựng và phát triển các vườn thực vật, áp dụng các biện pháp nhân giống, phục hồi và mở rộng diện tích trồng các loài thực vật hoang dã, nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ; thực hiện bảo tồn tại chỗ các loài cây dược liệu có giá trị.

- Định kỳ cập nhật và công bố Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ; cập nhật, biên soạn và xây dựng trang thông tin điện tử về Sách đỏ Việt Nam; xây dựng Danh mục các loài hoang dã nguy cấp và chế độ quản lý, bảo vệ phù hợp với từng nhóm loài.

- Mở rộng và tăng cường năng lực mạng lưới các trung tâm cứu hộ trên toàn quốc bảo đảm nhu cầu cứu hộ các loài hoang dã theo vùng miền và loại hình cứu hộ các loài hoang dã, phát triển các cơ sở gây nuôi bảo tồn; tăng cường hệ thống triển lãm, trưng bày, bảo tàng thiên nhiên, đa dạng sinh học ở Việt Nam; hoàn thiện hành lang pháp lý và hướng dẫn kỹ thuật để quản lý các cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học.

3. Tăng cường công tác bảo tồn nguồn gen, quản lý tiếp cận nguồn gen, chia sẻ lợi ích và bảo vệ tri thức truyền thống về nguồn gen

- Thực hiện hiệu quả Chương trình bảo tồn và sử dụng bền vững nguồn gen đến năm 2025, định hướng đến năm 2030; tăng cường công tác điều tra, thu thập, lưu giữ nguồn gen các loài hoang dã nguy cấp, cây lâm nghiệp, cây thuốc, cây trồng, vật nuôi và họ hàng hoang dại của các giống cây trồng, vật nuôi, vi sinh vật trong các ngân hàng gen; thực hiện các biện pháp bảo tồn các nguồn gen hoang dã quý, hiếm, đặc hữu, có nguy cơ tuyệt chủng.

- Hoàn thành việc điều tra kiểm kê tình hình phân bố của các nguồn gen cây trồng, vật nuôi trên toàn quốc; đánh giá được mức độ đe dọa của các giống, loài bản địa, đặc hữu, quý, hiếm làm giống, để thu thập cho lưu giữ và có phương án bảo tồn hiệu quả nguồn gen.

- Mở rộng và củng cố mạng lưới quỹ gen; tăng cường trao đổi thông tin, dữ liệu, kinh nghiệm giữa các thành viên trong mạng lưới; thúc đẩy xây dựng cơ sở dữ liệu nguồn gen quốc gia.

- Đa dạng hóa các giống cây trồng, giống vật nuôi; bảo tồn các giống cây trồng, giống vật nuôi và họ hàng hoang dại của các giống cây trồng, giống vật nuôi; nâng cao hiệu quả các chương trình bảo tồn giống cây trồng, giống vật nuôi nguy cấp, quý, hiếm tại trang trại; thực hiện các biện pháp khuyến khích cộng đồng tham gia bảo tồn các giống cây trồng, giống vật nuôi bản địa quý, hiếm, đặc hữu.

- Tăng cường thu thập, tư liệu hóa, lập chỉ dẫn địa lý và thực hiện các biện pháp bảo tồn tri thức truyền thống về nguồn gen.

- Thúc đẩy việc thực hiện Nghị định thư Nagoya về tiếp cận nguồn gen và chia sẻ lợi ích; hoàn thiện và hướng dẫn thực hiện pháp luật về tiếp cận nguồn gen; triển khai, nhân rộng thực hiện các mô hình về tiếp cận nguồn gen và chia sẻ lợi ích trong đó bao gồm bảo vệ tri thức truyền thống liên quan đến nguồn gen; xây dựng cơ chế tài chính cho việc sử dụng các lợi ích thu được từ nguồn gen trong công tác bảo tồn đa dạng sinh học và bảo vệ tri thức truyền thống liên quan đến nguồn gen.

- Tiếp tục thực hiện hiệu quả Đề án tăng cường năng lực về quản lý tiếp cận nguồn gen và chia sẻ công bằng, hợp lý lợi ích phát sinh từ việc sử dụng nguồn gen giai đoạn 2016 - 2025.

4. Đánh giá, phát huy lợi ích của đa dạng sinh học phục vụ phát triển bền vững, phòng chống thiên tai và thích ứng với biến đổi khí hậu

a) Điều tra, kiểm kê, thống kê, đánh giá và xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia về đa dạng sinh học

- Điều tra, thống kê diện tích, đánh giá tình trạng, lập bản đồ phân bố các vùng đất ngập nước quan trọng, thảm cỏ biển, rạn san hô và các hệ sinh thái biển tự nhiên đặc thù khác nhằm triển khai các giải pháp bảo vệ, phục hồi các hệ sinh thái đất ngập nước và biển; thực hiện theo dõi diễn biến tài nguyên rừng trên toàn quốc.

- Tổ chức thực hiện hiệu quả Đề án kiểm kê, quan trắc, lập báo cáo và xây dựng cơ sở dữ liệu đa dạng sinh học quốc gia đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050, trong đó ưu tiên thực hiện kiểm kê, quan trắc đa dạng sinh học tại các khu bảo tồn thiên nhiên, khu vực đa dạng sinh học cao, các loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ.

- Tạo lập môi trường, điều kiện cho các tổ chức, cá nhân, cộng đồng tham gia kiểm kê, quan trắc, lập báo cáo và vận hành cơ sở dữ liệu đa dạng sinh học.

b) Sử dụng bền vững đa dạng sinh học và các dịch vụ hệ sinh thái

- Xây dựng hướng dẫn lượng giá giá trị dịch vụ hệ sinh thái, thí điểm áp dụng tại các khu bảo tồn thiên nhiên, di sản thiên nhiên; tiếp tục hoàn thiện chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng; nghiên cứu, xây dựng cơ chế chính sách, tổ chức thí điểm và triển khai chi trả dịch vụ hệ sinh thái đất ngập nước và biển nhằm bảo vệ, phục hồi, phát triển đa dạng sinh học và cảnh quan thiên nhiên.

- Xây dựng cơ chế, chính sách, tiêu chuẩn phát triển du lịch sinh thái, du lịch dựa vào thiên nhiên bền vững bảo đảm giảm thiểu tác động tới đa dạng sinh học; thực hiện các mô hình du lịch sinh thái tại các khu bảo tồn thiên nhiên, cảnh quan sinh thái quan trọng, khu di sản thiên nhiên với các kết cấu hạ tầng dịch vụ xanh, thân thiện với môi trường; phát triển các sản phẩm du lịch sinh thái đặc thù gắn kết và góp phần bảo tồn đa dạng sinh học; tăng cường năng lực các cấp, sự phối hợp, liên kết giữa các bên tham gia trong hoạt động du lịch sinh thái, đặc biệt giữa Ban quản lý, tổ chức được giao quản lý các khu bảo tồn thiên nhiên, các doanh nghiệp du lịch, cộng đồng và thúc đẩy vai trò của tư nhân trong các mô hình hợp tác công - tư.

- Bảo tồn, phát triển lâm sản ngoài gỗ và dược liệu đặc thù của các vùng miền theo hướng thâm canh, bền vững, giá trị gia tăng cao (nhất là các sản phẩm truyền thống như quế, hồi, sở, nhựa thông, song, mây, tre, trúc,...), góp phần cải thiện sinh kế, tạo nguồn thu nhập, xoá đói giảm nghèo cho vùng miền núi, đồng bào dân tộc thiểu số; triển khai các biện pháp bảo vệ, phát triển các loài lâm sản ngoài gỗ có giá trị, đặc biệt là các loài cây thuốc, cây cảnh.

- Tiếp tục hoàn thiện các cơ chế, chính sách, hướng dẫn việc nhân, nuôi các loài hoang dã thông thường và kiểm soát chặt chẽ việc nuôi thương mại các loài hoang dã để bảo đảm không ảnh hưởng tới đa dạng sinh học; thực hiện gắn chip và lập sổ theo dõi các đối tượng nuôi là loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ.

- Nghiên cứu, phát triển thị trường và thương mại sinh học cho các sản phẩm thân thiện với đa dạng sinh học thông qua thực hành mô hình sản xuất và chuỗi cung ứng bền vững.

- Tăng cường bảo vệ, cải thiện và quản lý hiệu quả các hệ sinh thái nông nghiệp tại các vùng kinh tế; phát triển nền nông nghiệp hữu cơ thân thiện với môi trường, nâng tỷ lệ diện tích đất nông nghiệp sản xuất hữu cơ đạt 2,5% - 3%.

- Tăng cường nghiên cứu, xây dựng và áp dụng các mô hình quản lý và sản xuất nông - lâm - thủy sản theo hướng ứng dụng các công nghệ sinh học hiện đại, thân thiện với môi trường, tạo các sản phẩm an toàn, chất lượng theo các tiêu chuẩn quốc tế, đáp ứng nhu cầu sử dụng ở trong nước và tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu.

