Đánh giá rủi ro trong quản lý thuế là gì? Áp dụng quản lý rủi ro trong quản lý về đăng ký thuế như thế nào?
Đánh giá tuân thủ pháp luật thuế là gì? Đánh giá rủi ro trong quản lý thuế là gì?
Căn cứ tại khoản 6 Điều 3 Thông tư 31/2021/TT-BTC định nghĩa đánh giá tuân thủ pháp luật thuế như sau:
Đánh giá tuân thủ pháp luật thuế là việc thu thập, phân tích, xác minh, đối chiếu thông tin về quá trình hoạt động và chấp hành pháp luật về thuế với các tiêu chí, chỉ số tiêu chí đánh giá tuân thủ để phân loại mức độ tuân thủ pháp luật của người nộp thuế.
Căn cứ tại khoản 12 Điều 3 Thông tư 31/2021/TT-BTC định nghĩa đánh giá rủi ro trong quản lý thuế như sau:
Đánh giá rủi ro là việc phân loại, xem xét, đối chiếu mức độ rủi ro với các chỉ số tiêu chí phân loại mức độ rủi ro và việc xử lý các rủi ro trước đó để sắp xếp thứ tự ưu tiên.
Đánh giá rủi ro trong quản lý thuế là gì? Thực hiện áp dụng quản lý rủi ro trong quản lý về đăng ký thuế như thế nào? (Hình từ Internet)
Thực hiện áp dụng quản lý rủi ro trong quản lý về đăng ký thuế như thế nào?
Căn cứ tại Điều 16 Thông tư 31/2021/TT-BTC quy định như sau:
Dực vào danh sách người nộp thuế phân loại theo các mức rủi ro về đăng ký thuế tại Điều 13 Thông tư 31/2021/TT-BTC để cơ quan thuế áp dụng các biện pháp phù hợp trong giải quyết, xử lý hoặc phối hợp với cơ quan đăng ký kinh doanh giải quyết, xử lý theo quy định của pháp luật đăng ký kinh doanh, đăng ký thuế.
-Trường hợp người nộp thuế có thay đổi thông tin đăng ký thuế làm thay đổi cơ quan thuế quản lý trực tiếp:
+ Rủi ro cao: Cơ quan thuế nơi chuyển đi và cơ quan thuế nơi chuyển đến phối hợp thực hiện kiểm tra tại trụ sở của cơ quan thuế, thanh tra hoặc kiểm tra tại trụ sở của người nộp thuế theo quy định pháp luật hiện hành;
+ Rủi ro trung bình: Cơ quan thuế nơi chuyển đến thực hiện đưa vào giám sát, đề nghị người nộp thuế giải trình bổ sung thông tin tài liệu khi có yêu cầu của cơ quan thuế;
+ Rủi ro thấp: Chưa thực hiện việc kiểm tra, giám sát; thực hiện đánh giá tuân thủ pháp luật người nộp thuế, phân loại rủi ro cho kỳ đánh giá tiếp theo.
- Trường hợp người nộp thuế thông báo tạm ngừng hoạt động kinh doanh
+ Rủi ro cao: Tăng cường thực hiện các biện pháp quản lý thuế theo quy định, phù hợp với tình hình thực hiện nghĩa vụ thuế của người nộp thuế để xử lý kịp thời nợ thuế, hóa đơn, hành vi vi phạm (nếu có).
+ Rủi ro trung bình và rủi ro thấp: Thực hiện các biện pháp quản lý thuế theo quy định; thực hiện đánh giá tuân thủ pháp luật thuế, phân loại rủi ro cho kỳ đánh giá tiếp theo.
- Trường hợp chấm dứt hiệu lực mã số thuế
+ Ưu tiên theo kết quả xếp hạng rủi ro từ cao xuống thấp để thực hiện thanh tra, kiểm tra quyết toán thuế tại trụ sở của người nộp thuế theo quy định.
+ Cập nhật trạng thái giải thể, phá sản hoặc ngừng hoạt động trên hệ thống ứng dụng đăng ký thuế đối với các trường hợp đã hoàn thành nghĩa vụ về thuế theo quy định. Áp dụng các biện pháp đôn đốc người nộp thuế hoàn thành nghĩa vụ thuế trước khi giải thể, phá sản, ngừng hoạt động theo quy định.
- Đối với trường hợp còn lại: Thường xuyên rà soát các trường hợp có dấu hiệu rủi ro cao để xác định danh sách cần kiểm tra, xác minh tình trạng hoạt động tại địa điểm kinh doanh.
Thực hiện áp dụng quản lý rủi ro trong quản lý hóa đơn, chứng từ như thế nào?
Căn cứ tại khoản 1 Điều 21 Thông tư 31/2021/TT-BTC quy định việc thực hiện áp dụng quản lý rủi ro trong quản lý hóa đơn, chứng từ như sau:
Dựa vào danh sách người nộp thuế phân loại theo các mức rủi ro trong quản lý hóa đơn, chứng từ tại Điều 13 Thông tư 31/2021/TT-BTC, cơ quan thuế áp dụng các biện pháp quản lý như sau:
- Rủi ro cao: Đưa vào danh sách thực hiện rà soát, kiểm tra tại trụ sở của cơ quan thuế, bổ sung kế hoạch kiểm tra thanh tra tại trụ sở của người nộp thuế hàng năm theo quy định tại Luật Quản lý thuế, các văn bản hướng dẫn thi hành và các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan. Trên cơ sở kết quả kiểm tra, thanh tra thực hiện chuyển hình thức sử dụng hóa đơn đang thực hiện sang thực hiện mua hóa đơn của cơ quan thuế hoặc sử dụng hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế hoặc thực hiện các biện pháp quản lý hóa đơn khác theo quy định hiện hành; quyết định hình thức sử dụng hóa đơn đối với người nộp thuế sử dụng hóa đơn lần đầu.
- Rủi ro trung bình và rủi ro thấp: Thực hiện chọn mẫu để rà soát, kiểm tra, xử lý và tăng cường hỗ trợ người nộp thuế tuân thủ tốt các quy định pháp luật về hóa đơn.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Nguyên tắc đặt tên giao dịch quốc tế của trường cao đẳng sư phạm? Trường CĐSP phải công khai giải trình thể hiện ở những hoạt động nào?
- 23 nguyên tắc cơ bản trong tố tụng dân sự? Tranh chấp về dân sự thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án có bao gồm tranh chấp đất đai?
- Người tham gia đấu giá tài sản có quyền khiếu nại đối với quyết định của Hội đồng đấu giá tài sản khi nào?
- Khi đấu giá theo phương thức đặt giá xuống mà chỉ có một người đăng ký tham gia đấu giá thì cuộc đấu giá thực hiện như nào?
- Chế độ cử tuyển là gì? Người học theo chế độ cử tuyển có trách nhiệm như thế nào khi tốt nghiệp?