- Bảo đảm việc khai thác, sử dụng tài nguyên đa dạng sinh học, dịch vụ hệ sinh thái và các hoạt động phát thải vào môi trường tự nhiên trong giới hạn chịu tải của hệ sinh thái.

c) Bảo tồn và phát triển đa dạng sinh học đô thị và nông thôn

- Bảo tồn, phục hồi và phát triển các không gian xanh, các hệ sinh thái tự nhiên, cảnh quan thiên nhiên trong đô thị; bảo đảm diện tích cây xanh, mặt nước trong đô thị theo quy định.

- Thực hiện Đề án “Trồng một tỷ cây xanh giai đoạn 2021 - 2025” ở các khu đô thị và vùng nông thôn nhằm tăng cường lợi ích của không gian xanh đối với sức khỏe và hạnh phúc của người dân; ưu tiên trồng cây bản địa có giá trị bảo vệ môi trường, đa dạng sinh học, thích ứng với biến đổi khí hậu.

- Phát triển các công trình xanh, đô thị xanh, đô thị thông minh, thích ứng với biến đổi khí hậu; phát triển các vườn thực vật tại các trường học; nghiên cứu, xây dựng và ban hành tiêu chuẩn, quy chuẩn về cảnh quan thiên nhiên và đa dạng sinh học trong phát triển đô thị.

d) Bảo tồn đa dạng sinh học thích ứng với biến đổi khí hậu

- Nghiên cứu, đánh giá và dự báo ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến đa dạng sinh học tại Việt Nam, thực hiện các phương án bảo tồn đa dạng sinh học tại những khu vực bị tác động mạnh của biến đổi khí hậu; xây dựng bản đồ phân vùng rủi ro do biến đổi khí hậu đối với các hệ sinh thái tự nhiên.

- Bảo tồn, sử dụng bền vững đa dạng sinh học, dịch vụ hệ sinh thái dựa vào cộng đồng và thích ứng với biến đổi khí hậu, trong đó ưu tiên bảo tồn các nguồn gen quý, loài có nguy cơ bị tuyệt chủng và các hệ sinh thái quan trọng; đánh giá nguy cơ và kiểm soát sự xâm hại của các loài ngoại lai dưới tác động của biến đổi khí hậu.

- Áp dụng tiếp cận hệ sinh thái trong quản lý thích ứng và giảm nhẹ tác động của biến đổi khí hậu ở các khu vực dễ bị tổn thương như: lưu vực sông, khu vực ven biển (đặc biệt là vùng đồng bằng sông Hồng, đồng bằng sông Cửu Long), thực hiện các giải pháp nâng cao tính chống chịu của đa dạng sinh học đối với biến đổi khí hậu tại các khu vực này; tăng cường khả năng phục hồi của hệ sinh thái tự nhiên và bảo vệ, bảo tồn đa dạng sinh học.

- Xây dựng mô hình bảo tồn đa dạng sinh học tại các khu vực đa dạng sinh học cao, dễ bị tổn thương do biến đổi khí hậu; nhân rộng các mô hình sinh kế thích ứng với biến đổi khí hậu dựa vào hệ sinh thái, các giải pháp thích ứng dựa vào thiên nhiên và tri thức cộng đồng, đồng thời tăng khả năng hấp thụ khí nhà kính; ứng dụng kiến thức của người dân địa phương trong bảo tồn và sử dụng bền vững đa dạng sinh học, bảo đảm sinh kế bền vững.

- Tiếp tục thực hiện Chương trình quốc gia về giảm phát thải khí nhà kính thông qua nỗ lực hạn chế mất và suy thoái rừng; bảo tồn, nâng cao trữ lượng các - bon và quản lý bền vững tài nguyên rừng (Chương trình REDD+).

5. Kiểm soát các hoạt động gây tác động tiêu cực đến đa dạng sinh học

a) Kiểm soát chặt chẽ hoạt động chuyển mục đích sử dụng đất, rừng, mặt nước, phương thức canh tác, khai thác kém bền vững và các hoạt động gây ô nhiễm môi trường

- Hướng dẫn và thực hiện tốt việc đánh giá tác động cảnh quan thiên nhiên và đa dạng sinh học trong đánh giá tác động môi trường, đánh giá môi trường chiến lược; xây dựng, ban hành và triển khai áp dụng cơ chế bồi hoàn đa dạng sinh học.

- Hạn chế tối đa và kiểm soát chặt chẽ việc chuyển mục đích sử dụng rừng đặc dụng, rừng phòng hộ, rừng sản xuất là rừng tự nhiên, vùng đất ngập nước quan trọng, đặc biệt các khu vực bảo tồn trọng điểm, các lưu vực sông và vùng ven biển trọng yếu; ngăn chặn các hoạt động khai thác có tính hủy diệt nguồn lợi thủy sản, chuyển đổi các nghề tác động lớn đến nguồn lợi, tốn nhiều nhiên liệu sang các nghề khai thác thân thiện với môi trường và nguồn lợi thủy sản.

- Thực hiện có hiệu quả các giải pháp kiềm chế tốc độ gia tăng ô nhiễm môi trường tác động tiêu cực đến đa dạng sinh học; tăng cường kiểm soát chất thải, đặc biệt là rác thải nhựa, các nguồn gây ô nhiễm, duy trì và cải thiện chất lượng môi trường xung quanh các khu di sản thiên nhiên, khu bảo tồn thiên nhiên, khu vực đa dạng sinh học cao.

- Thúc đẩy các mô hình sản xuất và tiêu dùng bền vững, tiêu tốn ít nhiên liệu, năng lượng; phát triển và nhân rộng các mô hình kinh tế chia sẻ, kinh tế tuần hoàn, các bon thấp, sinh thái, thân thiện với môi trường. Tuyên truyền hướng dẫn người dân sử dụng các sản phẩm thân thiện với môi trường để góp phần bảo vệ đa dạng sinh học.

- Tiếp tục thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp, thủy sản theo hướng ứng dụng công nghệ cao, quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt (Good Agricultural Practices - GAP), nông nghiệp hữu cơ, nuôi thủy sản bền vững, tăng trưởng xanh, thích ứng với biến đổi khí hậu; hạn chế sử dụng hóa chất trong nông nghiệp (thuốc bảo vệ thực vật, kháng sinh, chất tăng trưởng, phân bón hóa học).

b) Kiểm soát nạn khai thác, nuôi nhốt, buôn bán và tiêu thụ động vật, thực vật hoang dã trái pháp luật

- Kiểm soát việc khai thác tận diệt các loài hoang dã, đặc biệt là các loài chim trong các mùa di cư, các loài thủy sinh trong mùa sinh sản, các cây rừng cổ thụ.

- Tiếp tục kiểm soát, ngăn chặn tình trạng khai thác, đánh bắt, vận chuyển, buôn bán trái phép các loài thực vật, động vật hoang dã, quý hiếm; bảo đảm việc nhập khẩu động vật, thực vật hoang dã không ảnh hưởng xấu tới đa dạng sinh học và sức khỏe con người.

- Rà soát, đánh giá, kiểm tra, giám sát hoạt động gây nuôi động vật hoang dã; kiểm soát việc thực hiện các yêu cầu của pháp luật về bảo vệ môi trường, bảo tồn đa dạng sinh học tại các cơ sở gây nuôi động vật hoang dã được cấp phép; xóa bỏ các chợ, tụ điểm mua bán động vật hoang dã trái pháp luật.

- Thực hiện các biện pháp an toàn cho người và động vật hoang dã gây nuôi, đảm bảo tuân thủ các điều kiện về vệ sinh môi trường, kiểm soát dịch bệnh của động vật và ngăn ngừa dịch bệnh lây truyền từ động vật sang người theo cách tiếp cận “Một sức khỏe” của Tổ chức Y tế thế giới.

- Vận động, tuyên truyền rộng rãi về việc không tiêu thụ, sử dụng sản phẩm từ động vật hoang dã; thúc đẩy sự tham gia của cộng đồng và các cơ quan truyền thông trong phát hiện, ngăn chặn các hành vi khai thác, nuôi nhốt, buôn bán và tiêu thụ trái phép động vật, thực vật hoang dã.

- Tăng cường năng lực quản lý, thực thi pháp luật và hoàn thiện, thực hiện cơ chế phối hợp liên ngành giữa lực lượng cảnh sát môi trường, quản lý thị trường, hải quan, kiểm lâm, kiểm ngư, môi trường và các cơ quan liên quan trong việc phát hiện, ngăn chặn hiệu quả và xử lý nghiêm các hành vi khai thác, nuôi nhốt, buôn bán, tiêu thụ trái phép động vật, thực vật hoang dã.

- Củng cố mạng lưới thực thi pháp luật về bảo tồn động vật, thực vật hoang dã (Việt Nam WEN); tăng cường hợp tác với mạng lưới thực thi pháp luật của khu vực và quốc tế (ASEAN WEN, Interpol) trong buôn bán, vận chuyển trái phép động vật, thực vật hoang dã.

c) Ngăn ngừa, kiểm soát chặt chẽ và phòng trừ có hiệu quả các loài sinh vật ngoại lai xâm hại; tăng cường quản lý an toàn sinh học đối với sinh vật biến đổi gen

- Hoàn thiện hành lang pháp lý nhằm ngăn ngừa và kiểm soát các loài ngoại lai xâm hại; định kỳ công bố danh mục các loài ngoại lai xâm hại, thiết lập cơ chế kiểm soát sự lây lan của các loài ngoại lai xâm hại; quản lý chặt chẽ các hoạt động nuôi, trồng loài ngoại lai có nguy cơ xâm hại theo quy định của pháp luật; triển khai các biện pháp kiểm soát, diệt trừ loài ngoại lai xâm hại; ngăn ngừa các hoạt động nhập khẩu, nuôi trồng, phát triển, vận chuyển và kinh doanh trái phép loài ngoại lai xâm hại.

- Kiểm soát rủi ro từ sinh vật biến đổi gen, chú trọng việc quản lý nhập khẩu, cấp phép và phát triển việc nuôi, trồng sinh vật biến đổi gen; tăng cường hợp tác, trao đổi và học tập kinh nghiệm nâng cao năng lực kỹ thuật, chuyên môn của các cơ quan, đơn vị về quản lý an toàn sinh học đối với sinh vật biến đổi gen.

III. GIẢI PHÁP CHỦ YẾU

1. Hoàn thiện chính sách, pháp luật, thể chế quản lý, tăng cường năng lực thực thi pháp luật về đa dạng sinh học

- Xây dựng Quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học quốc gia và thực hiện lồng ghép các yêu cầu về bảo tồn đa dạng sinh học trong quy hoạch vùng, quy hoạch ngành, quy hoạch tỉnh.

- Nghiên cứu, hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật về bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học; nghiên cứu, xây dựng các văn bản hướng dẫn, chỉ đạo về phục hồi các hệ sinh thái tự nhiên để góp phần bảo tồn đa dạng sinh học, phòng chống thiên tai, thích ứng với biến đổi khí hậu và phát triển bền vững; văn bản pháp luật về nghĩa vụ pháp lý và bồi thường trong hoạt động quản lý an toàn sinh học đối với sinh vật biến đổi gen.

- Kiện toàn và tăng cường năng lực hệ thống cơ quan quản lý nhà nước về đa dạng sinh học nhằm thực hiện hiệu quả công tác quản lý đa dạng sinh học; nâng cao hiệu quả phối hợp giữa các bộ, ngành có chức năng quản lý liên quan về bảo tồn đa dạng sinh học; tăng cường năng lực các đơn vị chuyên môn cấp tỉnh về bảo vệ môi trường trong thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về đa dạng sinh học; xây dựng và thực hiện cơ chế phối hợp giữa các cơ quan quản lý nhà nước về đa dạng sinh học và các tổ chức chính trị - xã hội, các đối tác phát triển trong lĩnh vực bảo tồn đa dạng sinh học.

- Nâng cao năng lực, đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ quản lý đa dạng sinh học của cán bộ quản lý môi trường, cán bộ quản lý khu bảo tồn thiên nhiên, khu di sản thiên nhiên; cung cấp các điều kiện và tăng cường năng lực phối hợp trong thực thi pháp luật về bảo vệ đa dạng sinh học cho lực lượng cảnh sát môi trường, kiểm lâm, kiểm ngư, quản lý thị trường, hải quan, biên phòng; huy động sự tham gia của lực lượng quân đội trong quản lý, bảo vệ các khu bảo tồn thiên nhiên, khu di sản thiên nhiên khu vực biên giới, hải đảo; thiết lập đường dây nóng xử lý các vụ việc vi phạm về bảo vệ đa dạng sinh học, động vật, thực vật hoang dã ở địa phương.

2. Nâng cao nhận thức, ý thức về bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học

- Phổ biến, nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành về quan điểm coi đa dạng sinh học là vốn tự nhiên quan trọng, nền tảng góp phần bảo đảm phát triển bền vững đất nước; bảo tồn đa dạng sinh học là một trong các giải pháp hiệu quả nhằm bảo vệ môi trường và thích ứng biến đổi khí hậu; tiếp tục nâng cao nhận thức, tư duy của các cấp, các ngành về vai trò, tầm quan trọng của bảo tồn đa dạng sinh học trong hoạch định chính sách phát triển; quy định rõ trách nhiệm của các cấp, các ngành, chính quyền địa phương về bảo tồn đa dạng sinh học; nghiên cứu, đưa tiêu chí bảo tồn đa dạng sinh học vào tiêu chí bảo vệ môi trường.

- Tăng cường giáo dục nâng cao ý thức bảo vệ thiên nhiên, bảo vệ loài hoang dã, xây dựng văn hóa ứng xử thân thiện với thiên nhiên; lồng ghép nội dung bảo tồn đa dạng sinh học vào nội dung bảo vệ môi trường trong chương trình giáo dục các cấp; nâng cao ý thức tuân thủ pháp luật, thực hiện trách nhiệm xã hội về bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học của các tổ chức, cá nhân; nghiên cứu cơ chế và khuyến khích các tổ chức, cá nhân ký kết với cơ quan quản lý và thực hiện các tiêu chuẩn, cam kết tự nguyện về bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học.

- Đa dạng hóa hình thức, nội dung và phương thức cung cấp thông tin về đa dạng sinh học phù hợp với đối tượng truyền thông; thường xuyên phổ biến pháp luật về bảo tồn đa dạng sinh học trên phương tiện truyền thông. Tôn vinh các tấm gương, sáng kiến của các tổ chức, cá nhân về bảo tồn và sử dụng bền vững đa dạng sinh học.

- Đảm bảo sự tham gia bình đẳng, quyền của người dân và cộng đồng địa phương, phụ nữ và trẻ em gái, thanh niên vào quá trình ra quyết định liên quan đến bảo tồn và sử dụng bền vững đa dạng sinh học.

3. Đẩy mạnh lồng ghép và thực hiện các yêu cầu về bảo tồn đa dạng sinh học trong hoạch định chính sách, các dự án đầu tư công

- Thúc đẩy thực hiện các chỉ tiêu về đa dạng sinh học trong các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch cấp quốc gia, ngành và địa phương; hướng dẫn lồng ghép bảo tồn đa dạng sinh học trong các dự án đầu tư công; tăng cường áp dụng các giải pháp dựa vào thiên nhiên trong phát triển kinh tế - xã hội, phòng chống thiên tai, thích ứng với biến đổi khí hậu.

- Nâng cao chất lượng công tác đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường để góp phần hạn chế ảnh hưởng tiêu cực tới đa dạng sinh học; giám sát việc thực hiện các cam kết về bảo tồn đa dạng sinh học trong quá trình triển khai xây dựng, triển khai của các dự án phát triển.

- Lồng ghép việc thực hiện các nội dung, yêu cầu về bảo tồn đa dạng sinh học trong quá trình triển khai các Chương trình mục tiêu quốc gia.

4. Thúc đẩy nghiên cứu khoa học, phát triển, chuyển giao và ứng dụng công nghệ tiên tiến trong bảo tồn và sử dụng bền vững đa dạng sinh học

- Đẩy mạnh nghiên cứu khoa học về bảo tồn và sử dụng bền vững đa dạng sinh học; nghiên cứu, ứng dụng khoa học và công nghệ trong phát triển các mô hình gây nuôi và tái thả các loài hoang dã vào tự nhiên, sử dụng bền vững loài, nguồn gen; tăng cường nghiên cứu nhằm quản lý hoặc kiểm soát các tác động tiêu cực của công nghệ sinh học đối với đa dạng sinh học và sức khỏe con người.

- Phát triển, tiếp nhận chuyển giao công nghệ mới, sử dụng các biện pháp khai thác bền vững về tài nguyên thiên nhiên và đa dạng sinh học.

- Tăng cường nghiên cứu, phát hiện các vật liệu di truyền và dẫn xuất có giá trị ứng dụng cao cho phát triển kinh tế - xã hội; tạo điều kiện thuận lợi để các tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài thực hiện tiếp cận nguồn gen nhằm mục đích nghiên cứu, phát triển các sản phẩm thương mại.

- Ứng dụng có hiệu quả các thành tựu của khoa học công nghệ hiện đại (công nghệ thông tin, viễn thám, sinh học,...) trong quản lý, điều tra, quan trắc, theo dõi, kiểm tra, giám sát đa dạng sinh học; tăng cường nghiên cứu cơ bản trong khoa học sự sống, nghiên cứu ứng dụng các kỹ thuật hiện đại về phân loại học nhằm phát hiện và công bố các loài sinh vật mới cho khoa học của Việt Nam.

- Xây dựng, triển khai các nhiệm vụ khoa học công nghệ cấp quốc gia về đa dạng sinh học nhằm nghiên cứu, đề xuất các giải pháp bảo tồn, sử dụng bền vững đa dạng sinh học.

5. Bảo đảm nguồn lực tài chính cho bảo tồn đa dạng sinh học

- Cân đối, bố trí vốn ngân sách nhà nước để thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp, đề án, dự án ưu tiên của Chiến lược theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước, đầu tư công; ưu tiên vận động các nguồn ODA thực hiện Chiến lược quốc gia về đa dạng sinh học; nâng cao hiệu quả nguồn vốn đầu tư cho bảo tồn đa dạng sinh học.

- Khuyến khích, huy động sự tham gia của cộng đồng, doanh nghiệp đầu tư tài chính cho bảo tồn đa dạng sinh học; thực hiện các mô hình hợp tác công - tư trong bảo tồn và sử dụng bền vững dịch vụ hệ sinh thái và đa dạng sinh học; nghiên cứu, ban hành các chính sách tài chính hỗ trợ phát triển sinh kế của cộng đồng dân cư sống trong khu vực vùng đệm; khuyến khích phát triển các loại hình tài chính hợp pháp phục vụ bảo tồn cộng đồng để huy động và sử dụng hiệu quả nguồn lực cho các hoạt động bảo tồn đa dạng sinh học, phát triển sinh kế cho cộng đồng, đặc biệt là người dân sinh sống hợp pháp trong vùng đệm các khu bảo tồn thiên nhiên.

- Nghiên cứu, áp dụng các cơ chế tài chính mới, đột phá để huy động nguồn lực cho bảo tồn và sử dụng bền vững đa dạng sinh học phù hợp các điều ước quốc tế mà Việt Nam đã ký kết và thông lệ quốc tế như: cơ chế tín chỉ đa dạng sinh học, cơ chế hoán đổi nợ cho bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học, trái phiếu xanh, tín dụng xanh,...

- Tăng cường sự hỗ trợ của các tổ chức, cá nhân cho các hoạt động bảo tồn đa dạng sinh học.

6. Tăng cường hội nhập và hợp tác quốc tế về bảo tồn và sử dụng bền vững đa dạng sinh học

- Chủ động tham gia và thực hiện các cam kết trong các Điều ước quốc tế về bảo tồn và sử dụng bền vững đa dạng sinh học mà Việt Nam đã ký kết; nghiên cứu, đề xuất tham gia các điều ước quốc tế mới, sáng kiến, diễn đàn, tổ chức quốc tế về đa dạng sinh học bảo đảm lợi ích quốc gia.

- Tăng cường hợp tác trong quản lý thiên nhiên, đa dạng sinh học, đặc biệt với các quốc gia có chung đường biên giới; đẩy mạnh hợp tác quốc tế trong kiểm soát việc buôn bán trái phép động, thực vật hoang dã, trao đổi kinh nghiệm với các nước, tổ chức quốc tế về đa dạng sinh học.

IV. CHƯƠNG TRÌNH, ĐỀ ÁN, DỰ ÁN ƯU TIÊN

Ban hành kèm theo Quyết định này các chương trình, đề án, dự án ưu tiên để thực hiện Chiến lược tại Phụ lục I kèm theo.

V. NGUỒN VỐN THỰC HIỆN CHIẾN LƯỢC

Nguồn vốn thực hiện chiến lược bao gồm:

1. Vốn ngân sách nhà nước cấp theo quy định của pháp luật.

2. Lồng ghép trong các chương trình mục tiêu quốc gia, chương trình, kế hoạch, dự án khác.

3. Vốn tín dụng từ tổ chức tài chính trong nước và nước ngoài.

4. Thu từ dịch vụ môi trường rừng và cho thuê môi trường rừng, dịch vụ môi trường liên quan đến đa dạng sinh học, chi trả dịch vụ hệ sinh thái.

5. Đầu tư, đóng góp, ủng hộ, tài trợ từ tổ chức, cá nhân.

6. Nguồn tài chính khác theo quy định pháp luật.

VI. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Phân công trách nhiệm thực hiện

a) Bộ Tài nguyên và Môi trường

- Chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành, địa phương tổ chức thực hiện Chiến lược; xây dựng trình cấp có thẩm quyền phê duyệt và tổ chức có hiệu quả một số chương trình, đề án, dự án được giao.

- Xây dựng và tổ chức thực hiện Chương trình truyền thông, nâng cao nhận thức về đa dạng sinh học; hướng dẫn triển khai xây dựng kế hoạch hành động và chương trình truyền thông, nâng cao nhận thức về đa dạng sinh học ở cấp tỉnh; kiểm tra việc thực hiện Chiến lược; tổ chức sơ kết tình hình thực hiện Chiến lược vào năm 2025 và tổng kết vào năm 2030.

- Xây dựng, hướng dẫn áp dụng tiêu chuẩn quản lý khu bảo tồn thiên nhiên, khu di sản thiên nhiên và thực hiện chương trình đánh giá hiệu quả quản lý.

- Thiết lập Diễn đàn đối tác giữa Bộ Tài nguyên và Môi trường và các tổ chức về đa dạng sinh học và dịch vụ hệ sinh thái nhằm chia sẻ thông tin, tạo các cơ hội hợp tác và phối hợp hành động nhằm tăng cường hiệu quả bảo tồn và sử dụng bền vững đa dạng sinh học.

b) Bộ Kế hoạch và Đầu tư

Chủ trì, phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường nghiên cứu, hoàn thiện các cơ chế, chính sách đầu tư cho bảo tồn đa dạng sinh học; tổng hợp, bố trí nguồn vốn đầu tư, vận động các nguồn tài trợ quốc tế nhằm thực hiện có hiệu quả Chiến lược; bố trí nguồn vốn đầu tư để thực hiện các chương trình, đề án, dự án về đa dạng sinh học theo quy định của pháp luật về đầu tư công.

c) Bộ Tài chính

Chủ trì, phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường và các bộ, ngành liên quan nghiên cứu, hoàn thiện các chính sách về tài chính, tín dụng để thực hiện có hiệu quả Chiến lược; bố trí kinh phí thực hiện Chiến lược theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước.

d) Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

- Chủ trì, thực hiện các chỉ tiêu, nhiệm vụ của Chiến lược thuộc trách nhiệm quản lý, các nội dung, nhiệm vụ trọng tâm về sử dụng bền vững đa dạng sinh học trong nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản; kiểm soát chặt chẽ tác động từ việc chuyển mục đích sử dụng đất, mặt nước cho mục đích phát triển nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản, việc chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác ngoài lâm nghiệp.

- Tổ chức thực hiện hiệu quả Đề án “Trồng một tỷ cây xanh giai đoạn 2021 - 2025” gắn với phục hồi các hệ sinh thái rừng tự nhiên; thực hiện lồng ghép các nhiệm vụ bảo tồn đa dạng sinh học trong kế hoạch, chương trình, dự án về phát triển nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản.

đ) Bộ Khoa học và Công nghệ

Chủ trì, phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường nghiên cứu, xây dựng và tổ chức thực hiện các đề án, dự án, nhiệm vụ khoa học - công nghệ phù hợp với các mục tiêu, nội dung của Chiến lược thuộc trách nhiệm quản lý.

e) Bộ Công an

Xây dựng và tổ chức thực hiện các đề án, dự án, nhiệm vụ phù hợp với các mục tiêu, nội dung của Chiến lược thuộc trách nhiệm quản lý; tổ chức thực hiện các nhiệm vụ đấu tranh, ngăn chặn các hoạt động xâm hại đến an ninh quốc gia trong lĩnh vực đa dạng sinh học, phòng, chống tội phạm và các hành vi vi phạm pháp luật có liên quan đến tội phạm trong bảo vệ đa dạng sinh học.

g) Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch

Tổ chức thực hiện các yêu cầu về quản lý, bảo vệ môi trường di sản thiên nhiên theo quy định của Luật Bảo vệ môi trường tại các khu du lịch; phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường xây dựng và tổ chức thực hiện các yêu cầu về bảo tồn đa dạng sinh học trong phát triển du lịch dựa vào thiên nhiên và du lịch sinh thái; lồng ghép thực hiện các yêu cầu về bảo tồn đa dạng sinh học trong các chương trình, đề án, dự án, nhiệm vụ liên quan phù hợp với các mục tiêu, nội dung của Chiến lược.

h) Các bộ, cơ quan ngang bộ và các cơ quan trực thuộc Chính phủ

Trong phạm vi trách nhiệm, quyền hạn được giao, các bộ, ngành và các cơ quan trực thuộc Chính phủ có liên quan, xây dựng và tổ chức thực hiện các chương trình, đề án, dự án, nhiệm vụ phù hợp với các mục tiêu, nội dung của Chiến lược.

i) Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương

- Trình Hội đồng nhân dân cấp tỉnh bố trí kinh phí thực hiện các nhiệm vụ được giao cho địa phương từ nguồn ngân sách địa phương theo quy định phân cấp ngân sách nhà nước hiện hành; huy động, sử dụng các nguồn lực do trung ương cấp và các nguồn lực khác để thực hiện Chiến lược.

- Chỉ đạo xây dựng, tổ chức thực hiện Kế hoạch hành động về đa dạng sinh học cấp tỉnh trong năm 2022; chương trình truyền thông, nâng cao nhận thức về đa dạng sinh học cấp tỉnh phù hợp với mục tiêu, nội dung của Chiến lược và tình hình thực tế của địa phương.

k) Đề nghị các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp chủ động tham gia, giám sát hoạt động bảo tồn và sử dụng bền vững đa dạng sinh học thuộc trách nhiệm quản lý; khuyến khích các tổ chức, cá nhân tham gia thực hiện các hoạt động bảo tồn và sử dụng bền vững đa dạng sinh học và dịch vụ hệ sinh thái.

2. Theo dõi, đánh giá việc thực hiện Chiến lược

Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan trực thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương theo dõi, đánh giá việc thực hiện Chiến lược theo chức năng, nhiệm vụ và trách nhiệm được giao; gửi báo cáo đánh giá giữa kỳ tới Bộ Tài nguyên và Môi trường trước ngày 31 tháng 9 năm 2025 và báo cáo đánh giá cuối kỳ trước ngày 31 tháng 9 năm 2030 để tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực từ ngày ký ban hành.

Điều 3. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và Thủ trưởng các cơ quan liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này


Nơi nhận:
- Ban Bí thư Trung ương Đảng;
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
- Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Văn phòng Quốc hội;
- Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội;
- Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
- Cơ quan trung ương của các đoàn thể;
- VPCP: BTCN, các PCN, Trợ lý TTg, TGĐ Cổng TTĐT, các Vụ: TH, CN, KTTH, Công báo;
- Lưu: VT, NN (2).

KT. THỦ TƯỚNG
PHÓ THỦ TƯỚNG




Lê Văn Thành

PHỤ LỤC I

CÁC CHƯƠNG TRÌNH, ĐỀ ÁN, DỰ ÁN ƯU TIÊN CỦA CHIẾN LƯỢC
(Kèm theo Quyết định số 149/QĐ-TTg ngày 28 tháng 01 năm 2022 của Thủ tướng Chính phủ)

TT

Tên chương trình, đề án, dự án

Cơ quan chủ trì

Cơ quan phối hợp

Thời gian thực hiện

Ghi chú

1

Chương trình bảo tồn các loài động vật hoang dã nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ

Bộ Tài nguyên và Môi trường

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các bộ, ngành, cơ quan liên quan; UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương

2022-2030

Trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt

2

Đề án tăng cường năng lực cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học

Bộ Tài nguyên và Môi trường

Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương

2023 - 2030

Trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt

3

Đề án tăng cường phòng chống tội phạm về đa dạng sinh học

Bộ Công an

Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương

2022-2030

Trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt

4

Đề án phát huy giá trị, tăng cường đầu tư, sử dụng hiệu quả vốn tự nhiên và đa dạng sinh học cho mục tiêu phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội sau đại dịch COVID

Bộ Tài nguyên và Môi trường

Các bộ, ngành, cơ quan liên quan; UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương

2021-2022

Trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt

5

Xây dựng văn bản chỉ đạo của Đảng về tăng cường công tác bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học

Bộ Tài nguyên và Môi trường

Các bộ, ngành, cơ quan liên quan; UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương

2022 - 2025

6

Đề án phục hồi các hệ sinh thái đất ngập nước bị suy thoái

Bộ Tài nguyên và Môi trường

UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương

2022 - 2030

Bộ Tài nguyên và Môi trường phê duyệt

7

Chương trình truyền thông, nâng cao nhận thức về bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học

Bộ Tài nguyên và Môi trường

Các bộ, ngành, cơ quan liên quan; UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương

2022 - 2030

Bộ Tài nguyên và Môi trường phê duyệt

8

Các dự án thành lập di sản thiên nhiên, khu bảo tồn thiên nhiên (theo quy hoạch)

UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương

Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các bộ, ngành liên quan

2022 - 2030

UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nghiên cứu, xây dựng, phê duyệt theo quy định của pháp luật và điều kiện thực tế tại địa phương.

9

Các dự án diệt trừ, kiểm soát loài ngoại lai xâm hại tại các khu bảo tồn thiên nhiên

UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Ban quản lý khu bảo tồn thiên nhiên

Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính

2022 - 2030

UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nghiên cứu, xây dựng, phê duyệt theo quy định của pháp luật và điều kiện thực tế tại địa phương

PHỤ LỤC II

CÁC CHỈ TIÊU GIÁM SÁT VÀ ĐÁNH GIÁ CHIẾN LƯỢC GIAI ĐOẠN ĐẾN NĂM 2030
(Kèm theo Quyết định số 149/QĐ-TTg ngày 28 tháng 01 năm 2022 của Thủ tướng Chính phủ)

TT

Chỉ tiêu

Cơ quan theo dõi, đánh giá

Lộ trình thực hiện tính đến các mốc thời gian

2025

2030

1

Tỷ lệ diện tích các khu bảo tồn thiên nhiên trên đất liền so với diện tích lãnh thổ đất liền

Bộ Tài nguyên và Môi trường

7,7%

9%

2

Tỷ lệ diện tích các khu bảo tồn biển, ven biển trên diện tích tự nhiên vùng biển quốc gia

Bộ Tài nguyên và Môi trường

1,5 - 2%

3 - 5%

3

Tỷ lệ % các khu di sản thiên nhiên, khu bảo tồn được đánh giá hiệu quả quản lý theo các tiêu chí đánh giá được ban hành

Bộ Tài nguyên và Môi trường

30%

trên 70%

4

Số lượng khu Ramsar được thành lập và công nhận mới

Bộ Tài nguyên và Môi trường

4 khu

6 khu

5

Số lượng khu Dự trữ sinh quyển thế giới được thành lập và công nhận mới

Bộ Tài nguyên và Môi trường

2 khu

4 khu

6

Số lượng Vườn di sản Asean được thành lập và công nhận mới

Bộ Tài nguyên và Môi trường

2 khu

5 khu

7

Tỷ lệ che phủ rừng được duy trì ổn định

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

42% - 43%

42% - 43%

8

Tỷ lệ % các hệ sinh thái tự nhiên suy thoái được phục hồi

- Bộ Tài nguyên và Môi trường (Hệ sinh thái đất ngập nước và biển)

- Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Hệ sinh thái rừng)

10%

20%

9

Tỷ lệ % các khu vực có đa dạng sinh học cao được áp dụng chính sách bảo tồn hiệu quả

Bộ Tài nguyên và Môi trường

30%

80%

10

Tỷ lệ % các loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ nằm trong phương án quản lý, giám sát tại các khu bảo tồn thiên nhiên và các khu vực có giá trị bảo tồn cao

Bộ Tài nguyên và Môi trường

40%

100%

11

Số chương trình gây nuôi bảo tồn và tái thả một số loài ưu tiên bảo vệ được xây dựng và ban hành

Bộ Tài nguyên và Môi trường

1 loài

3 loài

12

Số lượng nguồn gen, mẫu giống cho các nhóm nguồn gen được thu thập, lưu giữ

Bộ Khoa học và Công nghệ

90.000

Tối thiểu 100.000

13

Gia tăng số lượng hồ sơ tiếp cận nguồn gen và chia sẻ lợi ích được thực hiện so với năm 2020

Bộ Tài nguyên và Môi trường

150%

200%

14

Tỷ lệ % chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chương trình, dự án đầu tư công thực hiện lồng ghép các yêu cầu về bảo tồn đa dạng sinh học

Bộ Tài nguyên và Môi trường

70%

100%

PRIME MINISTER
-------

SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM
Independence – Freedom – Happiness
----------------

No. 149/QD-TTg

Hanoi, January 28, 2022

 

DECISION

APPROVING THE NATIONAL STRATEGY FOR BIODIVERSITY UNTIL 2030 AND VISION TO 2050

PRIME MINISTER

Pursuant to Law on Governmental Organization dated June 19, 2015; Law on amendments to Law on Government Organization and Law on Local Governmental Organization dated November 22, 2019;

Pursuant to the Law on Biodiversity dated December 10, 2018;

Pursuant to Law on Environmental Protection dated November 17, 2020;

Pursuant to Resolution No. 50/NQ-CP dated May 20, 2021 of the Government on Government’s Action program for implementation of the 13th National Congress of the Communist Party;

At request of Minister of Natural Resources and Environment.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Article 1. Approving the National strategy for biodiversity until 2030 and vision to 2050 as follows:

I. PRINCIPLES, VISION, AND OBJECTIVES

1. Principles

a) Biodiversity is the natural resources for green economic growth; biodiversity conservation is the present, long-term, and sustainable solutions for environmental protection, natural disaster prevention, and climate change adaptation.

b) Biodiversity conservation combines the sustainable use of ecosystem and biodiversity services in order to promote socio-economic development, poverty reduction, and livelihood improvement; approach the ecosystem in biodiversity conservation and use.

c) Biodiversity conservation is a right and responsibility of all organizations and individuals. The benefits of biodiversity and ecosystem services are shared based on participation and contribution of organizations, individuals on an equal and legitimate basis.

d) Enhance resources, prioritize investment in biodiversity conservation, restoration and development of natural ecosystem; promote private sector involvement and enhance international cooperation regarding biodiversity conservation.

2. Objectives to 2030

a) General objectives

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

b) Specific objectives

- Expand and improve the effectiveness in managing natural heritage and sanctuary systems so that: area of land sanctuaries accounts for 9% of total land area; area of sea and coastal sanctuaries accounts for 3 - 5% of total national seawaters; 70% of sanctuaries and natural heritages are assessed for management effectiveness; internationally recognized natural areas: 15 wetlands of international importance (Ramsar sites), 14 biosphere reserves, ASEAN Heritage Parks; national forest cover is maintained within 42% - 43%; recover at least 20% of degraded natural ecosystems.

- Effectively preserve wild species, especially endangered, rare, and precious species prioritized for protection and migrating species; prevent any additional extinct species; population of at least 10 endangered, rare, precious species are prioritized for protection is improved; stored and preserved genetic resources of wild species and plants, domestic animals reach at least 100.000 genetic resources.

- Value of biodiversity and ecosystem services are assessed, maintained, and improved via the sustainable use and limited negative impacts on biodiversity; nature-based solutions are implemented and applied in socio-economic development, natural disaster prevention, and adaptation to climate change; promote access and sharing of benefits offered by the use of genetic resources on an equal and reasonable basis.

3. Vision until 2050

Until 2050, important natural ecosystems, endangered species, rare and precious genetic resources are effectively restored and preserved; biodiversity and ecosystem services are adequately evaluated, sustainably used, generating benefits for the general public, ensuring ecosystem security, adapting to climate change, and sustainably developing the country.

II. PRIMARY CONTENTS AND TASKS

1. Enhancement of biodiversity conservation and restoration

a) Expand and improve management effectiveness of natural heritage, sanctuaries, and biodiversity corridor system

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

- Improve the capacity of management system of sanctuaries; review and improve functions, tasks, organize operation and improve capacity of management boards, organizations assigned to manage natural heritages and sanctuaries; invest and upgrade infrastructure, technical systems, and equipment serving management and biodiversity monitoring system; educate on the environment and biodiversity; experiment and gradually adopt sanctuary co-management models in suitable areas.

- Develop, promulgate criteria, and organize assessment of effectiveness in managing natural heritages and sanctuaries; provide guidelines on registration for recognition of sanctuaries in the global “Green list”.

- Develop regulations and guidelines on protection of natural heritage environment, biodiversity offsets, policies on investment in natural heritages, wetland sanctuaries, and marine sanctuaries; develop policies on occupation conversion, provide support for execution of sustainable household livelihood model of inhabitants legally living in buffer zones.

b) Reinforce and expand natural areas with national and international importance

- Develop legal corridors in order to manage natural heritages acknowledged by international organizations, biosphere reserves; ensure harmony between preservation and socio-economic development, utilize resources to implement sustainable development objectives.

- Provide guidelines on nominating recognition of international titles regarding biodiversity; review and assess areas satisfactory to international titles, prioritize areas representing ecological zones, seas, islands when nominating wetlands with international importance, natural heritages, ASEAN Heritage Parks; establish and improve the capacity of biosphere reserves, natural heritages, Ramsar sites, and ASEAN Heritage Parks

- Develop biodiversity conservation models together with sustainable development and community livelihood improvement; prioritize pilot models and new mechanisms regarding preservation and sustainable use of biodiversity in biosphere reserves.

c) Adopt effective preservation solutions in areas outside of sanctuaries

- Investigate, assess, and identify areas with high biodiversity and important wetlands; guide the implementation of effective biodiversity conservation methods in these areas.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

- Promote effective management of important wetlands duplicate models of effective wetland use.

- Establish mechanisms to assist the establishment of natural heritages and conservation areas under community management in order to protect areas with high biodiversity, especially bird watching sites, and habitats of endangered, rare, precious species.

d) Restore important natural ecosystems which have been degraded

- Implement programs for restoring mangrove forests, coral reefs, sea grasses, especially in marine sanctuaries; locate and allow natural restoration of degraded coral reefs and sea grasses.

- Allow natural restoration and recovery of degraded ecosystems in sanctuaries, areas with high biodiversity, and biodiversity corridors.

- Organize effective implementation of the National action plan for preservation and sustainable use of wetlands in the period of 2021 - 2030; Schemes for planting one billion trees in the period of 2021 - 2025 together with forest ecosystem restoration and development.

- Develop procedures and technical guidelines on recovering degraded natural ecosystems, especially wetland, coral reef, and sea grass ecosystems.

2. Preserve and restore wild and endangered species, especially endangered, rare, precious species prioritized for protection and migrating species.

- Develop and organize implementation of Program for preservation of endangered, rare, precious species prioritized for protection; prioritize in-situ conservation, captive breeding research and re-release back to nature of several endangered, rare, precious species prioritized for protection; manage and protect migrating wild species, including habitants, cross-border migration paths; increase cooperation with international organizations in establishing systems for monitoring and supervising important migration paths of wild, migrating species.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

- On a periodic basis, update and disclose the List of endangered, rare, precious species prioritized protection; update, compile, and develop website on Vietnam’s Red Data Book; develop the List of endangered species and appropriate management, protection measures.

- Expand and improve capacity of nationwide rescue centers in order to rescue wild animals across all regions and wild species, develop captive breeding facilities; improve exhibits, display, nature and biodiversity museums in Vietnam; develop legal frameworks and technical guidelines on managing biodiversity conservation facilities.

3. Enhance genetic resource preservation operation, manage access to genetic resources, share benefits, and protect traditional knowledge regarding genetic resources.

- Effectively implement Program for preserving and sustainably using genetic resources until 2025 and orientation to 2030; enhance investigation, collection, and storage of genetic resources of wild endangered species, forestry trees, medicinal herbs, plans, domestic animals, and wild families of plants, domestic animals, and microorganisms in genomic libraries; implement solutions for preserving genetic resources of wild, endangered, rare, precious, endemic species.

- Review the distribution of genetic resources of plants and domestic animals on a nationwide scale; assess the level of threat of native, endemic, rare, precious breeds, species in order to collect for storage and develop effective genetic resource conservation solutions.

- Expand and reinforce genetic funds; promote information, data, and experience exchange between members of the network; promote the development of national genetic resource database.

- Diversify plant and domestic animal breeds; preserve plant and domestic animal breeds and their wild families; improve effectiveness of conservation programs for endangered, rare, precious plant and domestic animal breeds; implement solutions in order to encourage the community to participate in preserving native, rare, precious, endemic plant and domestic animal breeds.

- Collect, store, produce geographical indication, and implement solutions for preserving traditional genetic resource knowledge.

- Promote the implementation of the Nagoya Protocol regarding genetic resource access and benefits sharing; develop and guide the implementation of regulations and law on genetic resource access; implement and duplicate models regarding genetic resource access and benefit sharing, including protection traditional genetic resource knowledge; develop financial mechanisms for the use of benefits provided by the genetic resources in diversity conservation and protection of traditional knowledge relating to genetic resources.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

4. Assess and utilize the benefits of biodiversity in sustainable development, natural disaster prevention, and climate change adaptation

a) Investigate, review, inventory, assess, and develop national database on biodiversity

- Investigate, review area, assess conditions, produce maps of important wetlands, sea grasses, coral reefs, and other characteristic marine ecosystems in order to adopt solutions for protecting, restoring ecosystems of wetlands and the sea; monitor forest resources.

- Organize effective implementation of the Scheme for reviewing, monitoring, producing reports, and developing national biodiversity database until 2030, and vision to 2050 which prioritizes biodiversity inventory and monitoring in sanctuaries, areas with high biodiversity, endangered, rare, precious species prioritized for protection.

- Create environment and conditions in a way that allows organizations, individuals, and community to participate in reviewing, monitoring, producing reports, and operating biodiversity database.

b) Sustainably use biodiversity and ecosystem services

- Develop guidelines on ecosystem service valuation and carry out pilot implementation in sanctuaries; develop policies on payment for forest environment services; research, develop policies, organize pilot implementation, and pay for wetland and marine ecosystem services in order to protect, recover, and develop biodiversity and natural scenery.

- Develop policies and standards for sustainable ecotourism and nature-based tourism while minimizing impact on biodiversity; implement ecotourism in important natural reserves, natural heritage sites with green and environmentally friendly service infrastructures; develop characteristic ecotourism products in order to contribute to biodiversity conservation; improve capacity of all levels, cooperation, and connection between parties in ecotourism, especially between management boards, organizations assigned to manage natural reserves, tourism enterprises, and the community and promote the role of private parties in public-private partnership.

- Preserve and develop non-timber forest products and characteristic herbal medicine of the region via intensive farming in order to ensure sustainability, high added value (especially traditional products such as cinnamon, bamboo, etc.), Improve the livelihood, generate income, eliminate poverty of mountainous regions and ethnic minorities; implement protective measures, develop valuable non-timber forest products, especially herbal medicine and plants.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

- Research, develop market and biotrade for biodiversity-friendly products via practicing sustainable production models and supply chains.

- Enhance protection, improve and effectively manage agricultural ecosystems in economic zones; develop environmentally friendly organic agriculture, increase area of agricultural land serving organic production by 2,5% - 3%.

- Enhance research, develop, and apply agro-forestry-fishery management and production models which apply modern and environmentally friendly biotechnology, create safe and quality products according to international standards, meet domestic use demands, and participate in global supply chains.

- Ensure that the extraction and use of biodiversity resources, ecosystem services, and activities release emission into natural environment within the pollution load of the ecosystem.

c) Preserve and develop biodiversity in urban and rural areas

- Preserve, restore, and develop green spaces, natural ecosystems and sceneries in urban areas; ensure sufficient area for trees and water surface in urban areas.

- Implement the Scheme for “Planting one billion trees in the period of 2021 - 2025” in urban areas and rural areas in order to improve the benefits of green spaces for health and happiness of the general public; prioritize planting of native trees which contribute to environmental and biodiversity protection, adaptation to climate change.

- Develop green structures, green urban areas, smart urban areas, and adapt to climate change; develop botanical gardens in schools; research, develop, and promulgate standards and regulations on natural scenery and biodiversity in urban development.

d) Preserve biodiversity in a manner that adapts to climate change

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

- Sustainably preserve and use biodiversity and ecosystem services based on the community and climate change adaptation, prioritize preservation of rare genetic resources, endangered species and important ecosystems; assess risks and control infestation of invasive species under the impact of climate change.

- Adopt ecosystem approach in climate change adaptation management and impact minimization in vulnerable areas such as: river basins, coastal areas (especially the Red River Delta, Mekong River Delta), and implement solutions for raising resistance of biodiversity to climate change in these areas; increase recovery capacity of natural ecosystems and biodiversity protection, conservation.

- Develop biodiversity conservation models in areas with high biodiversity which are rendered vulnerable due to climate change; duplicate livelihood models adapting to climate change based on ecosystem and adaptation solutions based on nature and community knowledge and increase greenhouse gas absorption capacity; apply local knowledge in preservation and sustainable use of biodiversity in order to ensure sustainable livelihood.

- Continue to implement the National program for Reducing Emissions from Deforestation and Forest Degradation; Preserving and Increasing carbon reserve and sustainable management of forest resources (REDD+ Program).

5. Control activities causing negative impact on biodiversity

a) Strictly control repurposing of land, forest, water surface, less sustainable cultivation and extraction methods, and activities causing environmental friendly.

- Guide and effectively assess impact on natural scenery and biodiversity in the environmental impact assessment and strategic environment assessment; develop, promulgate, and implement biodiversity offsets mechanisms.

- Minimize and strictly control the repurposing of special-use forests, protection forests, and production forests which are natural forests, important wetlands, sanctuaries, river basins, and coastal areas; prevent extraction activities that are destructive to aquatic resources, convert occupations which greatly impact resources or are energy-consuming to occupations that are friendly to the environment and aquatic resources.

- Effectively implement solutions for controlling the speed of environmental pollution and negative impacts on biodiversity; increase control of pollutants, especially plastic wastes, pollution sources, maintain and improve quality of environment surrounding natural heritage sites, sanctuaries, and areas with high biodiversity.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

- Continue to restructure agriculture and aquaculture by applying high technology, good agricultural practices (GAP), organic agriculture, sustainable aquaculture, green growth, and climate change adaptation; restrict the use of chemicals in agriculture (plant protection chemicals, antibiotics, growth stimulants, chemical fertilizers).

b) Control illegal capture, imparkation, trading, and consumption of wild animals and plants.

- Control the extensive exploit of wild species, especially birds during migrating season, aquatic species in mating season.

- Continue to control and prevent illegal exploitation, catching, transportation and sale of rare and precious plant and animal species; ensure that the import of wild animals and plants does not affect biodiversity and user health.

- Review, evaluate, inspect and supervise activities of breeding of wild animals; control the implementation of requirements of the law regarding environmental protection and biodiversity conservation at licensed wildlife breeding establishments; eliminate illegal wildlife markets and trading venues.

- Implement safety measures for humans and domesticated wild animals, ensure compliance with environmental sanitation conditions, control animal diseases and prevent animal-borne diseases according to The “One Health” approach of the World Health Organization.

- Widely disseminate about rejection of wild animal products in trade and consumption; promote the participation of the community and media agencies in detecting and preventing illegal exploitation, captive breeding, trade and consumption of wild animals and plants.

- Strengthen management capacity, law enforcement, develop and implement inter-disciplinary coordination mechanism between environmental police force, market surveillance, customs, forest ranger, fishery, environment and other agencies involved in detecting, effectively preventing and strictly handling acts of illegal exploitation, captive breeding, trading and consumption of wild animals and plants.

- Strengthen the wildlife enforcement network (Vietnam WEN); strengthen cooperation with regional and international law enforcement networks (ASEAN WEN, Interpol) in preventing illegal trade and transportation of wild animals and plants.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

- Complete the legal framework to prevent and control invasive species; periodically publish a list of invasive species, establish mechanisms to control the spread of invasive species; strictly manage the breeding and planting foreign species with risk of invasion according to the provisions of law; implement measures to control and eradicate invasive species; prevent illegal import, cultivation, development, transportation and trading activities of invasive alien species.

- Control the risks of genetically modified organisms, focus on the management of import, licensing and development of breeding and planting of genetically modified organisms; strengthen cooperation, exchange and learn from experience to improve technical and professional capacity of agencies and units on biosafety management for genetically modified organisms.

III. PRIMARY SOLUTIONS

1. Develop policies, regulations, institutions for management and enhancement of biodiversity law enforcement

- Develop Planning for national biodiversity conservation and integrate biodiversity requirements in regional planning, disciplinary planning, and provincial planning.

- Research and develop the system of legal documents on nature conservation and biodiversity; research, develop documents guiding, directing on restoration of natural ecosystems to contribute to biodiversity conservation, natural disaster prevention, adaptation to climate change and sustainable development; legal documents on legal obligations and compensation in biosafety management activities for genetically modified organisms.

- Strengthen the capacity of the system of state management agencies in charge of biodiversity in order to effectively implement biodiversity management; improve the efficiency of coordination among ministries and department in biodiversity conservation; strengthen the capacity of provincial specialized units on environmental protection in performing the tasks of state management of biodiversity; develop and implement a coordination mechanism between state management agencies in charge of biodiversity and socio-political organizations, development partners in the field of biodiversity conservation.

- Improve capacity, provide professional training, biodiversity management training for environmental officials, officials managing sanctuaries and natural heritage zones; facilitate and strengthen coordination capacity in law enforcement on biodiversity protection for environmental police, forest rangers, fishery control, market surveillance, customs and border guards; mobilize the participation of the military forces in the management and protection of sanctuaries and natural heritage sites in border and island areas; establish a hotline to handle cases of violations on the protection of biodiversity, wild animals and plants in the area.

2. Raise awareness regarding nature and biodiversity conservation

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

- Enhance education to raise awareness of nature protection, wildlife protection, eco-friendly activities; integrate biodiversity conservation into environmental protection contents in education programs of all levels; raise awareness of law compliance and implementation of social responsibilities for nature and biodiversity conservation of organizations and individuals; research mechanisms and encourage organizations and individuals to sign and implement voluntary standards and commitments on conservation of nature and biodiversity with authorities.

- Diversify forms, contents, and methods of providing information on biodiversity suitable to media audiences; regularly disseminate regulations on biodiversity conservation via the media. Honor role models and initiatives of organizations and individuals on conservation and sustainable use of biodiversity.

- Ensure equal participation and rights of local inhabitants and communities, women and girls, and young people in decision-making processes related to the conservation and sustainable use of biodiversity.

3. Promote integration and implementation of biodiversity requirements in policy-making and public investment projects

- Promote the implementation of biodiversity targets in national, disciplinary and local strategies, planning, and plans; guide the integration of biodiversity conservation in public investment projects; increase the adoption of nature-based solutions in socio-economic development, disaster prevention and adaptation to climate change.

- Improve the quality of strategic environmental assessment and environmental impact assessment in order to limit negative impacts on biodiversity; supervise the implementation of commitments on biodiversity conservation during the construction and implementation of development projects.

- Integrate the implementation of contents and requirements on biodiversity conservation in the implementation of National target programs.

4. Promote scientific research, development, transfer, and application of advanced technologies in conservation and sustainable use of biodiversity.

- Promote scientific research on conservation and sustainable use of biodiversity; research and apply science and technology in developing models of breeding and re-release of wild species into the wild, sustainably using species and genetic resources; strengthen research to manage or control the negative impacts of biotechnology on biodiversity and human health.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

- Strengthen research and discovery of genetic materials and derivatives with high application value for socio-economic development; enable domestic and foreign organizations and individuals to access genetic resources for the purpose of research and development of commercial products.

- Effectively apply the achievements of modern science and technology (information technology, remote sensing, biology, etc.) in management, investigation, observation, monitoring, inspection and supervision of biodiversity; strengthen basic research in life sciences, research on application of modern techniques of taxonomy in order to discover and publicize new species for science in Vietnam.

- Develop and implement national science and technology tasks on biodiversity in order to research and propose solutions for biodiversity conservation and sustainable use.

5. Ensure financial sources for biodiversity

- Balance and allocate state budget capital to implement priority tasks, solutions, schemes and projects of the Strategy in accordance with the law on state budget and public investment; prioritize the mobilization of ODA sources to implement the National Strategy on Biodiversity; improve the efficiency of investment capital for biodiversity conservation.

- Encourage and mobilize the participation of communities and businesses to make financial investments for biodiversity conservation; implementing PPP models in conservation and sustainable use of ecosystem services and biodiversity; research and promulgate financial policies to support the development of livelihoods of communities living in the buffer zone; encourage the development of legal financial forms for community conservation in order to mobilize and effectively use resources for biodiversity conservation activities, and to develop livelihoods for the community, especially people legally living in the buffer zones of sanctuaries.

- Research and apply new and groundbreaking financial mechanisms to mobilize resources for conservation and sustainable use of biodiversity in accordance with international treaties to which Vietnam is a signatory and international practices such as: biodiversity credit mechanism, debt-for-nature swap mechanism, green bonds, green credit, etc.

- Increase support of organizations and individuals for biodiversity conservation.

6. Strengthen international integration and cooperation on conservation and sustainable use of biodiversity

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

- Strengthen cooperation in the management of nature and biodiversity, especially cooperation with bordering countries; promote international cooperation in controlling the illegal trade of wild animals and plants, exchange experiences with other countries and international organizations on biodiversity.

IV. PRIORITY PROGRAMS, SCHEMES, AND PROJECTS

The priority programs, schemes, and projects for implementation of the Strategy are mentioned under Appendix I attached hereto.

V. FUNDING SOURCES FOR THE STRATEGY IMPLEMETNATION

Funding sources for the Strategy implementation consists of:

1. State budget capital.

2. Part of the funding for the national target programs, other programs, plans, and plans.

3. Loan capital from domestic and foreign financial institutions.

4. Funding collected from forest environment services and rent of forest environment, environment services relating to biodiversity, payment for ecosystem services.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

6. Other funding sources according to regulations and law.

VI. ORGANIZATION FOR IMPLEMENTATION

1. Assign responsibilities for implementation

a) Ministry of Natural Resources and Environment shall

- Take charge and cooperate with ministries and provincial governments in organizing the implementation of the Strategy; develop and request competent authorities to approve and effectively organize a number of assigned programs, schemes and projects.

- Develop and organize the implementation of the Program on communicating and raising awareness on biodiversity; guiding the development of action plans and communication programs, raising awareness on biodiversity on a provincial level; inspect the implementation of the Strategy; organize a preliminary review of the Strategy implementation in 2025 and a conclusion in 2030.

- Develop and guide the application of management standards for sanctuaries and natural heritage sites and implement a program for evaluating management effectiveness.

- Establishing Partnership forums between the Ministry of Natural Resources and Environment and organizations on biodiversity and ecosystem services to share information, create opportunities for cooperation and cooperate in improving efficiency of conservation and sustainable use of biodiversity.

b) Ministry of Planning and Investment shall

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

c) Ministry of Finance shall

Take charge and cooperate with the Ministry of Natural Resources and Environment and relevant ministries in researching and developing policies on finance and credit for the effective implementation of the Strategy; allocate funds for the implementation of the Strategy in accordance with the Law on State Budget.

d) Ministry of Agriculture and Rural Development shall

- Take charge and implement objectives and tasks of the Strategy under their management responsibility, key contents and tasks on the sustainable use of biodiversity in agriculture, forestry, and fishery; strictly control impacts introduced by repurposing land and water surface to agriculture, forestry or fishery development, and repurposing forest to purposes other than forestry.

- Organize the effective implementation of the Scheme for "Planting one billion trees in the period of 2021 - 2025" together with restoring natural forest ecosystems; integrate biodiversity conservation tasks into plans, programs and projects on development of agriculture, forestry and fishery.

dd) Ministry of Science and Technology shall

Take charge and cooperate with the Ministry of Natural Resources and Environment in researching, developing and organizing the implementation of science - technology schemes, projects and tasks in a manner that satisfies the objectives and contents of the Strategy under their responsibility.

e) Ministry of Public Security

Develop and organize implementation of schemes, projects and tasks in accordance with the objectives and contents of the Strategy under management responsibility; organize implementation of tasks for fighting and preventing activities that violate national security in terms of biodiversity, crime prevention, and biodiversity violations of the law.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Organize implementation of requirements on management and environmental protection of natural heritages in accordance with the Law on Environmental Protection in tourist resorts; cooperate with the Ministry of Natural Resources and Environment in developing and organizing implementation of requirements on biodiversity conservation in the development of nature-based tourism and eco-tourism; integrate the implementation of requirements on biodiversity conservation in related programs, schemes, projects and tasks in accordance with the objectives and contents of the Strategy.

h) Ministries, ministerial agencies, and Governmental agencies shall

Within the assigned responsibilities and powers, relevant ministries and relevant agencies affiliated to the Government shall develop and organize the implementation of programs, schemes, projects and tasks in accordance with objectives and contents of the Strategy.

i) People’s Committees of provinces or central-affiliated cities shall

- Request the People's Councils of provinces to allocate fundings for the performance of tasks assigned to the provinces from the local government budget according to applicable regulations on decentralization of the state budget; mobilize and use resources provided by the central government and other resources to implement the Strategy.

- Direct the development and organization for implementation of the Provincial Biodiversity Action Plan in 2022; program on communicating and raising awareness on biodiversity on provincial level in a manner satisfies the objectives and contents of the Strategy and the practical situation of the provinces.

k) Request socio-political organizations, social organizations, and socio-professional organizations to actively participate and supervise conservation and sustainable use of biodiversity under their management responsibility; encourage organizations and individuals to participate conservation and sustainable use of biodiversity and ecosystem services.

2. Monitor and assess Strategy implementation

Ministries, ministerial agencies, Governmental agencies, and People's Committees of provinces and central-affiliated cities shall monitor and assess the implementation of the Strategy within their assigned functions, tasks and responsibilities; submit mid-term assessment reports to the Ministry of Natural Resources and Environment before September 31, 2025 and the final assessment report before September 31, 2030.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Article 3. Ministers, heads of ministerial agencies, heads of Governmental agencies, Chairpersons of People’s Committees of provinces and central-affiliated cities and heads of relevant agencies are responsible for implementation of this Decision

 

 

PP. PRIME MINISTER
DEPUTY PRIME MINISTER




Le Van Thanh

 

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Quyết định 149/QĐ-TTg ngày 28/01/2022 phê duyệt Chiến lược quốc gia về đa dạng sinh học đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 do Thủ tướng Chính phủ ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


12.817

DMCA.com Protection Status
IP: 3.133.152.189
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!